- 420k
- 1k
- 870
Việc áp dụng KPI Kế toán trưởng sẽ giúp doanh nghiệp đo lường và đánh giá chất lượng công việc của vị trí này hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để xây dựng được các chỉ số KPI phù hợp cho vị trí này cũng không hề đơn giản.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xây dựng KPI cho Kế toán trưởng thì bài viết sau đây của Ms Uptalent sẽ là cứu cánh hữu ích cho bạn. Hãy cùng theo dõi bài viết bạn nhé!
MỤC LỤC
1- Kế toán trưởng là gì?
2- KPI cho vị trí Kế toán trưởng là gì?
2.1- Các chỉ số chuyên môn
2.2- Các chỉ số liên quan đến công việc và tinh thần thái độ
2.3- Chỉ số về các dự án và công việc đột xuất
3- Những lưu ý khi thiết lập KPI cho vị trí Kế toán trưởng
4- Cần chú ý gì để thực hiện KPI tốt nhất cho vị trí này?
Xem thêm >>>> Tuyển dụng kế toán trưởng tại HRchannels.com
Kế toán trưởng là một thuật ngữ được Bộ tài chính cấp phép để dùng cho những người đảm nhận vai trò đứng đầu phòng kế toán trong các doanh nghiệp, tổ chức. Trách nhiệm của vị trí này là tham mưu cho ban lãnh đạo cũng như chỉ đạo và quản lý hệ thống tài chính của doanh nghiệp.
Tại các doanh nghiệp lớn, Kế toán trưởng làm việc dưới quyền của Giám đốc tài chính (CFO) và giám sát công việc của các chuyên gia tài chính.
Nhìn chung, vai trò của Kế toán trưởng rất quan trọng. Các hành động của họ có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.
Đồng thời, đây cũng là một vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. Vì vậy, nhân sự được cất nhắc lên vị trí này phải có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tế sâu rộng.
>>>> Xem thêm: Top 05 chứng chỉ quan trọng để trở thành kế toán trưởng
KPI cho vị trí Kế toán trưởng bao gồm những chỉ số sau đây:
Bao gồm các chỉ số:
- Giảm các chi phí hàng tồn kho
- Giảm các chi phí mua hàng
- Nâng cao năng lực quản lý của kế toán trưởng đối với phòng kế toán
- Xây dựng được năng lực chuẩn xác của phòng
- Hoàn thành một cách chính xác và đúng hạn các báo cáo tài chính
- Chi tiêu các dòng tiền hợp lý
- Đảm bảo được độ chính xác trong dự báo ngân sách
- Đạt được mục tiêu đào tạo nhân sự
Bao gồm các chỉ số:
- Kiểm soát chặt chẽ, kịp thời và chính xác mọi số liệu trên hệ thống ERP
- Hoạch định các chiến lược cân đối dòng tiền và các chiến lược về tài chính
- Cần có tinh thần làm việc tích cực, sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ công việc với các đồng nghiệp
Đo lường khả năng xây dựng nhanh chóng các kế hoạch hành động có liên quan đến các phòng ban khác trong doanh nghiệp.
>>>> Xem thêm: Sự khác nhau của Trưởng phòng tài chính - kế toán và Kế toán trưởng
Các chỉ số KPI là công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp tập trung các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Do đó, khi xây dựng KPI cho Kế toán trưởng, bạn cần xác định rõ mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp và dựa trên các mục tiêu đó để thiết lập KPI cho phù hợp.
Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để chọn đúng các chỉ số thực sự quan trọng. Đồng thời các chỉ số này còn phải có khả năng tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và sự thành công của doanh nghiệp.
Bằng cách đảm bảo sự liên kết giữa các chỉ số KPI và mục tiêu của doanh nghiệp mà bạn có thể giúp doanh nghiệp của mình tiết kiệm tài nguyên và nguồn lực. Hơn nữa, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ được như mong đợi.
Việc lựa chọn các chỉ số KPI phù hợp cho Trưởng phòng kế toán có ý nghĩa rất lớn với các doanh nghiệp. Bởi vì, với những chỉ số phù hợp, doanh nghiệp có thể đánh giá và nâng cao hiệu quả công việc cho vị trí này.
Để lựa chọn được những chỉ số KPI phù hợp cho Kế toán trưởng, bạn cần xác định chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công việc của vị trí này. Đồng thời, bạn cũng cần bám sát tính chất công việc thực tế để thiết lập được các chỉ số KPI hiệu quả nhất.
Bạn cũng nên chú ý đến các yếu tố có thể tác động đến kết quả công việc và những yếu tố được dùng đánh giá hiệu quả công việc của Kế toán trưởng. Tất cả các yếu tố này cần được đối chiếu với mục tiêu của doanh nghiệp để đảm bảo sự phù hợp cao nhất cho các chỉ số KPI.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải dựa trên mô tả công việc các quyền hạn, trách nhiệm của Kế toán trưởng để thiết lập các chỉ số KPI. Đây là yếu tố quan trọng giúp vị trí này có thể thực hiện công việc với hiệu suất tốt nhất.
Khi lựa chọn KPI cho Kế toán trưởng, bạn nên tìm hiểu các tiêu chuẩn KPI cũng như các chỉ số thường được áp dụng tại các công ty khác. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chọn những chỉ số thực sự phù hợp với nhu cầu quản lý và đánh giá hiệu suất công việc tại công ty của mình.
Bạn có thể sử dụng rất nhiều chỉ số KPI khác nhau để đánh giá hiệu quả công việc của Kế toán trưởng. Tuy nhiên, bạn nên tránh việc sử dụng quá nhiều hoặc quá ít chỉ số KPI để không rơi vào tình trạng dư thừa hoặc thiếu sót một chỉ số quan trọng nào đó.
Thông thường, số lượng KPI tối ưu bạn nên sử dụng là từ 4 – 10 chỉ số. Đồng thời, các chỉ số được chọn phải là những chỉ số phù hợp nhất và có thể tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Khi xây dựng KPI cho Kế toán trưởng, bạn cần xem xét các mục tiêu của doanh nghiệp để có thể chọn ra các chỉ số thực sự quan trọng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tập trung các nguồn lực cần thiết để đạt được các kết quả như mong đợi và nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.
>>>> Xem thêm: 20 câu hỏi phỏng vấn kế toán trưởng kinh điển nhất
Giữa các chỉ số KPI luôn có mối quan hệ nhân quả rất chặt chẽ. Tuy nhiên, sai lầm thường thấy ở các doanh nghiệp là chỉ tập trung vào KPI kết quả mà không hề nhắc đến KPI nguyên nhân. Vô hình chung, điều này đã khiến các KPI kết quả trở nên mơ hồ và khó thực hiện hơn rất nhiều.
Bởi vậy, bạn cần giữ được sự cân bằng giữa hai loại chỉ số KPI này. Khi đó, bạn mới có thể xây dựng và áp dụng KPI hiệu quả cho vị trí Kế toán trưởng.
Thông qua các chỉ số KPI, doanh nghiệp có thể tập trung các nguồn lực cần thiết để thực hiện và đảm bảo sự liên kết giữa các mục tiêu trong suốt quá trình hoạt động. Thế nhưng, các mục tiêu của doanh nghiệp chỉ được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, bạn cần tiến hành điều chỉnh KPI cho phù hợp với những thay đổi của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh KPI theo thực tế hoạt động của doanh nghiệp còn giúp Kế toán trưởng luôn tập trung sức lực cho những việc quan trọng nhất. Nhờ vậy, hiệu quả và chất lượng công việc của họ sẽ ngày càng được nâng cao.
Quá trình xây dựng KPI cho Kế toán trưởng thường có sự tham gia của nhiều nhà quản lý khác nhau. Do đó, bạn cần đảm bảo sự hài hoà và tính nhất quán cho các chỉ số KPI để có thể đạt hiệu quả tối ưu khi áp dụng KPI cho vị trí này.
Ngoài ra, bạn còn phải đảm bảo tính nhất quán cho các chỉ số KPI vì bạn sẽ phải dựa vào chúng để thực hiện các tùy chỉnh khi cần thiết.
Khi xây dựng KPI cho Kế toán trưởng bạn sẽ phải cân nhắc trình độ phát triển của doanh nghiệp và trình độ, năng lực của nhân sự quản lý cũng như thực hiện KPI. Nếu không các chỉ KPI được đưa ra sẽ khó có thể thực hiện được.
Khi đã thiết lập xong KPI cho Kế toán trưởng, bạn cần lưu ý những điều sau để áp dụng KPI tốt nhất cho vị trí này:
Điều đầu tiên bạn cần làm chính là đảm bảo các chỉ số KPI được truyền đạt một cách rõ ràng và cụ thể cho Kế toán trưởng. Bạn cũng phải đảm bảo họ có thể hiểu rõ các mục tiêu và kỳ vọng của doanh nghiệp. Khi đó họ mới biết phải làm những gì để mang lại kết quả như mong đợi cho doanh nghiệp.
Tại từng thời điểm, giai đoạn cụ thể, doanh nghiệp sẽ có các mục tiêu khác nhau. Để duy trì sự liên kết giữa mục tiêu của doanh nghiệp với các chỉ số KPI, bạn cần thường xuyên kiểm tra và đánh giá sự phù hợp của các chỉ số.
Hơn nữa, việc đánh giá KPI còn là giải pháp hữu ích giúp Kế toán trưởng luôn hiểu rõ trách nhiệm và yêu cầu công việc của họ. Từ đó, họ luôn hoàn thành công việc với hiệu suất tốt nhất.
Các lợi ích từ công việc như lương thưởng, phúc lợi, điều kiện làm việc,… có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc của Kế toán trưởng. Bởi vậy, bạn cần chú ý đến các yếu tố trên để có thể khích lệ tinh thần làm việc cho họ.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm đến mức độ hiểu biết của Kế toán trưởng với tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố quan trọng để cải thiện tinh thần làm việc và nâng cao hiệu quả công việc của họ.
Hiện tại, doanh nghiệp sẽ sử dụng các công nghệ hiện đại để quản lý các chỉ số KPI. Trong khi đó, các công nghệ này sẽ được tích hợp vào phần mềm quản lý của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để chọn được công nghệ phù hợp nhằm đảm bảo sự ổn định cho quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
Hy vọng với những gì Ms Uptalent chia sẻ, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về KPI cho vị trí Kế toán trưởng. Từ đó, bạn có thể thuận lợi xây dựng và thực hiện KPI cho vị trí này. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet