- 420k
- 1k
- 870
KPI từ lâu đã được biết đến là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp đo lường hiệu suất hoạt động của toàn công ty, của mỗi bộ phận và của từng cá nhân. Mỗi một bộ phận, vị trí công việc hay chức danh sẽ có một bản KPI khác nhau để đánh giá và đo lường hiệu quả, hiệu suất công việc cũng như khả năng phát triển trong dài hạn. Nói một cách đơn giản thì KPI giúp doanh nghiệp đánh giá năng lực của từng bộ phận hoặc cá nhân, từ đó có định hướng để giao phó công việc sao cho phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất.
Đối với KPI của phòng kỹ thuật, doanh nghiệp sẽ phải dựa trên các yêu cầu và chỉ tiêu cụ thể mà thiết lập sao cho hợp lý nhất. Quan trọng nhất là phải giúp các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra được các chiến lược chi tiết và cụ thể đến từng nhân viên trong doanh nghiệp. Đồng thời còn giúp nhà quản lý dễ dàng đánh giá năng lực và định hướng công việc cho nhân viên của mình. Hiểu rõ nhân viên, truyền tải được mong muốn của doanh nghiệp tới nhân viên sẽ giúp cho các chiến lược phát triển của doanh nghiệp diễn ra theo đúng định hướng và mục tiêu đã đặt ra. Thông qua KPI của phòng kỹ thuật, nhà quản lý có thể hình dung được kết quả cần hướng tới, từ đó họ có thể dễ dàng đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng hơn.
Để có thể xây dựng KPI của phòng kỹ thuật, doanh nghiệp nên tuần tự thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Xác định một cách rõ ràng, cụ thể các mục tiêu hoạt động cho phòng kỹ thuật theo định kỳ và phù hợp với nhu cầu quản lý của doanh nghiệp. Bạn có thể thiết lập mục tiêu theo tháng, quý, sáu tháng hoặc theo từng năm.
Bước 2: Xác định kết quả mục tiêu (KRA) các công việc mà bạn trông đợi phòng kỹ thuật có thể hoàn thành. Đây phải là một con số cụ thể, có khả năng đo lường được và là một hoạt động thực tế, có thể kiểm soát được. KRA chính là kết quả sau cùng của mọi hoạt động. Một điểm khác bạn cần lưu ý là các mục tiêu này phải phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của phòng kỹ thuật.
Bước 3: Xác định danh sách các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện. Bạn cần xác định các nhiệm vụ chính mà phòng kỹ thuật cần phải thực hiện. Bởi vì đây chính là căn cứ để bạn xây dựng hệ thống KPI. Các nhiệm vụ cần được xác định một cách rõ ràng, cụ thể và có khả năng thực hiện được.
Bước 4: Xác định mục đích cần đạt của các tiến trình làm việc cho từng KRA và từng nhiệm vụ.
Bước 5: Xác định phương pháp đo lường kết quả các KRA, nhiệm vụ và quá trình thực hiện công việc. Phụ thuộc vào đặc điểm của các nguồn dữ liệu mà bạn cần có phương thức đo lường phù hợp. Chẳng hạn như, các dữ liệu định lượng có thể sử dụng công thức tính hoặc là các thang điểm; trong khi đó, các dữ liệu định tính cần được xác định dựa trên các tiêu chí đánh giá.
Bước 6: Thiết lập hệ thống KPI cho phòng kỹ thuật. KPI được xây dựng để thúc đẩy bộ phận thực hiện đúng mô tả và yêu cầu công việc, vì thế cần dựa vào trách nhiệm của bộ phận khi xây dựng KPI. Các chỉ số KPI này còn phải đảm bảo nguyên tắc SMART và phải có nguồn thu thập thông tin cụ thể ở hiện tại hoặc trong tương lai. Đồng thời cần xác định kỳ đánh giá phù hợp với từng chỉ số, thông thường kỳ đánh giá sẽ là theo tháng, quý và năm.
>>> Xem thêm: Mô tả công việc phòng kỹ thuật
Xây dựng hệ thống KPI đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc đánh giá hiệu quả công việc của mỗi cá nhân, các mục tiêu và tổng thể hệ thống quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Việc phát triển các chỉ số KPI sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra các hệ thống đo lường, hệ thống thông tin xuyên suốt trong toàn doanh nghiệp.
Khi xây dựng hệ thống KPI cho phòng kỹ thuật, doanh nghiệp nên xây dựng KPI tập trung vào 3 – 5 KRA, không nên tạo ra quá nhiều KPI. Bên cạnh đó cần biết cách thay đổi linh hoạt theo từng giai đoạn kinh doanh nhất định hoặc phù hợp với những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chức năng, nhiệm vụ của phòng kỹ thuật
1. Process KPI – chỉ số này được dùng để đo lường hiệu suất hoặc hiệu quả quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
2. Input KPI – đo lường mức độ tài sản và nguồn vốn được đầu tư hoặc đã được sử dụng nhằm tạo ra kết quả kinh doanh.
3. Output KPI – đo lường các kết quả tài chính và phi tài chính đã đạt được.
4. Leading KPI – đánh giá các hoạt động có khả năng ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Được gọi là chỉ số trước hay chỉ số dẫn dắt hiệu suất. Chỉ số này tập trung vào tương lai, nhằm nâng cao kết quả trong tương lai và chỉ mang tính tiên lượng chứ không phải kết quả thực tế.
5. Lagging KPI – được gọi là chỉ số sau, thể hiện kết quả cuối cùng. Chỉ số này cho biết kết quả đầu ra của hành động.
6. Outcome KPI – phản ánh kết quả tổng thể hoặc là tác động của các hoạt động kinh doanh về phương diện lợi ích kinh tế được tạo ra, như là một định lượng của kết quả hoạt động.
7. Qualitative KPI – thể hiện đặc tính, ý kiến, thuộc tính hoặc một đặc điểm nào đó. Ví dụ như mức độ hài lòng của nhân viên.
8. Quantitative KPI – là một chỉ số có thể đo được, thể hiện kết quả của việc đếm, cộng, hoặc tính số trung bình. Dữ liệu định lượng phổ biến nhất trong việc đo lường và nó tạo nên xương sống của hết hết các chỉ số KPI.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
Nguồn ảnh: internet