- 420k
- 1k
- 870
Kỹ sư xây dựng là người chịu trách nhiệm chất lượng cả một công trình, có thể nói là chịu trách nhiệm an toàn cho cả người và tài sản hiện hữu tại công trình đó. Vì vậy, doanh nghiệp khi tuyển dụng kỹ sư xây dựng không chỉ dựa vào trình độ học vấn, bằng cấp mà còn cân nhắc về những kỹ năng của một kỹ sư xây dựng (Construction Engineer). Để các ứng viên thuận lợi hơn trong việc hoàn thiện hành trang ứng tuyển, HRchannels sẽ chia sẻ những kỹ năng quan trọng mà một kỹ sư xây dựng cần rèn luyện.
Mục lục:
1. Rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân
2. Khả năng tính toán và vận dụng số liệu hiệu quả
3. Kỹ năng đọc hiểu văn bản
4. Kỹ năng giao tiếp linh hoạt
5. Kỹ năng lãnh đạo khéo léo
6. Kỹ năng tổ chức sắp xếp công việc
7. Khả năng giải quyết vấn đề
Xem thêm >>>> Việc làm Xây dựng
Những ngành nghề kỹ thuật đều đòi hỏi độ chuẩn xác trong quá trình thao tác hoàn thiện hoặc sửa chữa sản phẩm của mình. Đối với kỹ sư xây dựng, sản phẩm của họ chính là những công trình mà có rất nhiều con người và tài sản sẽ sử dụng, khai thác và hoạt động trên đó, do vậy, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm là yêu tố tiên quyết mà mỗi kỹ sư xây dựng phải sở hữu.
Đọc bản vẽ, quyết toán công trình, tính toán dự trù thi công…tất cả đều đòi hỏi một kỹ năng toán học nhanh nhẹn. Vì vậy, ngay từ khi còn ở giảng đường, các môn học giải tích, đại số, hình học, lượng giác tưởng chừng chỉ là môn đại cương nhưng lại là hành trang vô cùng quan trọng theo bạn suốt bước đường sự nghiệp sau này.
Tiếp xúc bản vẽ thi công thiết kế là điều mà bất cứ kỹ sư xây dựng nào cũng phải thực hiện. Đọc không hiểu bản vẽ đồng nghĩa bạn không thể lên kế hoạch chi tiết cho các bước thi công công trình mà mình đảm nhận.
Đọc hiểu sai bản vẽ đồng nghĩa bạn sẽ cho ra đời một công trình kém chất lượng, nguy hại đến cả tính mạng và tài sản.
Tất cả đều dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho chính kỹ sư xây dựng và cả uy tín của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngay từ vòng phỏng vấn trực tiếp đầu tiên, doanh nghiệp đều sẽ kiểm tra kỹ lưỡng khả năng đọc hiểu văn bản của ứng viên kỹ sư xây dựng, cụ thể là những bản vẽ thiết kế công trình từ đơn giản đến phức tạp.
>>> Đọc thêm: Kỹ sư xây dựng: công việc, kỹ năng, mức lương, cơ hội nghề nghiệp
Những đối tượng kỹ sư xây dựng thường xuyên giao tiếp gồm có :
Công nhân xây dựng (thường xuyên nhất)
Đội ngũ kỹ sư xây dựng cùng công trình
Quản lý trực tiếp phòng kỹ thuật xây dựng
Cán bộ địa chính tại nơi triển khai công trình …
Mỗi đối tượng cần có cách giao tiếp và trao đổi thông tin khác nhau. Một kỹ sư xây dựng có tố chất giao tiếp giỏi sẽ rất thuận lợi trong công việc hằng ngày, điển hình như việc truyền đạt và hướng dẫn công nhân xây dựng thực hiện công việc theo đúng kỹ thuật bằng ngôn ngữ chuyên môn chưa chắc đã hiệu quả bằng cách nói dân dã thường ngày.
Kỹ sư xây dựng dù chỉ quản lý một hạng mục nhỏ trong công trình thì dưới họ cũng đã có đến vài công nhân thi công. Do vậy, việc quản lý một đội nhóm nhỏ hay lớn đều đòi hỏi kỹ năng quản lý khéo léo.
Quản lý quá khắt khe sẽ khiến cấp dưới bất bình, không hợp tác, quản lý lỏng lẻo sẽ làm mất đi tính kỷ luật, chính vì vậy, kỹ sư xây dựng phải linh hoạt theo từng trường hợp, từng đối tượng để có thể “đắc nhân tâm” trong công tác quản lý được giao.
Đừng bỏ lỡ >>> Làm sao để kỹ sư xây dựng có mức lương cao?
Mỗi dự án,kỹ sư xây dựng phải đảm nhận nhiệm vụ triển khai, giám sát, theo dõi sát sao công trình, đảm bảo công nhân thi công thực hiện đúng thiết kế và tiến độ dự án đã phê duyệt.
Nhưng thực tế, mỗi kỹ sư xây dựng không chỉ quản lý một dự án, mà cùng một lúc, doanh nghiệp sẽ phân công nhiệm vụ ở nhiều dự án khác nhau. Như vậy, khối lượng công việc tăng lên, kết hợp với sự di chuyển kiểm soát giữa các công trình sẽ tạo nhiều áp lực cho công việc mỗi ngày.
Vì vậy, một kỹ sư xây dựng giỏi cần sắp xếp công việc khoa học để không xảy ra tình trạng chồng chéo việc, đảm bảo kiểm soát đầy đủ mọi bước kỹ thuật quan trọng mà mỗi dự án đặt ra.
Sửa chữa một thiết bị điện tử nhỏ cũng có thể phát sinh vấn đề, huống hồ kỹ sư xây dựng đảm nhận thi công cả một công trình lớn thì việc phải đối mặt với những tình huống ngoài dự kiến là điều khó tránh khỏi.
Để không ảnh hưởng đến tiến độ công trình, kỹ sư xây dựng phải rèn luyện cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề. Thực tế, kỹ năng này rèn luyện tốt nhất đều thông qua thực tế làm việc, tuy nhiên, để không phải mất nhiều thời gian, bạn có thể áp dụng các cách sau :
Vấn đề của đồng nghiệp hôm nay rất có thể là của bạn trong tương lai, ghi nhớ cách giải quyết hiệu quả trong nhiều tình huống sẽ giúp bạn chủ động ứng phó ngay khi gặp phải.
Những quyền hạn này cho phép bạn tự đưa ra quyết sách giải quyết ngay lập tức, không mất thời gian chờ đợi, không lo trễ tiến độ thi công. Tuy nhiên, tất cả những vấn đề mà bạn được phép quyết định nên được thống nhất bằng văn bản hoặc hợp đồng lao động để bảo vệ bạn trong trường hợp doanh nghiệp cần đối chất.
Những sự cố hay tình huống quan trọng, kỹ sư xây dựng nên thông báo lên cấp trên để xin hướng giải quyết. Một mặt cập nhật tình hình thực tế nhanh nhất cho lãnh đạo, mặt khác hạn chế những ràng buộc trách nhiệm không đáng có.
Trong 7 kỹ năng cần có của một kỹ sư xây dựng (Construction Engineer) mà HRchannels đã tổng hợp và chia sẻ, chắc chắn không một ai ngay ban đầu đã có đầy đủ tất cả, nhưng bằng thời gian và sự quyết tâm, mỗi ứng viên nên tự xây dựng lộ trình hoàn thiện bản thân cho chính mình. Bởi lẽ, đây chính là những kỹ năng mà các kỹ sư xây dựng thành công đã gửi gắm HRchannels truyền tải thông điệp như một lời khuyên chân thành nhất đến các lớp kỹ sư tiếp nối.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet