maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mô Tả Công Việc

KPI cho vị trí Trưởng phòng sản xuất

KPI cho vị trí Trưởng phòng sản xuất

Trưởng phòng sản xuất là vị trí đặc biệt quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Bởi vậy, doanh nghiệp rất chú trọng việc thiết lập KPI cho vị trí này nhằm đảm bảo kết quả kinh doanh luôn được tối ưu. 

Trong bài viết này, Ms Uptalent sẽ giúp bạn đọc khám phá các chỉ số KPI cho vị trí Trưởng phòng sản xuất và những lưu ý quan trọng giúp bạn xây dựng cũng như triển khai KPI thành công cho vị trí này. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!

MỤC LỤC
1- Trưởng phòng sản xuất là gì? 
2- KPI cho vị trí Trưởng phòng sản xuất gồm những gì? 

    2.1- KPI về số lượng sản phẩm lỗi
    2.2- KPI quản lý nguyên vật liệu
    2.3- KPI quản lý đơn hàng

3- Những lưu ý khi thiết lập KPI cho vị trí Trưởng phòng sản xuất
4- Cần chú ý gì để thực hiện KPI tốt nhất cho vị trí này?




Việc làm sản xuất

1- Trưởng phòng sản xuất là gì?  

Trưởng phòng sản xuất là người đứng đầu bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Vai trò của họ là quản lý toàn bộ quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của một công ty.

Nhiệm vụ chính của Trưởng phòng sản xuất là vừa quản lý về kỹ thuật vừa giám sát quá trình sản xuất. Họ sẽ trực tiếp lên kế hoạch, kiểm tra, điều động và giám sát toàn bộ quá trình sản xuất nhằm đảm bảo dây chuyền sản xuất luôn hoạt động ổn định, các sản phẩm làm ra luôn đảm bảo chất lượng với mức chi phí thấp nhất.

2- KPI cho vị trí Trưởng phòng sản xuất gồm những gì?  

Mẫu KPI vị trí Trưởng phòng sản xuất phổ biến thường gồm các tiêu chí sau:

2.1- KPI về số lượng sản phẩm lỗi 

Chỉ số này bao gồm tỷ lệ phải tiến hành làm lại và tỷ lệ sản phẩm bị hỏng hoàn toàn. Trong đó:

+ Tỷ lệ phải tiến hành làm lại phản ánh số sản phẩm không đạt yêu cầu nhưng vẫn có thể sửa chữa được. Tỷ lệ này càng nhỏ sẽ cho thấy hiệu suất của nhà máy càng cao.

+ Tỷ lệ sản phẩm bị hỏng hoàn toàn thể hiện số lượng sản phẩm bị hỏng hoàn toàn của nhà máy. Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy số lượng sản phẩm bị hỏng chia cho tổng số lượng sản phẩm làm ra.

2.2- KPI quản lý nguyên vật liệu 

Những việc làm hấp dẫn

Trưởng Phòng Kế Hoạch Sản Xuất (Tiếng Trung)

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất

Trưởng Phòng Sản Xuất

Hà nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất

Kế Toán Trưởng (Tiếng Trung)

Hà nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất

Trưởng phòng Kế Toán - Tài Chính (Tiếng Trung)

Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Quản lý điều hành , Sản Xuất

Trưởng Bộ Phận Kho (Cơ Khí)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Cơ khí/ Máy móc, Kho vận, Sản Xuất

Chỉ số KPI về quản lý nguyên vật liệu bao gồm KPI định mức sử dụng nguyên vật liệu và tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu. Cụ thể

+ KPI về định mức sử dụng nguyên vật liệu thể hiện số lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm. Đây là tiêu chí quan trọng giúp định giá sản phẩm và tìm kiếm phương án tiết kiệm chi phí.

+ KPI tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu được dùng để đo lường tỷ lệ phần trăm hao hụt có thể chấp nhận cho một đơn hàng. Tỷ lệ này càng cao sẽ cho thấy lượng nguyên liệu bị tiêu hao vượt định mức càng lớn. Đồng thời, Trưởng phòng sản xuất cũng có thể dựa trên tỷ lệ này để ước tính lượng nguyên vật liệu cần nhập.

2.3- KPI quản lý đơn hàng 

Chỉ số này bao gồm hai tiêu chí giá trị đơn đặt hàng tối thiểu phải đạt được và tỷ lệ lợi nhuận phải đạt được.

+ Giá trị đơn đặt hàng tối thiểu phải đạt chính là giá trị thấp nhất của một đơn hàng mà doanh nghiệp có thể đảm bảo được tỷ lệ lợi nhuận.

+ Tỷ lệ lợi nhuận phải đạt được là chỉ tiêu quan trọng giúp Trưởng phòng sản xuất điều chỉnh chi phí sản xuất nhằm đạt được mức lợi nhuận đã đặt ra.

3- Những lưu ý khi thiết lập KPI cho vị trí Trưởng phòng sản xuất 

Việc thiết lập KPI cho Trưởng phòng sản xuất có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần đặc biệt cẩn trọng khi bắt tay xây dựng KPI. Sau đây là một số lưu ý hữu ích dành cho bạn khi thiết lập KPI cho Trưởng phòng sản xuất.

3.1- KPI phải có mối tương quan với các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp

Như đã nói, Trưởng phòng sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Bởi vậy, những hoạt động họ triển khai cần phải đạt được những kết quả cụ thể và hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Khi thiết lập KPI cho vị trí này, bạn sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. Sau đó xây dựng nên một hệ thống các chỉ số phù hợp để đạt tới các mục tiêu đó. Hơn nữa, điều này còn khiến việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp đạt hiệu quả tối ưu và đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi.

3.2- Lựa chọn các chỉ số KPI phù hợp

Để chọn được các chỉ số KPI phù hợp cho vị trí Trưởng phòng sản xuất bạn cần đánh giá kỹ lưỡng quy trình sản xuất của doanh nghiệp, các yêu cầu đối với quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn chất lượng và các sai số để tuỳ chỉnh KPI trong ngắn hạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần đưa ra số lượng chỉ số KPI sao cho phù hợp. Đừng nên đưa ra nhiều quá hoặc ít quá. Tốt nhất hãy chọn ra từ 4 – 10 chỉ tiêu quan trọng nhất và phải đảm bảo các chỉ tiêu này có thể tác động đến kết quả công việc của Trưởng phòng sản xuất, từ đó mang đến thành công cho doanh nghiệp.

3.3- Quan tâm đến KPI nguyên nhân

Doanh nghiệp có xu hướng chỉ tập trung vào các KPI kết quả như “Giảm số lượng sản phẩm lỗi 20%”, mà lại không nhắc đến KPI nguyên nhân, tức là không nói rõ phải thực hiện những việc gì để đạt được kết quả đó.

Chính điều này đã khiến việc thực hiện KPI trở nên rất mơ hồ, dẫn đến người thực hiện không biết phải làm gì để đạt được mục tiêu đó. Vì vậy, khi xây dựng KPI cho Trưởng phòng sản xuất bạn cần chú ý đến mối quan hệ nhân quả giữa các chỉ số. Có như vậy, khả năng hoàn thành các chỉ số KPI này mới càng lớn.

3.4- Đảm bảo tính nhất quán 

Các chỉ số KPI được thiết lập để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác nó có tính chu kỳ và phải có điểm kết thúc để đánh giá hiệu quả thực hiện. 

Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo các chỉ số KPI cho Trưởng phòng sản xuất được xây dựng một cách nhất quán. Tức là, bạn có thể dựa trên cơ sở các chỉ số đã thiết lập ban đầu để tiếp tục duy trì và tuỳ chỉnh chúng sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

3.5- Điều chỉnh KPI phù hợp với những thay đổi của doanh nghiệp

Tuỳ thuộc vào từng thời điểm, giai đoạn kinh doanh cụ thể mà doanh nghiệp sẽ có định hướng và chiến lược phát triển riêng. Nếu bạn vẫn duy trì các chỉ số KPI trước đó sẽ không còn phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. 

Đồng thời, điều này còn khiến kết quả công việc của Trưởng phòng sản xuất không tạo ra được tác động cần thiết đến hiệu quả hoạt động chung của toàn công ty. Vì vậy, cập nhật và điều chỉnh KPI phù hợp với những thay đổi của doanh nghiệp là điều rất quan trọng.

3.6- KPI cho Trưởng phòng sản xuất phải có tính thực tế

Tính thực tế ở đây được hiểu là khả năng thực hiện được của các chỉ số KPI. Khi thiết lập KPI bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trình độ phát triển của doanh nghiệp và nhân sự. Bởi vì đây chính là yếu tố quan trọng quyết định khả năng thực thi các chỉ số KPI đã đề xuất.

4- Cần chú ý gì để thực hiện KPI tốt nhất cho vị trí này? 

Để có thể thực hiện KPI cho Trưởng phòng sản xuất đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên lưu ý các điểm sau:

4.1- Truyền đạt các chỉ số KPI một cách rõ ràng

Bạn cần đảm bảo truyền đạt rõ ràng, đầy đủ các chỉ số KPI liên quan cho Trưởng phòng sản xuất. Bởi vì họ chỉ có thể đạt được kết quả công việc tốt nhất khi thực sự hiểu rõ kỳ vọng của doanh nghiệp cũng như yêu cầu công việc.

Bên cạnh đó, nếu Trưởng phòng sản xuất giải thích được mục tiêu doanh nghiệp hướng đến, họ mới có thể biết rõ phải làm những gì, làm như thế nào. Điều này chính là yếu tố quan trọng quyết định khả năng thực hiện thành công KPI cho Trưởng phòng sản xuất.

4.2- Đánh giá mức độ phù hợp của KPI hàng tuần, hàng tháng

Xuyên suốt quá trình thực hiện KPI, bạn cần tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Từ đó bạn sẽ có căn cứ vững chắc để áp dụng các giải pháp phù hợp nhằm mang lại chất lượng công việc ngày càng cao hơn.

Ngoài ra, việc thường xuyên đánh giá KPI còn giúp Trưởng phòng sản xuất luôn theo sát yêu cầu và trách nhiệm của họ với công việc. Nhờ vậy mà các mục tiêu, kế hoạch đã lập sẽ được hoàn thành theo như dự tính.

4.3- Cân nhắc các yếu tố liên quan đến quyền lợi khi triển khai KPI

Đội ngũ nhân sự sẽ thực hiện công việc tốt hơn khi họ được đáp ứng các nhu cầu về quyền lợi. Vì vậy, để thực hiện KPI hiệu quả bạn cần cân nhắc các yếu tố về môi trường làm việc, lợi ích, lương thưởng để khích lệ tinh thần làm việc của họ.

4.4- Sử dụng công nghệ sản xuất phù hợp

Việc áp dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất. Do đó, bạn cần đảm bảo dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ phù hợp. 

Trên đây là một số thông tin về KPI cho vị trí Trưởng phòng sản xuất mà Ms Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Mong rằng với những gì Uptalent chia sẻ, bạn sẽ thành công thiết lập được hệ thống KPI phù hợp cho vị trí này. Qua đó, bạn có thể góp phần nâng cao hiệu suất làm việc cho toàn bộ nhà máy và cải thiện kết quả kinh doanh của toàn công ty.
 

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.