maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Tư Vấn Nghề Nghiệp

Xây dựng bộ KPI của phòng nhân sự hiệu quả

Xây dựng bộ KPI của phòng nhân sự hiệu quả

Đánh giá hiệu quả công việc là việc làm cần thiết để đưa công ty ngày càng phát triển. Nhu cầu đánh giá hiệu quả công việc xuất hiện trong mọi bộ phận của doanh nghiệp. Từ phòng kinh doanh, marketing…cho đến phòng nhân sự. Thiết lập KPI cho phòng nhân sự là chìa khóa để tận dụng tối đa sức mạnh nguồn nhân lực của công ty và đáp ứng các mục tiêu chiến lược của phòng nhân sự.

KPI của phòng nhân sự là gì?

KPI của phòng nhân sự là các chỉ số đánh giá hiệu quả công việc mà phòng nhân sự phải đáp ứng được.

Các chỉ số KPI của phòng nhân sự thường dùng để đánh giá hiệu quả các quá trình tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân tài… Dựa vào các chỉ số này, doanh nghiệp sẽ đặt ra các mục tiêu và theo dõi được các biện pháp đang thực hiện có phù hợp để đạt được các mục tiêu đó hay không.

kpi-cua-phong-nhan-su-
>>> Đọc thêm: Cơ cấu tổ chức phòng nhân sự gồm những bộ phận nào?

Cách thiết lập KPI cho phòng nhân sự

Các chỉ số này sẽ gắn liền với hoạt động của phòng nhân sự trong một thời gian dài và được dùng để đánh giá sự phát triển của bộ phận cũng như đưa ra các dự báo. Vì vậy, cần xác định rõ các chỉ số này ngay từ lúc ban đầu. Khi thiết lập một chỉ số KPI bất kỳ cho phòng nhân sự cần lưu ý bốn điểm sau:

  • Đối tượng cần đánh giá: trước tiên cần xác định chính xác đối tượng bạn cần đánh giá là gì? Đó có thể là chi phí trung bình mỗi đợt tuyển dụng hoặc tỷ lệ phần trăm số lần một nhân viên nghỉ bệnh.

  • Mục tiêu: KPI nhằm giúp doanh nghiệp đạt được một mục tiêu nhất định nào đó. Vì vậy hãy xác định một mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn như: giảm 2% thời gian nghỉ bệnh.

  • Nguồn: nhận biết rõ đâu là nơi cần thu thập thông tin để hòan thành KPI. Đó có thể là thông qua CRM hay một phần mềm nhân sự.

  • Tần suất: xác định bao lâu doanh nghiệp cần xem xét từng KPI và thiết lập một tần suất phù hợp.

Những việc làm hấp dẫn

HR Manager (Construction)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Xây dựng

Human Resource Manager

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Hành chánh/Thư ký , Nhân sự

HR Admin Manager (Manufacturing)

Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất

HR Manager (Manufacturing)

Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất

HR Manager (Manufacturing)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất

Ví dụ: doanh nghiệp muốn đo lường thời gian trung bình nhân viên làm việc tại công ty, thì cần xác định các điểm sau:

  • Đối tượng cần đánh giá: số năm trung bình một nhân viên làm việc tại công ty

  • Mục tiêu: 4 năm

  • Nguồn: phần mềm nhân sự

  • Tần suất: hàng quý 

kpi-cua-phong-nhan-su->>> Có thể bạn quan tâm: Chức năng, nhiệm vụ, vai trò phòng nhân sự

Các chỉ số KPI phổ biến nhất của phòng nhân sự

KPI là công cụ cơ bản của phòng nhân sự, bất kể là để phát triển các kế hoạch chiến lược hay thực hiện các vấn đề kiểm toán bộ phận. Mỗi công ty cần xác định các chỉ số KPI của phòng nhân sự sao cho phù hợp với các nhu cầu của riêng họ. Tuy nhiên, có một số chỉ số chính doanh nghiệp cần đánh giá. Đây cũng là các KPI của phòng nhân sự phổ biến nhất, có thể giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất của phòng nhân sự.

1. Mức độ hài lòng của nhân viên

Môi trường làm việc của công ty có tốt hay không? Hiệu suất công việc có như mong đợi hay không? Cách tốt nhất để có câu trả lời cho các vấn đề này là tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên đối với môi trường làm việc và xem xét kết quả thu được nhằm phát hiện các vấn đề tiêu cực, đồng thời có giải pháp cải thiện. Môi trường làm việc là yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên, cải thiện tinh thần làm việc của họ và tạo dựng thương hiệu tuyển dụng nhằm thu hút nhân tài.

Cách tính chỉ số này không quá khó, bạn có thể sử dụng cách thức khá đơn giản sau đây cho doanh nghiệp của mình. Hãy yêu cầu nhân viên xếp loại môi trường làm việc theo thang điểm từ 1 đến 10, sau đó tính số liệu trung bình của tất cả các câu trả lời.

kpi-cua-phong-nhan-su-

2. Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên

Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên thể hiện khả năng giữ chân nhân tài của các doanh nghiệp. Nói cách khác, chỉ số này cho biết khoảng thời gian gắn bó trung bình của một nhân viên đối với doanh nghiệp, điều này cũng thể hiện sự ổn định về mặt nhân sự của doanh nghiệp. Tỷ lệ nghỉ việc cao khiến công ty tốn kém tiền bạc vì mất đi nhân tài và chi phí cho việc tuyển dụng. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy mức lương đang thấp hơn so với thị trường hoặc là môi trường làm việc không tốt.

Cách tính: (số lượng nhân viên rời bỏ công ty trong một năm / số lượng nhân viên trung bình trong năm đó) x 100

3. Tỷ lệ vắng mặt của nhân viên 

Tỷ lệ vắng mặt thể hiện tỷ lệ số ngày vắng mặt của nhân viên trên số ngày làm làm việc trong một khoảng thời gian, như là một tháng, một quý hay một năm. Khi tính tỷ lệ vắng mặt, bạn có thể xác định được tỷ lệ số ngày nhân viên vắng mặt trong mỗi kỳ.

KPI này có thể giúp phòng nhân sự dự đoán sự vắng mặt của nhân viên hoặc phát hiện các vấn đề có liên quan đến cách thức hoạt động của công ty. 

4. Thời gian tuyển dụng trung bình

Chỉ số này cho biết doanh nghiệp mất bao lâu để tuyển dụng thành công một nhân viên mới. Bằng cách tính toán chỉ số này, bạn sẽ giải quyết được các vấn đế liên quan đến việc tiết kiệm thời gian và nguồn lực của công ty cũng như cải thiện hiệu suất tuyển dụng. Thời gian tuyển dụng trung bình càng thấp thì càng tốt.  

Để tính được chỉ số này, bạn cần xác định số ngày diễn ra đợt tuyển dụng, tính từ lúc đăng tin tuyển dụng đến ngày nhân viên mới bắt đầu làm việc, sau đó tính trung bình cho toàn công ty. Khi tính chỉ số này, bạn cần có một mẫu đủ lớn, vì sẽ có một số vị trí khó tuyển dụng hơn các vị trí khác.

kpi-cua-phong-nhan-su-
>>> Bạn xem thêm: Cách xây dựng một phòng nhân sự làm việc hiệu quả

5. Chi phí tuyển dụng

Chỉ số này thể hiện doanh nghiệp cần đầu tư bao nhiêu để tuyển dụng được một nhân sự mới. Các yếu tố cần chú ý khi tính chỉ số này bao gồm:

  • Chi phí tuyển dụng: phí quảng cáo, phí đăng tin tuyển dụng trên các nền tảng trực tuyến, hao phí thời gian của nhà tuyển dụng, chi phí ATS hoặc phần mềm tuyển dụng.

  • Chi phí đào tạo: tài liệu học tập, chi phí phải trả cho người dạy học…

Cách tính: (tổng chi phí tuyển dụng nội bộ+ tổng chi phí tuyển dụng thuê ngoài) / (tổng số nhân viên được tuyển dụng trong một khoảng thời gian)

6. Tỷ lệ chuyển đổi của việc tuyển dụng

Tỷ lệ này giúp xác định các phương pháp hoặc kênh tuyển dụng phù hợp để có được ứng viên thích hợp nhất. Thông qua dữ liệu này doanh nghiệp có thể so sánh và có phương pháp tối ưu hóa quy trình tuyển dụng để giảm các chi phí có liên quan. 

Công thức tính: (số lượng ứng viên được chọn / tổng số ứng viên) x 100

7. Chỉ số tai nạn lao động

Đây là một chỉ số quan trọng khác trong KPI của phòng nhân sự. Chỉ số này giúp bạn đánh giá xem các biện pháp an toàn lao động có được thực hiện đúng và có hiệu quả hay không. Các thông tin này khá nhạy cảm trong một số lĩnh vực. Chỉ số này được tính dựa trên số tai nạn có thương tích trên một triệu giờ làm việc trừ đi số người lao động phải chịu rủi ro.

Cách tính: (số vụ tai nạn có thương tích x 1.000.000) / (tổng số giờ làm việc - những người chịu rủi ro).

kpi-cua-phong-nhan-su-

Quy tắc thiết lập KPI hiệu quả cho phòng nhân sự

Trước tiên, KPI nên đề cập tới một nhiệm vụ hoặc là một hành động cụ thể. Như là: giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên 2%. Kế đó, chỉ số này phải đo lường được, phải có khả năng thực hiện được, đồng thời có liên quan đến doanh nghiệp và cung cấp các thông tin giá trị. Sau cùng mỗi KPI cần được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định và phải được đánh giá thường xuyên.

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.