- 420k
- 1k
- 870
Giám đốc chuỗi cung ứng là người đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được cung cấp đến khách hàng thuận lợi và nhanh chóng. Vì vậy, để phát triển hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần nâng cao và tối ưu hoá hiệu suất công việc của vị trí này bằng các chỉ số KPI phù hợp.
Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu về các chỉ số KPI cho vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng và cách xây dựng KPI cho vị trí này qua bài viết sau đây nhé.
MỤC LỤC
1- Giám đốc chuỗi cung ứng là gì?
2- KPI cho vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng gồm những gì?
3- Những lưu ý khi thiết lập KPI cho vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng
4- Cần chú ý gì để thực hiện KPI tốt nhất cho vị trí này?
4.1- Truyền đạt các chỉ số KPI một cách rõ ràng
4.2- Thường xuyên đánh giá các chỉ số KPI
4.3- Cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên
4.4- Lựa chọn công nghệ quản lý KPI phù hợp
Xem thêm >>>> Việc làm Supply Chain
Giám đốc chuỗi cung ứng là vị trí chịu trách nhiệm quản lý, giám sát toàn bộ các hoạt động để có được một sản phẩm hoàn thiện và đưa sản phẩm đó tiêu thụ trên thị trường. Quá trình này bắt đầu từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay khách hàng.
Trong suốt quá trình đó, Giám đốc chuỗi cung ứng có trách nhiệm điều hành và quản lý công tác thu mua, quá trình sản xuất, các hoạt động vận chuyển, lưu kho và phân phối sản phẩm. Họ cần đảm bảo các sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng và được giao đến tay người tiêu dùng trong điều kiện tốt nhất.
Vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng có vai trò rất quan trọng với sự phát triển của các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, bán lẻ, vận tải và logistics.
Các chỉ số KPI cho vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng thường bao gồm những chỉ tiêu sau:
- Vòng quay tiền mặt: chỉ số này đo lường khoảng thời gian để doanh nghiệp chuyển hoá các nguồn lực thành dòng tiền hiệu quả. Vòng quay tiền mặt càng ngắn càng tốt cho doanh nghiệp. Con số tiêu chuẩn là từ 30 – 45 ngày.
- Mức độ chính xác của hoá đơn cước vận chuyển: chỉ số này giúp doanh nghiệp kiểm soát được độ chính xác và các sai sót của hoá đơn cước vận chuyển.
- Tỷ lệ đơn hàng hoàn hảo: đo lường mức độ thành công của số lượng đơn hàng không xảy ra sự cố.
- Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng: chỉ số này đo lường khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp thu hồi các khoản tiền hàng từ khách hàng.
- Số vòng quay hàng tồn kho: thể hiện số lần toàn bộ hàng tồn kho của doanh nghiệp được bán và thay thế trong một khoảng thời gian cụ thể.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư: chỉ số này đánh giá khả năng sinh lời của hàng tồn kho, từ đó phân tích khả năng biến hàng tồn kho thành tiền trên giá vốn.
- Chi phí lưu kho: bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến hoạt động lưu kho.
- Chi phí chuỗi cung ứng: bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến chuỗi cung ứng như lên kế hoạch, tìm nguồn hàng, giao hàng,…
- So sánh chi phí chuỗi cung ứng với doanh số bán hàng: chỉ số này sẽ cho thấy mối tương quan giữa chi phí chuỗi cung ứng với tổng thể và doanh số bán hàng.
- Giao hàng đúng hạn: chỉ số này đo lường hiệu suất và khả năng hoàn thành đơn đặt hàng trước ngày giao hàng đã cam kết.
- Thời gian giao hàng: đo lường thời gian từ lúc đơn hàng được chuyển đi đến khi được giao tới tay khách hàng.
- Lý do trả hàng: chỉ số này sẽ cung cấp cho nhà quản trị thấy được những nguyên nhân khiến khách hàng hoàn trả lại đơn hàng.
- Hệ số vòng quay tồn kho: đo lường số lượng hàng tồn kho để bán với số lượng thực tế đã được bán ra.
- Ngày hàng tồn kho: chỉ số này cho thấy khoảng thời gian trung bình từ lúc doanh nghiệp mua sản phẩm và bán chúng, hoặc là thời gian trung bình từ khi nguyên vật liệu được mua vào đến khi sản phẩm được bán cho nhà phân phối.
Bạn cần lưu ý những điều sau để thiết lập nên các chỉ số KPI phù hợp nhất cho Giám đốc chuỗi cung ứng:
Các chỉ số KPI không phải là đích đến sau cùng của doanh nghiệp. Nhưng, bằng cách áp dụng KPI cho vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể tập trung các nguồn lực cần thiết để đạt được kết quả như mong đợi. Vì vậy, khi tiến hành xây dựng KPI bạn cần xác định mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
KPI là một công cụ cơ bản để đo lường hiệu suất làm việc. Đồng thời, chúng cũng là những chỉ số đặc biệt khi chỉ tập trung vào những yếu tố quan trọng thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Khi xây dựng KPI cho Giám đốc chuỗi cung ứng, bạn cần đảm bảo sự tương quan chặt chẽ giữa các chỉ số KPI với mục tiêu của doanh nghiệp. Có như vậy doanh nghiệp mới không bị lãng phí tài nguyên, nguồn lực mà kết quả nhận được lại không như mong đợi.
Bằng cách xây dựng và đánh giá KPI dựa trên các mục tiêu hoạt động cụ thể, doanh nghiệp sẽ biết chính xác những việc cần làm. Đồng thời, điều này cũng giúp doanh nghiệp có thể vượt qua những khó khăn, trở ngại trong quá trình hoạt động.
Các chỉ số KPI cho vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng phải rõ ràng và cụ thể. Quan trọng hơn, các chỉ số này phải có mối tương quan với tính chất và yêu cầu công việc của vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng.
Khi xây dựng KPI, bạn cần tìm hiểu mô tả công việc, trách nhiệm và quyền hạn của nhân sự phụ trách vai trò Giám đốc chuỗi cung ứng. Điều này đảm bảo nhân sự đó sẽ thực hiện tốt công việc của mình và có thể thúc đẩy quá trình hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng hơn.
Đồng thời, bạn còn phải xem xét các yếu tố có khả năng tác động đến hiệu quả công việc và các yếu tố được sử dụng để đánh giá kết quả công việc của Giám đốc chuỗi cung ứng. Bạn cần đối chiếu các yếu tố này với mục tiêu của doanh nghiệp để tìm ra những chỉ số KPI phù hợp nhất cho vị trí này.
Mỗi ngành nghề đều có những tiêu chuẩn riêng khi xây dựng các chỉ số KPI. Bạn không nhất thiết phải áp dụng các chỉ số giống như những công ty khác. Thay vào đó, bạn cần chọn ra những chỉ số KPI phù hợp với mục tiêu và tính chất công việc thực tế của Giám đốc chuỗi cung ứng. Nếu làm tốt điều này, doanh nghiệp của bạn sẽ đạt hiệu quả tối ưu khi xây dựng KPI.
Điều tiếp theo bạn cần lưu ý khi thiết lập KPI chính là số lượng chỉ số KPI. Thực tế có rất nhiều chỉ số có thể áp dụng cho vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, bạn không cần thiết phải sử dụng toàn bộ các chỉ số đó.
Lựa chọn tối ưu là hãy sử dụng những chỉ số phù hợp với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp tại từng giai đoạn nhất định. Đồng thời, các chỉ số được chọn phải là những chỉ số quan trọng nhất.
Bạn không nên sử dụng quá nhiều hoặc quá ít chỉ số. Bởi vì, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tập trung nguồn lực nếu có quá nhiều chỉ số KPI hoặc nhiều khả năng họ sẽ bỏ sót một chỉ số quan trọng nào đó.
Theo các chuyên gia, số lượng KPI tối ưu bạn nên sử dụng là từ 4 – 10 chỉ số. Đồng thời, các chỉ số này phải có tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động và sự thành công của doanh nghiệp.
Khi xây dựng KPI, rất nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào KPI kết quả mà bỏ qua KPI nguyên nhân. Điều này khiến các KPI kết quả trở nên mông lung và khó thực hiện được.
Bạn nên biết rằng, các KPI nguyên nhân sẽ cho chúng ta thấy được những hành động cần thực hiện để đạt được kết quả mong muốn. Do đó, bạn cần cân bằng thật tốt mối quan hệ giữa các KPI nguyên nhân và KPI kết quả.
Một khi hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa các chỉ số KPI bạn sẽ thiết lập được những chỉ số phù hợp nhất cho vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, điều này còn giúp Giám đốc chuỗi cung ứng hiểu rõ những công việc cần phải làm và kỳ vọng của doanh nghiệp.
Không có chỉ số KPI nào có thể hoàn toàn đúng ngay từ đầu và các chỉ số KPI cũng chỉ được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, bạn cần cập nhật và điều chỉnh các chỉ số KPI cho phù hợp với những thay đổi của doanh nghiệp.
Việc điều chỉnh KPI theo tình hình thực tế của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn. Nó giúp Giám đốc chuỗi cung ứng có thể tập trung tất cả các nỗ lực để thực hiện những công việc quan trọng nhất và hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời, điều này cũng giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc của Giám đốc chuỗi cung ứng.
Các chỉ số KPI thường chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo các chỉ số này có tính nhất quán cao để có thể dựa vào chúng mà thực hiện các tuỳ chỉnh khi cần thiết.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tính thực tế của các chỉ số KPI Giám đốc chuỗi cung ứng. Bạn phải xem xét trình độ phát triển của doanh nghiệp để đưa ra các chỉ số KPI có khả năng thực hiện được.
Bạn cần chú ý những điều sau để thực hiện KPI tốt nhất cho vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng:
Để việc áp dụng KPI cho Giám đốc chuỗi cung ứng đạt hiệu quả cao, bạn cần đảm bảo nhân sự thực hiện công việc nắm rõ các chỉ số KPI. Hãy truyền đạt cho họ tất cả các thông tin liên quan đến KPI một cách rõ ràng và cụ thể nhất. Điều này giúp họ hiểu được những kỳ vọng của doanh nghiệp và biết phải làm gì để đạt được kết quả công việc tối ưu.
Trong quá trình áp dụng KPI cho Giám đốc chuỗi cung ứng, bạn cần thường xuyên kiểm tra và đánh giá mức độ phù hợp của các chỉ số KPI. Hãy đảm bảo chúng luôn được kịp thời điều chỉnh với những thay đổi của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc đánh giá KPI thường xuyên cũng giúp Giám đốc chuỗi cung ứng luôn hiểu rõ các trách nhiệm và yêu cầu công việc của họ. Từ đó, họ có thể thực hiện công việc bám sát các mục tiêu, chiến lược đã đặt ra.
Giám đốc chuỗi cung ứng sẽ làm việc tốt hơn nếu họ cảm thấy hài lòng với những lợi ích mà công việc mang lại. Bạn nên chú ý đến các vấn đề về lương thưởng, phúc lợi, môi trường làm việc,… để có thể khích lệ tinh thần làm việc của họ.
Đồng thời, hãy đảm bảo Giám đốc chuỗi cung ứng luôn hiểu rõ tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng KPI đạt hiệu quả tốt hơn.
Việc quản lý KPI theo cách thủ công sẽ mang lại hiệu quả không cao. Vì thế, các doanh nghiệp thường áp dụng các công nghệ hiện đại để theo dõi và quản lý các chỉ số KPI.
Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo lựa chọn công nghệ quản lý phù hợp. Nếu không quy trình hoạt động của doanh nghiệp có thể bị xáo trộn không ít khi tích hợp công nghệ này vào phần mềm quản lý của doanh nghiệp.
Như vậy, Ms Uptalent đã chia sẻ cùng bạn đọc những thông tin cần thiết về KPI cho Giám đốc chuỗi cung ứng. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng được các chỉ số KPI phù hợp nhất cho vị trí này. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet