- 420k
- 1k
- 870
Sự phát triển của công nghệ số đã khiến Back-End trở thành một công việc hấp dẫn giới trẻ. Vậy bạn đã hiểu công việc của một Back-End là gì và lộ trình thăng tiến của Back-End ra sao hay chưa? Hãy cùng HRchannels khám phá những điều thú vị về công việc này nhé!
Back-End chịu trách nhiệm chính cho những ứng dụng ngầm chạy trên server của trang web. Thông thường họ sẽ thực hiện những công việc sau đây:
Để một website phát triển thì cần liên tục tạo ra các tính năng mới cho website đó. Việc phát triển thêm các tính năng mới sẽ giúp website đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của người dùng. Từ đó giúp doanh nghiệp và khách hàng dễ dàng đến gần nhau hơn.
Back-End có nhiệm vụ lập trình và đảm bảo các bản thiết kế giao diện website có tính khả thi cao nhất. Để làm được như vậy họ sẽ phải phối hợp làm việc với các bộ phận, cá nhân có liên quan khác.
Tốc độ load nhanh hay chậm của website rất quan trọng. Bởi vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng, không ai muốn truy cập vào một trang web có tốc độ tải quá chậm. Vì vậy Back-End cần có biện pháp tối ưu hóa tốc độ tải của trang web, đảm bảo các ứng dụng của website chạy mượt mà và dễ dàng mở rộng các tính năng khi cần.
Back-End cần thường xuyên kiểm tra thông tin người dùng, đảm bảo chỉ tiếp nhận những thông chính xác còn những thông không đúng phải được loại bỏ.
Trong quá trình phát triển web thì việc xảy ra các sự cố là khó tránh. Vì vậy, Back-End cần chủ động thu thập các dữ liệu cần thiết để khi xảy ra sự cố có thể ngay lập tức tiến hành phân tích, xử lý dữ liệu để có biện pháp khắc phục nhanh nhất.
Một website muốn có lượng truy cập tốt cần đảm bảo những nội dung được đăng lên hàng ngày phù hợp với các quy định của Google. Do đó Back-End cần có biện pháp thích hợp để duy trì và phát triển hệ thống nội dung của website liên tục.
Để xây dựng được một website hoàn thiện, Back-End sẽ phải phối hợp làm việc với rất nhiều bộ phận khác nhau. Đồng thời họ cũng kết hợp cùng các bộ phận khác để không ngừng cải thiện tính năng cho website và nâng cao trải nghiệm của người dùng.
>>>> Xem thêm: 6 kỹ năng Back-End cần phải nắm được
Trong lĩnh vực IT, thị trường luôn thay đổi và phát triển không ngừng. Vì vậy Back-End cần liên tục cập nhật xu hướng thị trường để có những ý tưởng mới, sáng tạo và phù hợp với xu hướng phát triển nhất. Từ đó họ có thể làm khách hàng hài lòng hơn.
Con đường sự nghiệp của một Back-End thường trải qua lộ trình gồm các bước sau đây:
Ban đầu Back-End sẽ bắt đầu sự nghiệp của mình tại vị trí Fresher hoặc Junior. Đây là những vị trí không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, phù hợp với những sinh viên mới ra trường, chỉ có kinh nghiệm thực tập trong vài tháng.
Nhà tuyển dụng không yêu cầu quá cao đối với vị trí này. Chủ yếu họ tập trung khai thác tiềm năng phát triển của bạn. Bên cạnh đó nhà tuyển dụng cũng dành thời gian training từ đầu cho những vị trí sơ cấp này.
Công việc của một Fresher hoặc Junior không quá phức tạp. Phần lớn công việc của họ là xử lý bug, code các module nhỏ và đơn giản. Trong quá trình làm việc sẽ được các senior hướng dẫn và kiểm tra lại.
Sau 1 – 3 năm làm việc, Fresher hoặc Junior đã tích lũy được một số kinh nghiệm nhất định, họ thành thạo công nghệ và có những kỹ năng cần thiết để có thể tự mình xử lý một số dự án. Lúc này họ hoàn toàn có thể tự chịu trách nhiệm chính đối với công việc của mình.
Công việc của Back-End phức tạp hơn Fresher và Junior. Họ sẽ là người trực tiếp xử lý code, các module phức tạp và chịu trách nhiệm định hướng phát triển sản phẩm, làm việc với khách hàng, cũng như xử lý các vấn đề phát sinh.
Khi tuyển dụng vị trí này, nhà tuyển dụng cũng yêu cầu cao hơn. Họ quan tâm đến vai trò của bạn và tập trung khai thác những kinh nghiệm cũng như cách bạn xử lý vấn đề trong một dự án.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Lương của Back-End, Front-End bao nhiêu?
Khi đã có một số năm kinh nghiệm nhất định, bạn sẽ phải lựa chọn giữa hai hướng. Hoặc trở thành một nhà quản lý hoặc trở thành một chuyên gia kỹ thuật.
Tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn mà lộ trình phát triển sự nghiệp sẽ khác nhau. Nếu theo hướng quản lý lộ trình kế tiếp của bạn sẽ như sau Team Lead -> Project Manager -> Manager / Director. Còn theo hướng kỹ thuật lộ trình sẽ như sau: Senior Developer -> Technical Lead -> Software Architecture.
Trên đây là những thông tin mà HRchannels muốn gửi đến những bạn muốn biết về công việc và lộ trình thăng tiến của một Back-End. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn và giúp các bạn có định hướng rõ ràng nhất để thuận lợi phát triển sự nghiệp.
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam |