maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mô Tả Công Việc

KPI cho vị trí Giám đốc tài chính

KPI cho vị trí Giám đốc tài chính

KPI cho vị trí Giám đốc tài chính gồm các chỉ số nào? Làm sao để xây dựng KPI cho vị trí Giám đốc tài chính hiệu quả? Đây là những câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn khi bắt tay xây dựng KPI cho vị trí này. Nếu bạn đang gặp khó khăn tương tự thì bài viết sau đây của Ms Uptalent sẽ hữu ích với bạn.

MỤC LỤC
1- Giám đốc tài chính là gì?
2- KPI cho vị trí Giám đốc tài chính gồm những gì?
3- Những lưu ý khi thiết lập KPI cho vị trí Giám đốc tài chính
4- Cần chú ý gì để thực hiện KPI tốt nhất cho vị trí này?

    4.1- Truyền đạt KPI rõ ràng, cụ thể
    4.2- Đánh giá sự phù hợp của các chỉ số KPI 
    4.3- Quan tâm đến các vấn đề lợi ích 
    4.4- Lựa chọn công nghệ quản lý KPI phù hợp


việc làm lương cao

1- Giám đốc tài chính là gì?  

Giám đốc tài chính (CFO) là một trong những vị trí cấp cao trong doanh nghiệp. Trách nhiệm của họ là quản lý, giám sát hoạt động của bộ phận tài chính và phụ trách tất cả các vấn đề có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. 

Với vai trò của người quản lý hoạt động tài chính, CFO sẽ lên kế hoạch tài chính, giám sát sự phát triển của các chiến lược tài chính, quản lý các nguy cơ tài chính và lập báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, họ cũng phân tích tình hình tài chính tổng thể của doanh nghiệp, tính toán các khoản đầu tư, chi phí tài chính, lập quỹ dự phòng để đảm bảo bộ máy tài chính luôn vận hành trơn tru.

Giám đốc Tài chính là nhà chiến lược của Giám đốc điều hành (CEO). Họ sẽ báo cáo trực tiếp cho CEO hoặc Chủ tịch HĐQT. Họ thường có một ghế trong HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT về những vấn đề có liên quan đến kế toán và tài chính.

Trước đây, công việc của Giám đốc tài chính chủ yếu liên quan đến báo cáo số liệu, quản lý tài chính và giải quyết các vấn đề dựa trên dữ liệu nhận được. Nhưng, ngày nay công việc của họ có sự bao quát rộng lớn hơn rất nhiều. Ngoài việc cung cấp các thông tin, báo cáo tài chính, họ còn phải vận dụng các kỹ năng và tư duy để phân tích cũng như nắm bắt linh hoạt các yếu tố tài chính và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

2- KPI cho vị trí Giám đốc tài chính gồm những gì?  

KPI cho vị trí Giám đốc tài chính bao gồm những chỉ số sau đây: 

- Lợi nhuận ròng (Net Profit)

- Lợi nhuận biên ròng (Net Profit Margin)

Những việc làm hấp dẫn

Trưởng Phòng Tài Chính

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất

Giám đốc Điều Hành Trường Mầm Non

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Quản lý điều hành

Phiên Dịch Tiếng Trung (Sản Xuất)

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký , Nghiên cứu phát triển sản phẩm

Kế Toán Trưởng (Thương Mại, Tiếng Trung/Tiếng Anh)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Chuyên Viên Tài Chính

Hà nội Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

- Lợi nhuận biên gộp (Gross Profit Margin)

- Lợi nhuận biên hoạt động (Operating Profit Margin)

- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (Revenue Growth Rate)

- Chỉ số tổng lợi nhuận đem lại cho cổ đông (Total Shareholder Return – TSR)

- Giá trị kinh tế gia tăng (Economic Value Added – EVA)

- Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Return on Investment – ROI)

- Tỷ lệ thu nhập trên vốn đầu tư (Return on Capital Employed – ROCE)

- Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets – ROA)

- Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE)

- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt-to-Equity Ratio)

- Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (Cash Conversion Cycle – CCC)

- Tỷ lệ vốn lưu động (Working Capital Ratio)

- Tỷ lệ chi phí hoạt động (Operating Expense Ratio – OER)

- Tỷ lệ chi phí vốn trên doanh thu (CAPEX to Sales Ratio)

- Hệ số giá trên thu nhập một cổ phần (Price Earnings Ratio – P/E Ratio)

3- Những lưu ý khi thiết lập KPI cho vị trí Giám đốc tài chính 

 

Khi thiết lập KPI cho vị trí Giám đốc tài chính, bạn cần lưu ý những điều sau:

3.1- Đảm bảo sự liên kết giữa KPI và mục tiêu của doanh nghiệp

Khi xây dựng KPI cho Giám đốc tài chính, bạn cần xác định mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp và dựa trên các mục tiêu đó để thiết lập KPI sao cho phù hợp. 

Nói cách khác, bạn cần đảm bảo các chỉ số KPI có sự liên kết chặt chẽ với mục tiêu của doanh nghiệp tại từng giai đoạn cụ thể. Nếu không doanh nghiệp sẽ chỉ lãng phí tài nguyên và nguồn lực mà kết quả nhận được lại không như mong đợi.

Thực chất, việc áp dụng KPI cho Giám đốc tài chính tức là bạn đang đưa ra một kết quả cụ thể để định hướng và đo lường hiệu quả công việc của vị trí này. Các kết quả này phải dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp để đưa ra các thông số phù hợp nhất.

Mỗi doanh nghiệp đều có mục tiêu và ý tưởng riêng khi xây dựng KPI cho Giám đốc tài chính. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể gặp phải một số trở ngại nhất định. Tuy nhiên, với mục tiêu, kế hoạch rõ ràng họ sẽ vượt qua các những khó khăn đó và đạt được thành công.

3.2- Lựa chọn các chỉ số KPI phù hợp

Các chỉ số KPI cho vị trí Giám đốc tài chính cần thể hiện được các thông tin về hiệu quả công việc và những hoạt động cần thực hiện để hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp. Đây được xem yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả khi áp dụng KPI cho vị trí này.

Để có thể lựa chọn được những chỉ số phù hợp, bạn sẽ phải thực hiện các công việc như thiết lập quy trình làm việc, xác định yêu cầu công việc, xác định thông số đánh giá hiệu quả công việc và các sai số điều chỉnh KPI.

Ngoài ra, bạn cũng cần xác định rõ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của Giám đốc tài chính. Hãy đối chiếu các yếu tố này với mục tiêu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phù hợp tối ưu cho các chỉ số KPI.

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ có tiêu chuẩn KPI riêng biệt. Bạn có thể tham khảo các chỉ số thường được áp dụng tại các công ty khác, nhưng không nhất thiết phải sử dụng các chỉ số giống như vậy.

Trên thực tế, bạn chỉ nên lựa chọn các chỉ số KPI thực sự quan trọng. Đồng thời, các chỉ số này phải có sự tương quan chặt chẽ với nhiệm vụ, công việc của Giám đốc tài chính cũng như mục tiêu của doanh nghiệp.

3.3- Số lượng KPI

Về cơ bản, doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều chỉ số KPI khác nhau để đánh giá hiệu quả công việc của Giám đốc tài chính. Tuy nhiên, bạn không cần thiết phải sử dụng tất cả các chỉ số đó mà chỉ nên chọn ra những chỉ số thực sự phù hợp với vị trí này.

Có nhiều doanh nghiệp đã phạm phải sai lầm khi sử dụng quá nhiều hoặc quá ít chỉ số. Vậy số lượng KPI tối ưu nên sử dụng là bao nhiêu? 

Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên sử dụng từ 4 – 10 chỉ số. Đồng thời, các chỉ số này phải là những chỉ số quan trọng và có thể tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

3.4- Điều chỉnh KPI phù hợp với những thay đổi của doanh nghiệp

Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể mà doanh nghiệp sẽ hướng đến các mục tiêu khác nhau. Vì vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá các mục tiêu của doanh nghiệp để có những điều chỉnh KPI cho phù hợp nhất.

Ngoài ra, việc đánh giá và điều chỉnh KPI thường xuyên còn tạo điều kiện thuận lợi để Giám đốc tài chính tập trung sức lực vào việc hoàn thành các nhiệm vụ của mình. Qua đó, họ có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và hoàn thành các mục tiêu nhanh chóng hơn.

3.5- Thiết lập cả KPI nguyên nhân và KPI kết quả

Các chỉ số KPI luôn có mối quan hệ nhân quả vô cùng chặt chẽ. Bởi vậy, khi xây dựng KPI cho Giám đốc tài chính bạn cần đặc biệt chú ý đến điều này để tránh phạm phải những sai lầm đáng tiếc.

Bạn nên tìm cách cân bằng thật tốt các KPI kết quả và KPI nguyên nhân. Tuyệt đối không nên tập trung quá mức vào KPI kết quả mà bỏ quên KPI nguyên nhân. Điều này sẽ khiến KPI kết quả trở nên mơ hồ và khó lòng thực hiện được.

Nếu có thể vận dụng tốt cả KPI kết quả và KPI nguyên nhân bạn sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi xây dựng KPI cho Giám đốc tài chính. Đồng thời, điều này còn giúp họ luôn nhận thức rõ những việc cần phải làm để mang tới hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp.

3.6- Đảm bảo tính nhất quán cho chỉ số KPI

Các chỉ số KPI thường chỉ được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định và do nhiều nhà quản lý khác nhau cùng tham gia xây dựng. Do đó, bạn cần đảm bảo sự hài hoà và nhất quán cho các chỉ số KPI để thuận lợi áp dụng vào thực tiễn và dễ dàng thực hiện các tùy chỉnh khi cần thiết.

3.7- KPI phải có tính thực tế

Khi xây dựng các chỉ số KPI cho Giám đốc tài chính, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trình độ thực tế của doanh nghiệp để đưa ra các chỉ số có tính thực tế cao nhất. Điều này nhằm đảm bảo khả năng thực hiện được của các chỉ số.

4- Cần chú ý gì để thực hiện KPI tốt nhất cho vị trí này? 

Để thực hiện KPI tốt nhất cho vị trí Giám đốc tài chính, bạn cần lưu ý những điều sau:

4.1- Truyền đạt KPI rõ ràng, cụ thể 

Trước tiên, bạn cần đảm bảo Giám đốc tài chính có thể nắm rõ các chỉ số KPI cần thực hiện. Hãy truyền đạt một cách rõ ràng, cụ thể các chỉ số KPI cho họ và đảm bảo họ có thể hiểu được các mục tiêu cũng như kỳ vọng của doanh nghiệp. Đây là mấu chốt quan trọng giúp họ biết phải hành động như thế nào để đạt hiệu quả công việc tốt nhất.

4.2- Đánh giá sự phù hợp của các chỉ số KPI 

Trong suốt quá trình thực hiện KPI cho vị trí Giám đốc tài chính, bạn cần thường xuyên đánh giá sự phù hợp của các chỉ số này với yêu cầu và trách nhiệm công việc của họ. 

Bên cạnh đó, việc đánh giá KPI cũng giúp Giám đốc tài chính luôn nhận thức rõ các nhiệm vụ của họ. Từ đó, họ có thể nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc được giao và đảm bảo luôn bám sát các mục tiêu của doanh nghiệp.

4.3- Quan tâm đến các vấn đề lợi ích 

Các yếu tố liên quan đến lợi ích của Giám đốc tài chính như lương thưởng, phúc lợi, điều kiện làm việc,… có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần làm việc của họ. Bởi vậy, bạn cần xem xét sự phù hợp của các yếu tố này với KPI để không ngừng cải thiện tinh thần làm việc cho họ.

4.4- Lựa chọn công nghệ quản lý KPI phù hợp 

Ngày nay, doanh nghiệp thường sử dụng các phần mềm công nghệ để theo dõi và đánh giá các chỉ số KPI. Trách nhiệm của bạn là phải chọn lựa công nghệ phù hợp để khi tích hợp vào phần mềm quản lý của doanh nghiệp sẽ không làm xáo trộn quy trình hoạt động trong công ty.

Như vậy, Ms Uptalent đã chia sẻ cùng bạn đọc một số thông tin hữu ích về việc xây dựng và thực hiện KPI cho vị trí Giám đốc tài chính. Mong rằng với những thông tin trong bài viết bạn sẽ xây dựng được các chỉ số KPI hiệu quả và phù hợp nhất cho vị trí này. Chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.