- 420k
- 1k
- 870
Để đảm bảo các sản phẩm được cung cấp cho khách hàng với chất lượng tốt nhất, các doanh nghiệp sẽ xây dựng hệ thống chỉ số KPI trong công tác kiểm soát chất lượng. Các chỉ số KPI sẽ giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả của các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Vậy KPI của QC Manager gồm những gì? Các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của HRchannels nhé.
Để xây dựng KPI cho vị trí QC Manager bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
1- Xác định các mục tiêu hoạt động cho QC Manager theo tháng, quý và theo năm
2- Xác định các kết quả công việc cần đạt được
3- Xác định danh sách các nhiệm vụ cần hoàn thành
4- Xây dựng lịch trình làm việc cụ thể để hoàn thành từng nhiệm vụ
5- Xác định phương pháp phù hợp để đo lường kết quả công việc
6- Xây dựng chỉ số KPI cho QC Manager
Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ phòng Quản lý chất lượng
Tùy thuộc vào đặc điểm, quy mô và lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà KPI của vị trí QC Manager sẽ khác nhau. Dưới đây là một số chỉ số KPI của QC Manager mà bạn có thể tham khảo:
Chỉ số này được dùng để đánh giá hiệu quả hoặc hiệu suất của quá trình sản xuất. Ví dụ như số ngày cần thiết để hoàn thành một đơn đặt hàng.
Chỉ số này nhằm đo lường số lượng sản phẩm được hoàn thành chính xác trong lần đầu tiên mà không phải trải qua bất kỳ sửa đổi nào trước khi đem bán cho khách hàng. Chỉ số này không chỉ thể hiện hiệu suất sản xuất mà còn là một mục tiêu.
Tất cả những sản phẩm không đúng trong lần đầu tiên đều bị rút khỏi quy trình sản xuất. Các sản phẩm không vượt qua quy trình kiểm soát chất lượng sẽ không đến được tay người tiêu dùng, nhờ vậy mà có thể ngăn chặn những phàn nàn của khách hàng.
'Xem thêm: 30 Câu hỏi và trả lời phỏng vấn vị trí Quản Lý Chất Lượng
Như đã nói ở trên chỉ số này không chỉ là một KPI về kiểm soát chất lượng mà còn là một mục tiêu, nên khi không hoàn thành đồng nghĩa với việc mục tiêu không thể đạt được và bộ phận liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm về điều này. Quan trọng hơn chỉ số này còn cho thấy bộ phận sản xuất đang sản xuất ra các sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn.
Chỉ số chậm sẽ không dự báo bất cứ điều gì về trạng thái trong tương lai. Trong khi đó chỉ số nhanh dựa trên dữ liệu quá khứ để thể hiện điều gì đó trong tương lai.
Ví dụ: KPI về tỷ lệ khiếu nại cho thấy tỷ lệ giữa số đơn khiếu nại và số lượng bán ra. Đây là một chỉ số chậm, nó thể hiện chất lượng các sản phẩm đã bán trước đó là tốt hay xấu. KPI này không tác động trực tiếp đến tương lai cũng như sẽ không cho bạn biết điều gì về tương lai.
Xem thêm: KPI là gì? Những điều cần biết về KPI phòng nhân sự
Chỉ số này được tính bằng cách lấy số lượng các hành động cải tiến quá hạn chia cho số lượng các hành động cải tiến đang mở. Tỷ lệ phần trăm này sẽ cho biết bạn đã thực hiện hành động cải thiện và ngăn ngừa sai lầm tái diễn tốt như thế nào. Đồng thời chỉ số này cũng cho thấy việc thực hiện các hoạt động cải thiện của bạn đang hoạt động tốt ra sao.
Với chỉ số này, về cơ bản QC Manager sẽ tăng số lượng thử nghiệm hàng ngày trong quy trình kiểm soát chất lượng. Cụ thể họ sẽ cho kiểm tra toàn bộ các thiết bị khác nhau để đảm bảo chúng đang hoạt động tốt. Đồng thời, còn kiểm tra từng chi tiết nhỏ nhất của sản phẩm sau cùng. Điều này đảm bảo sản phẩm sẽ có chất lượng tốt nhất.
Khách hàng có thể tìm ra rất nhiều khiếm khuyết của sản phẩm. Nếu như khách hàng tìm thấy quá nhiều lỗi nghiêm trọng trên sản phẩm thì doanh nghiệp của bạn có thể gặp bất lợi.
Trong một khoảng thời gian, doanh nghiệp có thể xuất xưởng rất nhiều sản phẩm có lỗi. Vì vậy QC Manager cần thay đổi điều này để đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp và không làm mất khách hàng.
Để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, QC Manager cần đảm bảo tất cả các thiết bị sản xuất đang hoạt động hiệu quả. Khi các thiết bị sản xuất hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm nhanh hơn và ít bị lỗi hơn.
Bất kể doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong ngành nào, thì sẽ luôn có một bộ quy tắc mà các sản phẩm của doanh nghiệp phải tuân thủ. Đó có thể là chính sách bảo mật, chính sách liên quan đến sức khỏe, hoặc bất cứ vấn đề nào khác. Nhiệm vụ của QC Manager khi thực hiện kiểm soát chất lượng là phải đảm bảo luôn cập nhật các quy định khác nhau trong ngành. Nếu các sản phẩm của doanh nghiệp đang không phù hợp với các quy định, hãy tập trung cải thiện tỷ lệ tuân thủ trong thời gian nhanh nhất.
Trên đây là những thông tin về KPI của QC Manager mà HRchannels muốn gửi đến các bạn. Hy vọng với những thông tin này các bạn có thể xây dựng được hệ thống KPI cho vị trí QC Manager phù hợp với doanh nghiệp của mình.
HRchannels - Great Solution. Great People! HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com Website: www.hrchannels.com Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội |
Nguồn ảnh: internet