maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
QUẢN TRỊ

Bí kíp Làm Sếp thương, đi Sếp nhớ

Bí kíp Làm Sếp thương, đi Sếp nhớ

Đi làm việc mà tạo dựng được mối quan hệ tốt với Sếp là điều mà ai cũng mong muốn. Nhưng mỗi Sếp mỗi tính, biết làm sao để tạo được ấn tượng tốt đây? Đây có lẽ là câu hỏi mà không chỉ những bạn vừa mới ra trường đi làm quan tâm mà cả những người đã làm việc lâu năm cũng rất muốn khám phá. Và đây, bí kíp “Làm Sếp thương, đi Sếp nhớ” sẽ được Ms Upatalent chia sẻ đến bạn ngay bây giờ.

MỤC LỤC:
1. Những ai được gọi là Sếp của bạn?
2. Vì sao nhân viên cần xây dựng mối quan hệ tích cực với Sếp?
3. Xu hướng cho “điểm” nhân viên của Sếp ngày nay
4. Bí kíp làm Sếp thương, đi Sếp nhớ
Tuyển dụng nhân sự cấp cao

1. Những ai được gọi là Sếp của bạn? 

“Sếp” là từ được dùng để nói đến những người quản lý trong các tổ chức kinh doanh sản xuất. Tùy vào cấp bậc mà dưới quyền mỗi vị Sếp sẽ có từ vài nhân viên đến vài trăm, vài nghìn nhân viên.

Chỉ cần đó là người phụ trách quản lý, điều hành, phân bổ công việc cho bạn thì đều được xem là Sếp của bạn. Cho nên, việc nhiều bạn nghĩ phải những người đảm nhận cấp bậc cao như Tổng giám đốc, Giám đốc, Trưởng / phó phòng thì mới được gọi là Sếp thì không hoàn toàn chuẩn xác. Nếu bạn mới vào công ty, đang đảm nhận những vị trí chuyên môn ở cấp bậc nhân viên thì cả những người Trưởng nhóm, Trưởng bộ phận cũng chính là Sếp của bạn.

2. Vì sao nhân viên cần xây dựng mối quan hệ tích cực với Sếp? 

Tạo dựng thành công mối quan hệ tốt với Sếp, nhân viên sẽ sở hữu nhiều giá trị tích cực cả vô hình và hữu hình:

Tiếp cận cơ hội phát triển tốt

Một cơ hội học tập bổ sung chuyên môn, một vị trí hỗ trợ cho dự án mới… , bạn có năng lực phù hợp nhưng nhiều nhân sự khác cũng đạt được điều này. Do vậy, nếu bạn có mối quan hệ tốt với Sếp, cơ hội được Sếp tiến cử sẽ rất cao.

Hỗ trợ trong chuyên môn

Một khi Sếp đã quý mến và tin tưởng thì những thắc mắc của bạn trong công việc hằng ngày đều sẽ được Sếp phản hồi nhanh và nhiệt tình. Thậm chí khi bạn phạm phải sai sót, Sếp cũng sẽ nỗ lực tìm giải pháp giúp bạn gỡ rối.

Thoải mái tinh thần khi làm việc

Không có những xung đột, mâu thuẫn, nghi kỵ giữa bạn và người quản lý, đồng nghĩa bạn sẽ giảm tải rất nhiều tình trạng stress, toàn tâm toàn ý tập trung vào công việc.

Nâng cao vị thế trong tổ chức

Bạn được Sếp tin tưởng, được Sếp trao cơ hội để chứng minh năng lực bằng những thành tích thực tế, điều này sẽ tạo được dấu ấn mạnh mẽ với đồng nghiệp và với cả tổ chức. Vị thế bản thân tăng cao, cơ hội tiếp cận những đỉnh cao mới cũng thuận lợi hơn rất nhiều.
Nâng cao vị thế trong tổ chức

Nội dung liên quan>>>Dấu hiệu bạn sắp được thăng chức

3. Xu hướng cho “điểm” nhân viên của Sếp ngày nay

Những việc làm hấp dẫn

Operations Manager (Hotel)

Đà nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế Dịch vụ khách hàng , Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Nhà hàng / Nghỉ dưỡng

HR Admin Manager (Manufacturing)

Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất

Sales Executive (Chemical)

Hà nội, Hải Dương, Hưng Yên Bán hàng (Khác), Bán hàng Hóa chất, Kinh doanh / Bán hàng

Analyst Supply Chain

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Kho vận, Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng , Xuất nhập khẩu

Sales Director

Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình Bán hàng (Khác), Bán hàng (May mặc/Phụ kiện), Kinh doanh / Bán hàng

Sếp ngày nay được tổ chức yêu cầu cao về hiệu quả công việc, do đó, tiêu chuẩn để nhân viên nhận được “điểm số” cao từ Sếp cũng sẽ dựa trên hiệu quả công việc và cách ứng xử chuyên nghiệp trong công việc:

Thích ứng nhanh với công việc

Sếp tuyển thêm người là để có thêm nguồn lực san sẻ gánh nặng cho Sếp chứ không phải mang thêm vấn đề để Sếp giải quyết. Vì vậy, Sếp đặc biệt ấn tượng với nhân viên giỏi, thích ứng nhanh công việc.

Nắm bắt nhanh ý Sếp

Rất nhiều vấn đề khó phát sinh trong tình huống gấp, Sếp sẽ không thể diễn giải tỉ mỉ, chi tiết rồi hướng dẫn cặn kẽ hành động được. Nhưng vẫn có những nhân viên đủ khả năng nắm bắt nhanh ý tưởng mà Sếp muốn truyền đạt.

Nỗ lực vì mục tiêu chung

Người giỏi không thiếu nhưng người giỏi mà phối hợp làm việc nhóm với đồng nghiệp hiệu quả, giúp Sếp hoàn thành nhiệm vụ chung của đội nhóm được cấp trên của Sếp giao thì không mấy ai.

Trung thực, đáng tin cậy

Không chỉ trong môi trường công sở mà cả trong cuộc sống hằng ngày, có được người trung thực, đáng tin cậy để kết giao là duyên lành, phải trân trọng và gìn giữ mối duyên này.

Hoạt bát, vui vẻ, linh hoạt

Không gian làm việc rất cần những nguồn năng lượng tích cực phát huy, lan tỏa và thấm vào từng con người trong tập thể. Những nhân viên hoạt bát, vui vẻ, biết cách giao tiếp là người làm rất tốt nhiệm vụ này, ngay cả Sếp cũng tiếp nhận được năng lượng tốt từ họ.

Tôn trọng Sếp và đồng nghiệp

Nhân viên giỏi mà trịch thượng, vô lễ; nhân viên hoạt ngôn mà xéo xắt, nói lời ẩn ý châm chọc thì Sếp cũng chẳng mặn mà giữ lại.
Tôn trọng Sếp và đồng nghiệp

Nội dung liên quan>>>10 Dấu Hiệu Nhận Biết Bạn Đang Có Một Công Việc Tốt

4. Bí kíp làm Sếp thương, đi Sếp nhớ

Từ những thông tin trên, việc làm sao để “Làm việc thì Sếp thương, nghỉ việc thì Sếp nhớ” đều sẽ xoay quanh những bí kíp sau:

Hiểu phong cách làm việc của Sếp

Nếu bạn là nhân viên mới, ít nhất sẽ cần khoảng 3 tháng quan sát để hiểu được phong cách làm việc và quản lý nhân viên của Sếp. Chẳng hạn, có Sếp trong giờ làm việc thích nói một ít chuyện “thế sự” để xả stress, nhưng có Sếp làm việc là chỉ tập trung cho công việc, không thích nghe bàn tán những chuyện ngoài lề.

Khi hiểu được phong cách làm việc của Sếp rồi, bạn sẽ biết cách hành động phù hợp với phong cách đó. Như vậy, biểu hiện của bạn sẽ không “đi ngược” lại Sếp, ấn tượng tạo được chưa hẳn tốt đẹp vượt trội nhưng ấn tượng xấu thì chắc chắn không có rồi đó.

Né đề cập điều Sếp không thích

Sếp cũng là con người bình thường, cũng có những hỉ nộ ái ố, cũng có những khoảng lặng tâm hồn không muốn ai chạm đến, nhất là những gì thuộc về khuyết điểm, thiếu sót. Vì dù sao Sếp cũng đang làm quản lý mà, lộ ra quá nhiều khuyết điểm sẽ khiến nhân viên không phục.

Ms Upatalent khuyến khích bạn nên tìm hiểu cả những ưu điểm và khuyết điểm của Sếp. Biết ưu điểm để mình học hỏi thêm cái hay từ Sếp, còn biết khuyết điểm để mình tránh đề cập đến trong những lần giao tiếp. Đơn cử như việc Sếp không lập gia đình mà bạn cứ nói chuyện mấy người ế không phải do họ chọn mà là do “năng lực” thì thôi rồi. Hay như Sếp và một Sếp ở bộ phận khác đang ganh đua nhau, bạn lại đi đề nghị Sếp cho phòng mình học hỏi ý tưởng thành công của bên đó, Sếp bạn sẽ rất chột dạ đó.

Tập trung, chịu khó học hỏi công việc

Càng là người mới, bạn lại càng phải nỗ lực hơn, phát huy tối đa sự chủ động và chịu khó trong công việc. Sếp tuyển dụng bạn mục đích là phụ Sếp hoàn thành nhiệm vụ chung và san sẻ nhiệm vụ chuyên môn với các đồng nghiệp. Nếu bạn thể hiện hiệu quả:

  • Chủ động hỏi vấn đề mới và ghi chép lại đầy đủ hướng dẫn

  • Không làm phiền Sếp và đồng nghiệp bởi những vấn đề đã gặp và đã được hướng dẫn kỹ

  • Linh động ứng phó công việc, nỗ lực vì thành tích chung của đội nhóm…

thì dù Sếp không khen ra mặt nhưng trong lòng và qua cách cư xử, bạn sẽ cảm nhận được sự tôn trọng và tin tưởng từ Sếp.

Hòa đồng, giao tiếp hoạt bát

Giao tiếp là con đường giúp bạn tìm được sự hỗ trợ chất lượng trong công việc, đồng thời đây cũng là nền tảng giúp bạn xây dựng mối quan hệ cảm xúc tốt với mọi người xung quanh, trong đó có Sếp.

Đã là Sếp thì ai cũng muốn dưới quyền mình là một tập thể đồng lòng và tuân thủ quyết định mình đưa ra. Nếu bạn hòa mình vào tập thể, biết cách giao tiếp, “tung hứng” câu chuyện, tạo nên bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi làm việc thì bạn sẽ luôn là nhân tố quan trọng mà Sếp muốn giữ bên cạnh.

Tôn trọng quyết định của Sếp

Muốn phát triển thì phải chấp nhận thay đổi, muốn thay đổi đúng hướng thì cần có những sáng tạo và tranh luận phản biện khi lựa chọn. Bạn có quyền phản bác - cả ý kiến của Sếp cũng được – nhưng cần nhớ:

  • Một là đừng gay gắt vì Sếp cần sĩ diện để có thể quản lý những nhân sự dưới quyền. Thực tế trong nhiều vấn đề không thể rạch ròi đúng hay sai, chỉ có thể cái nào hợp lý hơn mà thôi, nên họ đã là Sếp mình nghĩa là họ có cái hơn mình, cứ nhẹ nhàng và học hỏi, bạn sẽ chẳng bị thiệt đâu cả.

  • Hai là chấp nhận vấn đề dang dở, tạm thời gác lại. Hãy cho mọi người thời gian để suy nghĩ thêm hướng đi, và cho Sếp thêm thời gian để phân tích lựa chọn cái tốt nhất trong những cái tốt. Đừng dồn ép mọi người chỉ vì tính hiếu thắng, hay nóng vội của mình. Nếu bạn làm được điều này, bạn có thể dung hòa được mọi mối quan hệ trong cuộc đời.

  • Ba là một khi Sếp đã quyết định thì bạn hãy tôn trọng chấp nhận. Bởi lẽ, dù cùng phòng ban nhưng Sếp của bạn vẫn có những bí mật công việc được cấp trên chỉ thị riêng. Lựa chọn của họ luôn phải cân nhắc cả những bí mật đó.

Lắng nghe và ghi nhận thông tin nhanh, chuẩn

Việc lắng nghe và tiếp thu nhanh ý kiến chỉ đạo của Sếp chính là một bước quan trọng để bạn trở thành “cánh tay phải” đắc lực mà Sếp đang tìm kiếm. Những khi Sếp chia sẻ thông tin, hãy tập trung lắng nghe, vừa thể hiện sự tôn trọng, vừa thu thập dữ liệu cho quá trình làm việc.

Nếu Sếp bạn là người nói nhanh, nói nhiều thì bạn nên chuẩn bị cho mình một máy ghi âm nhỏ, cho phép ghi âm ngay chỉ với một nút bấm. Tuy nhiên, bạn nên nói bóng gió trước như kiểu “Hôm qua em xem phim kia, cô thư ký có cái máy ghi âm lời Sếp của cổ, thế là cô không bị sót thông tin nào cả”, nếu Sếp bạn khen hay thì nên áp dụng, còn nếu Sếp phản bác thì bạn biết ý Sếp rồi đó.

Hỏi ý kiến Sếp về hành trình phát triển

Sau một thời gian hợp tác, Sếp đã phần nào hiểu được tính cách và đánh giá được năng lực của bạn. Sếp là người đi trước, có nhiều kinh nghiệm cho hành trình phát triển sự nghiệp cá nhân, bạn nên hỏi Sếp để có thêm dữ liệu cho kế hoạch của riêng mình. Nhận được sự tin tưởng chia sẻ của bạn, Sếp sẽ rất hãnh diện và cảm thấy bạn là người coi trọng năng lực của Sếp. Khi con người đã đạt được cột mốc thành công trong đời, họ sẽ chú trọng nhiều đến sự tôn trọng mà mọi người dành cho mình, Sếp của bạn cũng vậy.

Làm Sếp thương, đi Sếp nhớ - đây là sự đan xen giữa cảm xúc quý mến nhân viên và sự tin tưởng, đánh giá cao năng lực làm việc của nhân viên. Muốn có cả hai điều này từ Sếp, Ms Upatalent thiết nghĩ bạn phải hiểu Sếp và trao cho Sếp cả hai khía cạnh tinh thần này.

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


 
HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.