- 420k
- 1k
- 870
Lean hay mô hình quản lý tinh gọn hiện là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp kiểm soát và loại bỏ các lãng phí trong sản xuất.
Vậy, lãng phí sản xuất là gì? Lãng phí trong mô hình Lean là gì? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về 7 điều lãng phí trong mô hình Lean và cách loại bỏ qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé!
MỤC LỤC:
1- Lãng phí trong sản xuất là gì?
2- 07 loại lãng phí trong mô hình Lean là gì?
3- Cách nhận diện lãng phí
4- Lợi ích từ việc phát hiện 07 loại lãng phí trong mô hình Lean là gì?
5- Cách loại bỏ lãng phí
>>> Xem thêm: Việc làm Sản xuất
Lãng phí được hiểu là tất cả những gì không mang lại giá trị cho khách hàng. Bởi vậy, bất cứ hoạt động, quy trình, tính năng hay loại vật liệu nào không tạo nên giá trị theo quan điểm của khách hàng đều là dư thừa, lãng phí và cần phải loại bỏ.
Tuy nhiên, không phải lãng phí nào cũng có thể loại bỏ. Một trong những lãng phí đó vẫn rất cần thiết cho quá trình sản xuất. Do đó, ta có thể phân lãng phí thành 2 loại:
Lãng phí cần thiết
Loại lãng phí này không tạo ra giá trị nhưng nó lại cần thiết để hoàn thành quá trình sản xuất. Một số lãng phí loại này phải có thể kể đến như hoạt động đào tạo, lên kế hoạch, báo cáo,…
Lãng phí không cần thiết
Đây là loại lãng phí vừa không tạo ra giá trị vừa không cần thiết. Chẳng hạn như các bước, các công đoạn dư thừa trong quá trình sản xuất.
Lãng phí là điều khó tránh khỏi trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, bằng biện pháp quản lý sản xuất tinh gọn – Lean, bạn có thể dễ dàng xác định và loại bỏ các lãng phí không cần thiết.
Trong mô hình Lean, lãng phí được chia thành 07 loại sau đây:
- Transportation (vận chuyển).
- Inventory (tồn kho).
- Motion (thao tác thừa).
- Waiting (sự chờ đợi).
- Over Processing (gia công thừa).
- Over Production (sản xuất thừa).
- Defect (hàng bị lỗi, khuyết tật).
Sau khi đã nắm được 07 loại lãng phí trong mô hình Lean là gì chúng ta sẽ tìm hiểu xem làm sao để nhận diện những lãng phí này nhé.
Loại lãng phí này thường xuất hiện trong quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi này đến nơi khác. Chẳng hạn như vận chuyển nguyên liệu tới xưởng sản xuất, vận chuyển thành phẩm từ xưởng này tới xưởng khác hoặc vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ.
Vận chuyển càng nhiều lần sẽ càng dễ dẫn tới những sai sót, làm suy giảm hiệu quả sử dụng mặt bằng, sức lao động và có thể gây ra sự trì trệ về mặt sản xuất.
Những lãng phí vận chuyển gây ra nhiều tốn kém cho doanh nghiệp mà không mang lại lợi nhuận. Hơn nữa, khách hàng cũng không phải chi trả cho những khoản lãng phí này.
>>> Bạn có thể xem thêm: Lean là gì? Tất tần tật thông tin về mô hình Lean
Tồn kho có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau như là nguyên vật liệu sản xuất, bán thành phẩm dở dang hay sản phẩm hoàn thành.
Giá trị tồn kho thể hiện nguồn vốn doanh nghiệp phải bỏ ra mà chưa tạo ra được doanh thu. Vì vậy, một khi lượng tồn kho vượt quá mức cần thiết sẽ tạo ra sự lãng phí cho nhà sản xuất và cả khách hàng của họ.
Thao tác thừa được hiểu là những hoạt động không cần thiết ở công nhân trong quá trình sản xuất. Chẳng hạn như việc phải đi lại nhiều nơi để tìm kiếm dụng cụ, thao tác thực hiện công việc thừa thãi, thiết bị được đặt quá cao hay quá thấp gây bất tiện trong quá trình làm việc.
Nhìn chung, những thao tác thừa sẽ khiến tiến độ sản xuất bị chậm lại, từ đó năng suất lao động cũng sụt giảm theo.
Rất nhiều trường công nhân phải chờ kỹ thuật đến sửa máy móc, chờ nguồn hàng, chờ nguyên vật liệu hay chờ đợi phản hồi về một vấn đề này đó,…
Chính sự chờ đợi này đã tạo nên những lãng phí không cần thiết. Bởi, chi phí nhân công, khấu hao thiết bị vẫn được tính trong khi công nhân không thể làm việc. Điều này dẫn tới chi phí trên một đơn vị sản phẩm tăng cao.
Khi tìm hiểu về lãng phí trong Lean là gì bạn sẽ thấy vấn đề gia công thừa cũng là một trong những loại lãng phí rất phổ biến.
Sở dĩ phát sinh lãng phí này là do doanh nghiệp tiến hành gia công vượt quá yêu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như sử dụng các thành phần phức tạp hơn, gia công với chất lượng vượt xa yêu cầu, phát sinh nhiều chi tiết không có trong thiết kế ban đầu,…
Sản xuất thừa được hiểu là tạo ra nhiều sản phẩm hơn so với yêu cầu của khách hàng. Việc sản xuất thừa sẽ khiến doanh nghiệp phải gánh chịu thêm nhiều khoản chi phí về lưu kho, bảo quản, nhân công,... Bởi vậy, sản xuất thừa trở thành một trong những nguyên nhân tạo ra lãng phí sản xuất.
Đây là loại lãng phí rất tốn kém vì nó kéo theo sự gia tăng chi phí về nhiều khía cạnh khác như vận chuyển, sửa chữa, thay đổi lịch trình sản xuất, nhân công, thời gian bán thành phẩm,…
Ngoài những lỗi sai vật lý thì còn có thể xuất hiện những sai sót về mặt giấy tờ, sai quy cách hay cung cấp thông tin không đúng về sản phẩm,…
Nhìn chung, lãng phí liên quan đến hàng lỗi có thể đẩy chi phí hoàn thành sản phẩm tăng gấp đôi so với ban đầu. Đây là điều rất bất lợi đối với doanh nghiệp sản xuất.
Việc phát hiện những lãng phí trong quy trình sản xuất có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Cụ thể:
- Nó giúp doanh nghiệp tìm ra cơ hội cải tiến và làm giảm những hoạt động không mang lại hiệu quả. Từ đó, năng suất công việc được nâng cao và có thể đảm bảo việc hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.
- Giảm thiểu các lãng phí không cần thiết nhằm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như sự hài lòng của khách hàng.
- Thúc đẩy việc trao quyền cho người lao động để thực hiện các hoạt động cải tiến. Từ đó, doanh nghiệp sẽ phát hiện, loại bỏ được lãng phí cũng như tiến hành tổng hợp, tiêu chuẩn hóa và phổ biến rộng rãi đến mọi nhân viên để tạo nên một nền tảng văn hóa chất lượng.
- Giúp doanh nghiệp thực hiện mô hình JIT – sản xuất vừa đúng lúc. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể đảm bảo luôn sản xuất đúng thời hạn yêu cầu.
- Giúp doanh nghiệp sắp xếp, bố trí nơi làm việc sao cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả sản xuất tối ưu.
- Giúp doanh nghiệp đánh giá quá trình sản xuất chính xác, đầy đủ nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có.
- Đảm bảo doanh nghiệp chỉ mua những thứ thật sự cần thiết cho hoạt động sản xuất.
- Đảm bảo tỷ lệ hàng lỗi ở mức tối thiểu hoặc không có hàng lỗi.
- Đảm bảo doanh nghiệp chỉ sản xuất ra những sản phẩm có thể tiêu thụ được.
Am hiểu bản chất mô hình Lean là gì cũng như nhận diện các lãng phí trong sản xuất mới là bước đầu tiên giúp doanh nghiệp cải thiện và nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất.
Điều tiếp theo họ cần thực hiện chính là tìm cách loại bỏ hay giảm thiểu tối đa những lãng phí này. Vậy phải làm sao để loại bỏ lãng phí?
Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây để loại bỏ 07 loại lãng phí trong mô hình Lean:
Lãng phí vận chuyển có thể khiến doanh nghiệp phải chi trả nhiều khoản chi phí lớn mà không thu về được khoản lợi nhuận nào.
Để loại bỏ loại lãng phí này bạn có thể vận dụng một số cách sau:
- Sắp xếp vị trí kho nguyên liệu, các bộ phận và các dây chuyền sản xuất sao cho hợp lý nhằm hạn chế tối đa việc phải di chuyển quá nhiều.
- Lưu trữ sản phẩm bán chạy gần với khu vực lắp ráp, thi công nhằm tiết kiệm thời gian vận chuyển.
- Đảm bảo không gian làm thoáng đãng nhằm rút ngắn thời gian di chuyển xuống mức thấp nhất.
Duy trì mức tồn kho hợp lý có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều khoản chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn tốt nhất.
Sau đây là những cách giúp bạn loại bỏ lãng phí tồn kho:
- Lên kế hoạch thu mua nguyên liệu hợp lý nhằm làm giảm chi phí mua hàng và tránh gây ra lãng phí do tồn kho quá mức.
- Đưa ra biện pháp tiêu thụ sản phẩm làm ra hiệu quả nhằm làm giảm tình trạng lưu kho quá dài.
- Sử dụng các phần mềm quản lý tồn kho để theo dõi và giảm thiểu những rủi ro tồn kho.
Biện pháp hiệu quả giúp bạn loại bỏ lãng phí do thao tác thừa gồm có:
- Thiết kế quy trình làm việc khoa học, chặt chẽ.
- Bố trí xưởng sản xuất hợp lý.
- Các dụng cụ, vật dụng dùng cho sản xuất phải được đặt ở nơi hợp lý, tránh việc phải di chuyển quá xa hay quá nhiều.
Gia công thừa được đánh giá là loại lãng phí khá khó phát hiện. Để kịp thời nhận diện loại lãng phí này bạn có thể sử dụng các cách sau:
- Sử dụng phần mềm để ghi chép, theo dõi những thay đổi về nhu cầu, thiết kế, xu hướng bán hàng,…
- Rà soát toàn bộ quy trình sản xuất để tìm ra những khâu bất hợp lý và nhanh chóng điều chỉnh.
Để loại bỏ những lãng phí sản xuất thừa bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Thống kê nhu cầu khách hàng một cách chính xác để lên kế hoạch sản xuất hợp lý.
- Tìm hiểu nhu cầu thị trường nhằm đảm bảo sản xuất vừa đủ, tránh việc sản xuất quá nhiều không tiêu thụ hết.
Lãng phí từ việc chờ đợi có thể làm trì trệ sản xuất và phát sinh nhiều khoản chi phí không cần thiết. Để loại bỏ loại lãng phí này bạn có thể làm như sau:
- Thường xuyên bảo trì máy móc, thiết bị tránh xảy ra hư hỏng bất ngờ khi đang sản xuất.
- Sử dụng phần mềm quản lý kho nhằm đảm bảo cung ứng đủ và kịp thời nguyên liệu cho hoạt động sản xuất.
- Nâng cao kỹ năng làm việc của công nhân nhằm đảm bảo khả năng làm việc đa nhiệm.
Bạn có thể loại bỏ lãng phí hàng lỗi bằng cách áp dụng những cách sau:
- Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.
- Lên lịch bảo trì, bảo dưỡng dây chuyền sản xuất định kỳ.
- Đào tạo cho công nhân sản xuất quy trình và cách sử dụng máy móc trong sản xuất.
- Kiểm tra quy trình sản xuất để phát hiện ra khâu bị lỗi và khắc phục.
Hy vọng những chia sẻ của Ms Uptalent về 7 điều lãng phí trong mô hình Lean và cách loại bỏ chúng trên đây sẽ hữu ích với bạn. Qua đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về Lean là gì và cách áp dụng nó để loại bỏ lãng phí cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet