- 420k
- 1k
- 870
Để thăng tiến lên vị trí phó giám đốc doanh nghiệp đòi hỏi các ứng viên phải có lộ trình rèn luyện rõ ràng và cụ thể. Với mong muốn giúp bạn có được lộ trình cụ thể nhất cho vị trí này, dịch vụ headhunter in Vietnam xin chia sẻ cách thăng tiến lên vị trí phó giám đốc doanh nghiệp đầy đủ nhất.
Hầu hết các phó giám đốc doanh nghiệp hiện nay đều có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh hoặc các công việc khác liên quan tới công việc của họ. Đó có thể là những bằng cấp liên quan tới luật, hành chính công hoặc công việc kinh doanh,... Thông thường với những phó giám đốc tại các tập đoàn lớn cần đảm bảo có bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh (MBA).
Do đó, ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, các ứng viên cần chú trọng rèn luyện các kiến thức cần thiết cho công việc. Bạn không cần cố gắng ở tất cả các môn học nhưng hãy chú trọng các môn chuyên ngành về kế toán, quản trị nhân lực, quản trị kinh doanh,... để chuẩn bị những kiến thức nền tảng nhất cho sự phát triển sự nghiệp cá nhân sau này. Việc tuyển phó giám đốc doanh nghiệp hiện nay cũng rất chú trọng tới điều kiện giáo dục này.
Thông thường, lộ trình phát triển của nhân sự này sẽ bắt đầu từ nhân viên- trưởng phòng-trợ lý giám đốc- phó giám đốc- tổng giám đốc điều hành. Vì thế, thời gian để bạn thăng tiến thường lâu dài, đòi hỏi sự kiên định nhất định theo đuổi sự nghiệp.
Các phó giám đốc doanh nghiệp tư nhân hoặc các doanh nghiệp khác có lộ trình thăng tiến lên doanh nghiệp theo những cách rất riêng của họ. Có thể họ chuyển từ các vị trí người quản lý, giám sát hoặc trưởng phòng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay có xu hướng lựa chọn các ứng viên cấp cao đủ tiêu chuẩn từ ngoài tổ chức.
Các phó giám đốc thăng tiến từ các vị trí cấp thấp hơn có thể dễ dàng thích ứng với công việc doanh nghiệp hơn so với các nhân sự mới. Nhiều nhân sự cũng nhanh chóng trở thành phó giám đốc khi không có bằng cử nhân nếu họ làm việc lâu năm và tham gia các khóa đào tạo về năng lực. Các chương trình đào tạo nhân sự của doanh nghiệp, chương trình phát triển điều hành,.. cũng giúp các nhà quản lý có những cơ hội thăng tiến nhanh chóng lên phó giám đốc doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của phó giám đốc thường cần kỹ năng quản lý rộng rãi của nhà lãnh đạo. Hầu hết các nhà quản lý chung và các phó giám đốc tuyển dụng từ bên ngoài tổ chức sẽ cần có kinh nghiệm quản lý, giám sát trong những lĩnh vực liên quan.
Vì thế, nếu mong muốn ứng tuyển vị trí việc làm lương cao này, bạn cần có kinh nghiệm trong vai trò quản lý tương đương. Thông qua đó, bạn sẽ dễ dàng bắt nhịp được với công tác quản lý trong các doanh nghiệp và có được những thành tựu nhất định.
Xem thêm: Top 9 câu hỏi phỏng vấn và gợi ý trả lời khi tuyển phó giám đốc
Để trở thành một phó giám đốc chuyên nghiệp trong tương lai, bên cạnh việc nắm được công việc của phó giám đốc, bạn cần chú trọng tới các kỹ năng mềm. Trong đó, kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng. Chúng giúp phó giám đốc thực hiện công tác thảo luận, thương thảo với đối tác, cấp dưới được nhanh chóng và cụ thể nhất. Việc giải thích các chính sách, quyết định của ban giám đốc tới cấp dưới và các đối tác ngoài tổ chức cũng được thực hiện nhanh chóng, rõ ràng.
Thông thường, vai trò của phó giám đốc trong công ty thường gắn chặt với vai trò của các giám đốc điều hành CEO. Do đó, họ thường phải thay ban giám đốc ra những quyết định cần thiết trong các trường hợp giám đốc vắng mặt. Kỹ năng ra quyết định giúp công tác vận hành doanh nghiệp được diễn ra ổn định nhất. Do đó, để nhanh chóng thăng tiến lên phó giám đốc điều hành, bạn không thể bỏ qua được kỹ năng quan trọng này.
Khi đã nắm được phó giám đốc làm gì, chắc chắn bạn hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo và quản lý với nhân sự này. Họ sẽ thay mặt các tổng giám đốc thực hiện dẫn dắt tổ chức đi tới thành công thông qua việc chỉ đạo thực hiện các chính sách, con người cũng như tài nguyên,... Họ đảm nhận công tác định hình, chỉ đạo hoạt động doanh nghiệp thông qua kế hoạch kinh doanh, giám sát nhân sự và ngân sách.
Các phó giám đốc điều hành xác định và giải quyết các công việc nội bộ trong doanh nghiệp. Họ cần đảm bảo nhìn nhận những thiếu sót và triển khai các giải pháp phù hợp cho sự phát triển doanh nghiệp.
Các phó giám đốc thực hiện nhiều công việc khác nhau cùng lúc theo những cách khác nhau. Tùy thuộc tính chất công việc, kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian là yếu tố quan trọng giúp các phó giám đốc thực hiện công việc nhanh chóng và chính xác nhất.
Trên đây là lộ trình cần thiết giúp các nhân sự nhanh chóng thăng tiến lên vị trí phó giám đốc doanh nghiệp. Hãy tham khảo thêm các cẩm nang công việc để giúp mình có thêm những kỹ năng tốt nhất thăng tiến trong vị trí nhân sự cấp cao.
Nguồn ảnh: Internet
Để có được những lộ trình thăng tiến đầy đủ nhất cho từng vị trí nhân sự cấp cao, bạn đọc hãy tham khảo ngay các bài học Tư vấn nghề nghiệp do HRchannels chia sẻ.