maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Kỹ sư phần mềm và những thách thức khi làm nghề

Kỹ sư phần mềm và những thách thức khi làm nghề

Kỹ sư phần mềm hiện là công việc được nhiều bạn trẻ quan tâm bởi cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển rộng mở. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì vị trí này cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu về Kỹ sư phần mềm và những thách thức khi làm nghề qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về công việc rất thú vị này nhé.

MỤC LỤC
1- Kỹ sư phần mềm là gì?
2- Mô tả công việc của kỹ sư phần mềm

    2.1- Tìm hiểu nhu cầu khách hàng
    2.2- Thiết kế các chương trình, phần mềm ứng dụng
    2.3- Phối hợp với lập trình viên để viết code cho sản phẩm
    2.4- Kiểm tra và cài đặt chương trình cho khách hàng
    2.5- Thực hiện việc bảo trì, nâng cấp hệ thống

3- Vai trò của kỹ sư phần mềm đối với doanh nghiệp
4- Thách thức đối với vị trí kỹ sư phần mềm
5- Khắc phục những khó khăn khi là kỹ sư phần mềm


Tuyển cấp cao

1- Kỹ sư phần mềm là gì? 

Kỹ sư phần mềm hay Software Engineer là những chuyên gia khoa học máy tính. Họ sẽ vận dụng các kiến thức chuyên môn về nguyên lý kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình để tạo ra các sản phẩm phần mềm, các trò chơi trên máy tính và xây dựng các hệ thống tuỳ chỉnh theo yêu cầu của khách hàng.

Các kỹ sư phần mềm cần có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành, cũng như kỹ thuật ứng dụng các kiến thức toán học, khoa học, thiết kế để phát triển các sản phẩm phần mềm với nhiều chức năng khác nhau. 

Đồng thời họ cũng phải có tầm nhìn tổng quát và khả năng áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật chuyên sâu vào tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển phần mềm. Nói cách khác, Kỹ sư phần mềm sẽ phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, người dùng, sau đó dựa trên nguồn lực của công ty để tạo ra các phần mềm phù hợp với nhu cầu đó.
 

kỹ sư phần mềm là gì

Để có thể cân đối giữa nhu cầu khách hàng với nguồn lực doanh nghiệp Kỹ sư phần mềm sẽ phải làm việc, trao đổi với khách hàng, các cấp quản lý và cả những nhân sự có liên quan khác. Qua đó, họ sẽ tìm ra phương án phù hợp, xây dựng kế hoạch, đề xuất cách thức triển khai hệ thống phần mềm, rồi đưa ra các chỉ dẫn cần thiết để lập trình viên tiến hành công việc.

Hiện nay, công nghệ là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế và cuộc sống hiện đại. Chúng ta thường xuyên phải sử dụng các ứng dụng phần mềm để giải quyết công việc. Điển hình là ứng dụng Zoom hay Google Meet và các phần mềm tin học như Word, Excel, Powerpoint,… Vì vậy, Kỹ sư phần mềm chắc chắn là nghề nghiệp sẽ còn tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhiều người trong thời gian tới. 

2- Mô tả công việc của kỹ sư phần mềm 

Về cơ bản, kỹ sư phần mềm thường đảm nhận những công việc sau đây:

2.1- Tìm hiểu nhu cầu khách hàng 

Đây được xem là nhiệm vụ rất quan trọng vì suy cho cùng các sản phẩm tạo ra phải thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, việc xác định nhu cầu khách hàng còn cung cấp cho Kỹ sư phần mềm định hướng cụ thể khi phát triển sản phẩm.

Những việc làm hấp dẫn

Kỹ Sư Phần Mềm (Tự Động Hóa)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai CNTT-Phần mềm , Điện/HVAC/MEP

Kỹ sư Cầu Nối Phần Mềm (Tiếng Nhật)

Tokyo CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm

Kỹ Sư Thiết Kế (Ô tô)

Hà nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc Cơ khí/ Máy móc, Kiến trúc/ Thiết Kế , Ôtô / Xe Máy

Kỹ Sư Thiết Kế Bản Mạch (Tiếng Trung)

Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá Kiến trúc/ Thiết Kế , Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử

Kỹ Sư IE (Tiếng Trung)

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, Kỹ sư Công Nghiệp (IE)/Cải tiến sản xuất

Do đó, Kỹ sư phần mềm cần tiến hành tìm hiểu các nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm. Họ có thể đặt ra các câu hỏi như:

- Sản phẩm phải giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng?

- Khách hàng mong đợi điều gì khi sử dụng sản phẩm?

- Khách hàng cảm thấy thiết kế nào dễ sử dụng nhất?

...

Kỹ sư phần mềm có thể đặt ra rất nhiều câu hỏi khác nữa để tìm hiểu và xác định cụ thể các nhu cầu của khách hàng.

2.2- Thiết kế các chương trình, phần mềm ứng dụng 

Sau khi đã nắm rõ vấn đề của khách hàng, Kỹ sư phần mềm sẽ phối hợp cùng các thành viên khác để thiết kế ra các chương trình, phần mềm ứng dụng phù hợp nhất. Với kinh nghiệm, kỹ năng và sự sáng tạo, họ sẽ đảm bảo thiết kế được những sản phẩm tối ưu nhất, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. 

2.3- Phối hợp với lập trình viên để viết code cho sản phẩm 

Bước tiếp theo Kỹ sư phần mềm cần làm là phối hợp với lập trình viên để tạo ra sản phẩm. Cụ thể, họ sẽ giải thích, trình bày cho lập trình viên về nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Điều này đảm bảo các lập trình viên sẽ hiểu rõ và viết ra các chương trình khiến khách hàng hài lòng nhất.

2.4- Kiểm tra và cài đặt chương trình cho khách hàng 

Sau khi sản phẩm được hoàn thành, Kỹ sư phần mềm sẽ tiến hành kiểm tra lại tổng thể hệ thống xem có mắc lỗi gì hay không và cài đặt chương trình cho khách hàng. Đồng thời, họ còn có nhiệm vụ hướng dẫn sử dụng và giải đáp các thắc mắc của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng có thể thao tác và sử dụng chương trình hiệu quả nhất.

2.5- Thực hiện việc bảo trì, nâng cấp hệ thống 

Các phần mềm, ứng dụng luôn phải được bảo trì, nâng cấp thường xuyên mới có thể vận hành trơn tru. Do đó, Kỹ sư phần mềm có nhiệm vụ theo dõi và tiến hành kiểm tra định kỳ để sửa chữa, nâng cấp khi phần mềm gặp vấn đề hoặc trở nên lỗi thời.

3- Vai trò của kỹ sư phần mềm đối với doanh nghiệp 

Hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp, lượng thông tin, dữ liệu cần xử lý cũng rất lớn. Vì vậy, vai trò của Kỹ sư phần mềm cũng càng quan trọng hơn trước.

Đầu tiên có thể thấy, Kỹ sư phần mềm có thể giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh. Bằng cách sáng tạo ra các phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh và áp dụng chúng vào hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng phân tích lượng dữ liệu khổng lồ trong thời gian ngắn và tận dụng được các cơ hội bán hàng.

Với các doanh nghiệp trong ngành tài chính, ngân hàng thì việc ứng dụng phần mềm quản lý sẽ hỗ trợ việc phân tích dữ liệu một cách hiệu quả và theo thời gian thực. Nhờ vậy các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định quan trọng một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, các Kỹ sư phần mềm cũng giúp các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện công việc nhanh chóng, hiệu quả hơn. Các nhà quản lý cũng dễ dàng theo dõi tình hình, tiến độ công việc của nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí quản lý và gia tăng mối liên kết giữa các cấp bậc trong công ty.

4- Thách thức đối với vị trí kỹ sư phần mềm 

Bất kể ngành nghề, vị trí công việc nào cũng gặp ít nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình làm việc. Với vị trí Kỹ sư phần mềm, bạn thường phải gặp phải những thách thức chính sau:

4.1- Khó khăn trong vấn đề giao tiếp

Nhiệm vụ của Kỹ sư phần mềm là đảm bảo các dự án luôn hoàn thành đúng hạn và đảm bảo các yêu cầu của những bên liên quan. Do đó, họ sẽ phải làm việc, tương tác với rất nhiều đối tượng khác nhau. 

Tuy nhiên, thách thức đặt ra là phải giao tiếp, tương tác như thế nào để các bên đều có lợi? Phải làm sao để mọi việc được suôn sẻ? Điều này đã trở thành bài toán khó đối với những Kỹ sư phần mềm ít kinh nghiệm và cả những kỹ sư có nhiều kinh nghiệm.

4.2- Những khó khăn về kỹ thuật

Các Kỹ sư phần mềm luôn là những người có năng lực lập trình xuất sắc. Tuy nhiên, với sự thay đổi liên tục của ngành công nghệ, các kiến thức về lập trình, code hay tính logic trước đó đã không còn phù hợp. Điều này khiến họ gặp nhiều trở ngại trong việc phát triển phần mềm mới và các ứng dụng trong tương lai.

4.3- Làm việc nhóm 

Thông thường, các Kỹ sư phần mềm sẽ phải làm việc cùng một nhóm để xử lý thông tin, đề xuất ý tưởng, xử lý các vấn đề, gặp gỡ khách hàng,… Khi đó, họ cần có khả năng làm việc nhóm tốt để giải quyết tất cả công việc phát sinh.

Tuy nhiên, làm việc nhóm sao cho hiệu quả, linh hoạt lại không hề dễ dàng. Họ rất dễ đặt cái tôi quá lớn và khó chấp nhận ý kiến của người khác. Điều này gây ra không ít khó khăn cho quá trình thực hiện các dự án.

4.4- Ngoại ngữ yếu

Đối với các công việc trong ngành công nghệ thông tin thì kỹ năng ngoại ngữ rất quan trọng. Thế nhưng, thực tế cho thấy các Kỹ sư phần mềm còn khá yếu kỹ năng này. Dường như việc theo học một ngành nặng về khoa học, logic như IT đã làm hạn chế khả năng học ngôn ngữ của họ. Hệ quả là nhiều người có xu hướng né tránh học ngoại ngữ dù biết rõ tầm quan trọng của nó với công việc.

5- Khắc phục những khó khăn khi là kỹ sư phần mềm 

Những khó khăn, thách thức là điều khó tránh khi bạn chọn theo đuổi vị trí Kỹ sư phần mềm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giải quyết những vấn đề đó.

Trước tiên, bạn cần trang bị cho mình một nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc. Đồng thời bạn cũng cần liên tục, học hỏi các kiến thức công nghệ mới để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu phát triển phần mềm trong tương lai.

Thứ hai, bạn nên chủ động rèn luyện các kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết công việc hiệu quả hơn. Một số kỹ năng quan trọng bạn phải chú tâm trau dồi như: kỹ năng giao tiếp, khả năng đàm phán, thuyết phục, kỹ năng quản lý dự án, quản lý thời gian và kỹ năng phân bổ nguồn lực.

Sau cùng, bạn cần quan tâm nâng cao năng lực ngoại ngữ để có thể đọc hiểu các tài liệu quan trọng, cập nhật các kiến thức ngành mới cũng như mở rộng môi trường làm việc ra ngoài quốc tế.

Trên đây là một số thông tin về vị trí Kỹ sư phần mềm và những thách thức khi làm nghề mà Ms Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với những bạn yêu thích ngành công nghệ và muốn theo đuổi sự nghiệp của một Kỹ sư phần mềm. Chúc bạn thành công!
 

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.