- 420k
- 1k
- 870
“Làm sao để trở thành một trưởng phòng vận hành giỏi” luôn là câu hỏi canh cánh trong lòng những ứng viên định hướng sự nghiệp theo con đường quản trị vận hành, thậm chí cả những ai đang đảm nhận vai trò trưởng phòng vận hành cũng luôn đi tìm lời giải cho câu hỏi này. Không có con đường chung cho tất cả mọi người nhưng có nền tảng chung để linh hoạt theo từng hoàn cảnh thực tế và đây chính là nội dung mà HRchannels muốn chia sẻ hôm nay.
Trưởng phòng vận hành phải đảm nhận tốt cả 2 vai trò quản lý và chuyên môn, do đó, những gì ứng viên phải trang bị luôn đòi hỏi ở cấp độ cao
Được đào tạo chuyên ngành trong suốt 4 – 5 năm tại giảng đường đại học là lợi thế cho ứng viên. Tuy nhiên, nếu bạn không có lợi thế này, đừng lo lắng, những khóa học ngắn hạn hoặc các chương trình văn bằng 2, tại chức học buổi tối vẫn luôn mở rộng.
Thậm chí bạn có thể tham gia học bổ sung một số môn và thi tuyển các khóa thạc sĩ quản trị vận hành luôn. Dù bằng cấp đối với ứng viên trưởng phòng vận hành không phải là yếu tố quan trọng nhưng ở cương vị quản lý cao cấp, danh có chính thì ngôn mới thuận.
Những kỹ năng mềm luôn cần thiết dù bạn là nhân viên, chuyên viên hay quản lý ở bất cứ cấp độ nào. Với Operation Manager, những kỹ năng sau đây cần chú trọng trau dồi:
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán hiệu quả
Kỹ năng kiềm chế cảm xúc bản thân và điều tiết cảm xúc của đối phương
Kỹ năng xử lý linh hoạt nhiều việc cùng lúc
Kỹ năng quản lý nhân sự đắc nhân tâm
Kỹ năng phân tích, đánh giá số liệu và chia nhỏ nhiệm vụ giỏi…
>>>> Xem thêm: Mức lương của một trưởng phòng vận hành là bao nhiêu?
Một con đường thuận lợi cho tiến trình trở thành một trưởng phòng vận hành giỏi nên bắt đầu ngay từ khi bạn tốt nghiệp cấp 3 và lựa chọn ngành học. Những ngành liên quan đến quản trị vận hành, quản trị chuỗi cung ứng, quản lý logistics… đều là những ngành “hot” hiện nay liên quan đến vị trí Operation Manager tương lai.
Tuy vậy, việc làm trái ngành và “nên duyên” với ngành quản trị vận hành sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành khác vẫn thường xuyên xảy ra. Và kinh nghiệm thực tế chính là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất chứ không phải bằng cấp.
Vậy chúng ta hãy bắt đầu từ thời điểm bạn gắn kết với những công việc liên quan đến quản trị vận hành nhé !
Cấp độ đầu tiên khi còn là nhân viên vận hành, bạn phải chịu khó tiếp thu nhanh chỉ đạo từ cấp trên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đừng ngại khó, ngại khổ, vì bạn không nhất thiết gắn bó suốt đời cùng những gian khổ tại công ty hiện tại, nhưng bạn lại học được những kiến thức có giá trị suốt đời từ những gian khổ đó.
Bên cạnh đó, dành thời gian trau dồi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành và tiếng Anh giao tiếp, có thể học tại trường hoặc học online để linh động thời gian và tiết kiệm chi phí.
Sau 2 năm làm việc, bạn đã trở thành một chuyên viên giàu kinh nghiệm, có thể còn được bổ nhiệm làm trưởng bộ phận của phòng vận hành nữa. Lúc này, hãy dành 01 ngày cuối tuần, không làm gì cả, tĩnh tâm cân nhắc, bạn muốn bước tiếp trên con đường này không? Nếu câu trả lời là “có” thì hãy xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển sự nghiệp phù hợp nhất.
Khởi đầu là bằng cấp, nếu bạn không được đào tạo đúng chuyên ngành, hãy dành thời gian khi còn trẻ, còn nhiều sức khỏe và minh mẫn, tham gia khóa học cử nhân hoặc thi tuyển thạc sĩ quản trị vận hành, 2 – 4 năm trôi qua nhanh lắm.
Vị trí này không khác gì trợ lý cho trưởng phòng quản trị vận hành. Do vậy, bạn phải tranh thủ trang cơ hội học hỏi càng nhiều càng tốt từ trưởng phòng vận hành của mình.
Mọi yếu tố cần thiết từ kỹ năng chuyên môn đến kỹ năng quản lý đều phát triển nhanh nhất thông qua con đường ứng dụng thực tế. Khi được trao quyền quản lý, thay mặt trưởng phòng xử lý những vấn đề về vận hành, đừng từ nan, bạn sẽ có những kiến thức mà không một trường lớp nào có thể truyền dạy được.
>>> Có thể bạn quan tâm: Yêu cầu cho vị trí Trưởng phòng vận hành/ Operation Manager
Sau khoảng 05 năm phấn đấu theo kế hoạch đã vạch ra, đã đến lúc tiến đến vị trí trưởng phòng quản trị vận hành.
a. Chờ được đề bạt
Một số ứng viên lựa chọn con đường gắn bó với doanh nghiệp cũ để chờ được đề bạt. Đây cũng là lựa chọn tốt vì bạn sẽ cực kỳ sành sỏi quy trình tại doanh nghiệp nên trở thành một trưởng phòng vận hành giỏi không khiến bạn bị áp lực.
Tuy nhiên, chính sách đề bạt nhân viên lâu năm không phải doanh nghiệp nào cũng có. Mà nếu có thì ứng cử viên sáng giá không chỉ có một mình bạn. Hãy tìm hiểu và cân nhắc kỹ nếu không muốn phí hoài thanh xuân và cơ hội.
b. Ứng tuyển tại doanh nghiệp mới
Để rút ngắn thời gian thăng tiến, nhiều chuyên viên quản trị vận hành quyết định thử sức ứng tuyển trưởng phòng vận hành tại những doanh nghiệp quy mô vừa và cùng lĩnh vực hoạt động với doanh nghiệp cũ.
Điều này giúp họ củng cố kiến thức và kỹ năng quản lý hiệu quả, có thể xem là nghề dạy nghề. Với lợi thế cùng ngành nghề, quy mô vừa áp lực không quá lớn, bạn sẽ đủ không gian và thời gian điều chỉnh, bổ sung những kỹ năng quan trọng mà mình còn thiếu.
Sau khoảng 02 – 03 năm ở cương vị trưởng phòng quản trị, chắc chắn bạn đã đủ mọi năng lực và sự tự tin để tìm kiếm những cơ hội mới ở những doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Đội ngũ nhân sự tuyển dụng tại những tổ chức quy mô lớn đều có những tiêu chuẩn đánh giá rất khắt khe, một khi trúng tuyển ít nhiều bạn sẽ có áp lực và bỡ ngỡ trong môi trường mới, nhưng hãy tin rằng nhà tuyển dụng đã chọn thì bạn hoàn toàn xứng đáng.
>>>> Bạn quan tâm: Doanh nghiệp như thế nào sẽ tuyển dụng vị trí Operation Manager?
Với những chia sẻ về định hướng và kế hoạch phát triển qua từng giai đoạn của HRchannels trên đây, tin chắc rằng mỗi ứng viên đã có câu trả lời hợp lý nhất cho thắc mắc “Làm sao để trở thành một trưởng phòng vận hành giỏi”. Không có con đường hoa hồng cho thành công thực sự, chỉ có sự nỗ lực và cố gắng từng ngày mới giúp bạn chinh phục những đỉnh cao sự nghiệp.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet