- 420k
- 1k
- 870
Ngày nay các doanh nghiệp đều cần có một Chuyên viên pháp lý giỏi để tư vấn cho họ các vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh. Điều này đã khiến nhu cầu tuyển dụng Chuyên viên pháp lý có xu hướng gia tăng mạnh mẽ.
Nếu bạn cũng quan tâm đến công việc này, hoặc mục tiêu sự nghiệp của bạn là trở thành một Chuyên viên pháp lý, hãy cùng Ms Uptalent khám phá lộ trình thăng tiến của Chuyên viên pháp lý qua bài viết sau.
MỤC LỤC
1- Chuyên viên pháp lý là gì?
2- Mô tả công việc của Chuyên viên pháp lý
3- Học gì để trở thành Chuyên viên pháp lý
4- Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên pháp lý
Chuyên viên pháp lý có tên tiếng Anh là Legal Executive là người phụ trách những công việc liên quan đến pháp lý trong các doanh nghiệp, tổ chức. Họ có vai trò định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các vấn đề trong quá trình hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Thông thường người đảm nhận vị trí này cần được đào tạo bài bản về chuyên môn pháp lý trong một số lĩnh vực cụ thể. Nhờ vậy họ có thể đảm bảo doanh nghiệp luôn vận hành và phát triển mạnh mẽ, đồng thời còn tránh được những kiện tụng trong hợp tác, làm ăn.
Chuyên viên pháp lý thường thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
>>> Mô tả công việc của chuyên viên pháp chế
Chuyên viên pháp lý có trách nhiệm xử lý các vấn đề liên quan đến pháp lý trong doanh nghiệp. Họ cũng cung cấp cho ban lãnh đạo công ty các tư vấn về pháp lý và các vấn đề pháp luật khác, bao gồm luật lao động, thương mại quốc tế, liên doanh liên kết với các công ty khác, hợp tác đầu tư và nhiều vấn đề khác nữa.
Bên cạnh đó, họ cũng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp và vấn đề pháp lý của tất cả các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp. Họ cũng là người thực hiện các thủ tục pháp lý như thay đổi điều lệ, thay đổi đăng ký kinh doanh, đăng ký bản quyền, nhãn hiệu,…
Chuyên viên pháp lý sẽ phối hợp với ban lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp để xây dựng các chính sách quản trị nội bộ, chiến lược phòng vệ cho doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ các chính sách này.
Bên cạnh đó, chuyên viên pháp lý còn tiến hành kiểm tra các chính sách, quy định đang được áp dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Họ cần đảm bảo các chính sách, quy định này phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời họ cũng hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập hệ thống quản lý nội bộ theo tiêu chuẩn ISO và tham gia đánh giá hiệu quả của hệ thống.
Ngoài ra, chuyên viên pháp lý còn phải nghiên cứu và đánh giá các nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có phương án quản trị rủi ro phù hợp cũng như đưa ra các lời khuyên cùng các tư vấn về pháp lý cho doanh nghiệp.
>>> 8 Kỹ năng cần có của một chuyên viên pháp chế
Chuyên viên pháp lý sẽ đại diện doanh nghiệp làm việc với các đối tượng bên ngoài để xử lý những việc có liên quan đến pháp lý. Họ cũng là người tham gia các hoạt động tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp.
Đồng thời, chuyên viên pháp lý cũng có trách nhiệm xây dựng mối quan hệ với các cơ quan nhà nước và những đối tượng khác để có thể xử lý các vấn đề phức tạp thuận lợi hơn.
Chuyên viên pháp lý có trách nhiệm tham gia soạn thảo các hợp đồng, thỏa thuận và các văn bản, tài liệu pháp lý khác nhằm đảm bảo quyền lợi cho công ty. Họ sẽ phải kiểm tra kỹ lưỡng tính pháp lý của các hợp đồng, văn bản pháp lý và đảm bảo các giao dịch kinh doanh của công ty là hợp pháp.
Ngoài ra, chuyên viên pháp lý còn có trách nhiệm chuẩn bị các thủ tục, hồ sơ pháp lý cần thiết cho doanh nghiệp. Họ cần đảm bảo các văn bản, hồ sơ pháp lý, tài liệu giao dịch được thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Ngoài các quy định chung thì mỗi doanh nghiệp còn bị chi phối bởi các quy định dành riêng cho từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể. Bởi vậy, Chuyên viên pháp lý cần nghiên cứu các quy định pháp lý thuộc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Việc này sẽ giúp họ giải thích chính xác các từ ngữ pháp lý cho mọi người trong doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng các quy định pháp lý có liên quan.
Để phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế, Nhà nước có thể thực hiện việc sửa đổi, bổ sung các luật, nghị định, thông tư,… hiện có hoặc cho ban hành các quy định mới. Vì vậy, Chuyên viên pháp lý cần chủ động cập nhật những thay đổi pháp lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó họ có thể tư vấn kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý doanh nghiệp và đảm bảo doanh nghiệp luôn hoạt động trong khuôn khổ cho phép của pháp luật.
>>> Chuyên viên pháp chế và những sự thật lầm tưởng
Chuyên viên pháp lý là vị trí công việc đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn về pháp luật. Vì vậy để theo nghề này bạn cần có tối thiểu bằng cử nhân ngành Luật. Mặt khác, bạn còn phải có các chứng chỉ cần thiết nếu muốn ứng tuyển vào các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
Ngoài yêu cầu về kiến thức, trình độ, bạn còn phải học hỏi và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho công việc của một chuyên viên pháp lý như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, khả năng thuyết phục, phân tích, phản biện và luyện cho mình một giọng nói rõ ràng, dứt khoát.
Việc thành thạo các kỹ năng rất quan trọng với chuyên viên pháp lý. Bởi vì điều này sẽ giúp họ hoàn thành tốt nhất vai trò của mình và nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng từ cấp trên và những người cùng làm việc với họ.
Để theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực pháp lý bạn sẽ phải bắt đầu từ những vị trí cấp thấp. Sau đó dần tích lũy kinh nghiệm và thăng tiến lên các vị trí cao hơn.
Tuỳ thuộc vào năng lực và sự nỗ lực của mỗi người mà con đường thăng tiến sẽ dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, lộ trình thăng tiến phổ biến của chuyên viên pháp lý thường như sau: Nhân viên pháp lý => Chuyên viên pháp lý => Trưởng phòng pháp lý.
Sau đây các bạn hãy cùng tìm hiểu đôi nét về các vị trí mà Chuyên viên pháp lý có thể đảm nhận trong lộ trình sự nghiệp của mình.
Hầu hết mọi người đều bắt đầu sự nghiệp của mình tại vị trí Nhân viên pháp lý. Nhiệm vụ chính của vị trí này là phụ trách các công việc hành chính trong văn phòng luật hoặc bộ phận pháp lý của các doanh nghiệp.
Họ có trách nhiệm hỗ trợ cho luật sư hoặc cấp trên giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý. Ngoài ra họ còn thực hiện các công việc khác như biên soạn hồ sơ, chuẩn bị hợp đồng, thu thập thông tin cho các vụ kiện tụng,…
Để đảm nhận vị trí này bạn cần có bằng cử Cử nhân ngành Luật hoặc các ngành có liên quan. Nhà tuyển dụng thường ưu tiên tuyển dụng các ứng viên có thẻ luật sư và các chứng chỉ tương tự.
Nhân viên pháp lý sẽ phải dành thời gian vài tháng để tham gia các khóa đào tạo nhằm làm quen với các quy định, thủ tục, pháp luật liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực mà họ làm việc.
>>> Cách trở thành một chuyên viên pháp chế giỏi
Sau 3 – 5 năm làm việc bạn sẽ có đủ năng lực và kinh nghiệm cần thiết để thăng tiến lên vị trí Chuyên viên pháp lý.
Trách nhiệm của Chuyên viên pháp lý là phải đảm bảo hợp đồng và các văn bản pháp lý khác của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. Họ cũng phải thu thập và xử lý các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp và ban hành các quy định, cơ chế hoạt động trong doanh nghiệp dựa trên các quy định của pháp luật.
Bên canh đó, họ còn phải đảm bảo nhân viên trong công ty được phổ biến đầy đủ các kiến thức pháp lý cần thiết và luôn dựa trên cơ sở pháp lý để thực hiện công việc. Có như vậy công ty mới có thể phát triển bền vững.
Ngoài ra, chuyên viên pháp lý cần nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định pháp luật để áp dụng vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời họ còn phải vận dụng tư duy chiến lược để xử lý các vấn đề liên quan đến pháp lý.
Đây là vị trí đứng đầu bộ phận pháp lý của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của từng công ty mà sẽ có cách gọi khác nhau.
Tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, với bộ máy nhân sự phức tạp sẽ là Giám đốc pháp lý. Còn tại các công ty vừa và nhỏ sẽ là Trưởng phòng pháp lý, Trưởng ban pháp lý,…
Tên gọi có thể khác nhau nhưng nhiệm vụ chính của họ đều là quản lý bộ phận pháp lý của doanh nghiệp và điều hành bộ phận giải quyết ổn thoả các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp.
Nếu muốn trở thành Trưởng phòng pháp lý, ngoài kiến thức và kinh nghiệm bạn còn phải sở hữu các kỹ năng và tố chất của một nhà lãnh đạo như:
+ Khả năng điều phối công việc
+ Kỹ năng quản lý thời gian
+ Kỹ năng giao tiếp
+ Có tinh thần chịu trách nhiệm cao
+ Cẩn thận, tỉ mỉ và điềm tĩnh
Trên đây Ms Uptalent đã chia sẻ cùng bạn đọc lộ trình thăng tiến của vị trí Chuyên viên pháp lý và một số thông tin về công việc, học vấn của vị trí này. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn vạch ra kế hoạch phát triển cụ thể cho con đường sự nghiệp của mình. Chúc bạn thành công và có một sự nghiệp như mong đợi!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet