- 420k
- 1k
- 870
Communication Manager là vị trí giữ vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Từ công việc phát triển các chiến lược truyền thông bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp đến việc giám sát và nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông.
Nhiệm vụ chính của Communication Manager là quảng bá tầm nhìn, sứ mệnh, cũng như các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Họ trực tiếp làm việc với Giám đốc điều hành CEO và các bộ phận quản lý khác nhằm nắm bắt thông tin, bao quát nội bộ để am hiểu doanh nghiệp mình trước tiên, từ đó đưa ra những phương hướng tối ưu nhất để nâng cao tên tuổi của doanh nghiệp mình đến với nhiều cá nhân, tổ chức biết đến
Mức lương trung bình của một Communication Extive chỉ khoảng 1,205$ nhưng khi bạn là một trưởng bộ phận, một nhà quản lý thì số tiền công bỏ ra phải xứng đáng với trình độ và trách nhiệm bạn gánh vác. Dao động từ 19,3tr đến 24,9tr. Ở Việt Nam, một Communication Manager có mức lương trung bình là 24 triệu.
Thưởng Tết, thưởng hoàn thành chỉ tiêu, vượt mức chỉ tiêu, du lịch,... là những đãi ngộ tối thiểu nhất khi chỉ còn là nhân viên thôi, khi lên chức với Manager bạn sẽ được trên cả như vậy với những ưu đãi hấp dẫn hơn nữa.
Khi làm tốt công việc của mình với vị trí Communication Manager bạn hoàn toàn có đủ khả năng để apply, đề cử lên một vị trí cao hơn như CEO hay COO,... Vì bản thân một Communication đã có khoảng thời gian tiếp xúc và làm việc trực tiếp với hầu hết các bộ phận, trưởng phòng, quản lý trong nội bộ công ty, kèm theo đó kỹ năng lãnh đạo và sự thông minh, nhạy bén của người làm truyền thông, vị trí Communication Manager là vị trí lý tưởng nhất để bạn bước từng bước lên đỉnh thành công.
Công việc chính của những nhân viên truyền thông này là tạo dựng kế hoạch, xây dựng và chuẩn bị nội dung cho mục đích chính là quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của công ty dưới sự chỉ đạo của Communication Manager
Yêu cầu đặt ra cho Nhân viên truyền thông đó là thu hút thật nhiều khách hàng tiềm năng chú ý đến thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của họ thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, sách,... bất cứ phương tiện nào nhằm tạo thiện cảm và hướng sự quan tâm của họ đến doanh nghiệp làm tăng doanh số hoặc thị phần.
Là một trong những vị trí cấp quản lý, đòi hỏi bạn phải có một số năm kinh nghiệm nhất định hoạt động trong lĩnh vực này.
Nhiệm vụ của Communication Manager là lãnh đạo bộ phận truyền thông và đảm bảo các thông tin, thông điệp của doanh nghiệp được truyền tải nhất quán và hấp dẫn.
Yêu cầu rất nhiều kỹ năng và trong quá trình làm việc phải trực tiếp tham gia cùng nhân viên của mình đòi hỏi nắm bắt rõ và yêu cầu cụ thể của từng công việc trong bộ phận. Thường một Communication Manager sẽ là sự đề bạt của một Communication Executive lâu năm nhiều kinh nghiệm và hoạt động sôi nổi.
Tích lũy kinh nghiệm là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt của một Communication Manager với các nhân viên của mình. Điều này sẽ hỗ trợ cho bạn khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả nhất vì những vấn đề xảy ra đều hoặc gần như bạn đã gặp qua. Tất nhiên nó cần thêm một chút thông minh và nhanh nhạy của người đứng đầu nữa.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Tuyển dụng một Communication Manager: Mức lương, Phúc lợi
Muốn trở thành một nhà lãnh đạo tài ba thì trước hết bạn phải là một nhà lãnh đạo trước đã. Khả năng tạo dựng mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau, nhân viên với quản lý là điều vô cùng quan trọng để tăng hiệu quả công việc lên cao nhất mà không khiến công việc bị nhàm chán mà nhân viên cũng trở nên chán nản.
Là khả năng then chốt để biết được rằng bạn có xứng đáng làm một nhà lãnh đạo, một nhà quản lý hay không đấy.
Biết cách hướng dẫn, điều phối công việc hiệu quả sẽ giúp toàn bộ công việc mà bộ phận của bạn đi đến hướng đích nhanh chóng và rõ ràng hơn rất nhiều. Điều này giúp tạo động lực làm việc cho nhân viên của bạn cũng như là bạn nắm trong tay sự kiểm soát tiến độ phát triển công việc của bộ phận mình đến đâu.
Thúc đẩy hay kìm hãm tiến độ làm việc, chế độ khen thưởng khi vượt chỉ tiêu cũng là điều người lãnh đạo cần quan tâm cũng là cách nâng cao tinh thần làm việc của bộ phận mình cao hơn.
Đặc thù của bộ phận Communication thì phải chắc chắn sở hữu kỹ năng này, không chỉ có mà còn phải giỏi nữa. Việc nắm bắt thông tin là phần cực kỳ quan trọng, gần như số một trong mọi kỹ năng làm nên sự thành công của bộ phận Truyền thông.
Một nhà lãnh đạo tài ba phải cực kỳ nhạy bén các thông tin thị trường, thị hiếu khách hàng để từ đó đưa ra chính sách, phương hướng hoạt động quảng bá dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu của mình nhanh chóng và kịp thời nhất.
Chắc chắn rồi, phải có trong mình kỹ năng lãnh đạo thì bạn mới có thể điều phối và hoàn thành tốt được nhiệm vụ và công việc của cả bộ phận Truyền thông chứ không chỉ riêng một mình bạn.
Hãy cố gắng tập luyện và hoàn thiện kỹ năng này nhiều thật nhiều vì càng hoàn hảo bạn sẽ càng thấy sự khác biệt trong sự quản lý và công việc của mình diễn ra càng nhanh chóng càng hiệu quả.
Trên đây là một số những gợi ý và thông tin cần có để phục vụ cho mục đích khi bạn muốn trở thành một Communication Manager, nếu quan tâm hãy cùng Hrchannels.com hoàn thiện thêm những kỹ năng này để phục vụ cho quá trình phát triển sự nghiệp của bạn ngày càng tốt hơn. Chúc thành công!
>>>> Bạn xem thêm: Kỹ năng cần thiết của một Communication Manager
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet