maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mô Tả Công Việc

KPI cho vị trí Chuyên viên tiền lương

KPI cho vị trí Chuyên viên tiền lương

Xây dựng KPI cho vị trí Chuyên viên tiền lương là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp đánh giá và nâng cao hiệu quả công việc của vị trí này. Vậy, KPI cho vị trí Chuyên viên tiền lương bao gồm các chỉ tiêu nào? Những lưu ý để xây dựng và thực hiện KPI hiệu quả cho vị trí này? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Ms Uptalent để có câu trả lời nhé.

MỤC LỤC
1- Chuyên viên tiền lương là gì? 
2- KPI cho vị trí Chuyên viên tiền lương gồm những gì? 
3- Những lưu ý khi thiết lập KPI cho vị trí Chuyên viên tiền lương
4- Cần chú ý gì để thực hiện KPI tốt nhất cho vị trí này?

    4.1- Truyền đạt KPI cho nhân sự thực hiện
    4.2- Đánh giá sự phù hợp của KPI thường xuyên và kịp thời
    4.3- Quan tâm đến lợi ích của nhân viên
    4.4- Lựa chọn công nghệ quản lý KPI phù hợp


Việc làm nhân sự

1- Chuyên viên tiền lương là gì?  

Chuyên viên tiền lương là người phụ trách các vấn đề liên quan đến mảng lương thưởng, chế độ và chính sách trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo các quyền lợi và vấn đề thưởng phạt nhân viên được thực hiện theo đúng quy định. Đồng thời, họ cũng là người xử lý việc thanh toán và giải quyết các khiếu nại về lương thưởng cũng như các chế độ, chính sách khác.

Trong trường hợp phát sinh các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhân viên, họ cần nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả nhằm đảm bảo sự hài lòng cao nhất cho cả nhân viên và chủ doanh nghiệp.

Hiện tại, tiền lương được xem là một mảng rất quan trọng trong ngành nhân sự. Công việc của Chuyên viên tiền lương không chỉ là “tính và trả lương”. Thực tế, người đảm nhận vai trò này sẽ phải quản lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến tiền lương, chế độ phúc lợi và nhu cầu an sinh xã hội cho nhân viên trong doanh nghiệp.

So với các vị trí khác trong ngành HR thì vị trí Chuyên viên tiền lương có tính đặc thù khá cao. Để làm tốt công việc này đòi hỏi họ phải có kiến thức rộng, am hiểu nhiều công tác, nghiệp vụ khác nhau trong ngành HR. Từ đó họ mới có thể giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng công việc và giữ ổn định đội ngũ nhân sự.
 

kpi cho vị trí chuyên viên tiền lương gồm những gì

2- KPI cho vị trí Chuyên viên tiền lương gồm những gì? 

KPI cho vị trí Chuyên viên tiền lương bao gồm những chỉ số sau:

- Tỷ lệ thẻ ATM của toàn bộ nhân viên

- Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN của toàn bộ nhân viên trong công ty

Những việc làm hấp dẫn

Nhân viên Tài chính

Vũng Tàu Kế toán/Tài chính/Kiểm toán

Nhân Viên Bán Hàng Lĩnh Vực Tổ Chức Sự Kiện

Hồ Chí Minh Kinh doanh / Bán hàng

Phiên dịch viên Tiếng Trung

Vũng Tàu Người nước ngoài/Việt Kiều, Sản Xuất

Trưởng phòng Nhân Sự (Tiếng Trung)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Hành chánh/Thư ký , Nhân sự

Nhân Viên Kinh Doanh Chuyên Cho Thuê/Mua Bán Căn Hộ

Hồ Chí Minh Bất động sản, Dịch vụ khách hàng , Kinh doanh / Bán hàng

- Tỷ lệ theo trình độ văn hoá nói chung của toàn bộ nhân viên

- Chi lương OT (lương tăng ca)

- Tỷ lệ nhân viên hoàn thành nhiệm vụ

- Tỷ lệ mức độ vi phạm nội quy

những lưu ý khi thiết lập kpi cho vị trí chuyên viên tiền lương
>>>> Xem thêm: Kỹ năng và Tố chất cần có của nhân sự tiền lương

3- Những lưu ý khi thiết lập KPI cho vị trí Chuyên viên tiền lương  

Bạn cần lưu ý những điểm sau để thiết lập được các chỉ số KPI phù hợp nhất cho vị trí Chuyên viên tiền lương:

3.1- Đảm bảo sự liên kết giữa mục tiêu của doanh nghiệp và các chỉ số KPI

Mục tiêu là những kết quả mà doanh nghiệp muốn đạt được. Trong khi đó, KPI là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp tập trung các nguồn lực cần thiết để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.

Khi xây dựng KPI cho Chuyên viên tiền lương, bạn cần xác định mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Sau đó, bạn hãy dựa vào các mục tiêu đó để tiến hành thiết lập các chỉ số KPI. Đồng thời, bạn hãy chọn ra những chỉ số quan trọng và phải đảm bảo các chỉ số này tập trung vào việc hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bạn còn phải đảm bảo các chỉ số KPI có sự liên kết chặt chẽ với mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp nhằm tránh việc lãng phí các tài nguyên và nguồn lực. Hơn nữa, điều này cũng giúp doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh như mong đợi.

3.2- Lựa chọn các chỉ số KPI phù hợp nhất

Mỗi ngành nghề đều có các tiêu chuẩn riêng khi thiết lập KPI. Để xây dựng KPI cho Chuyên viên tiền lương đạt hiệu quả cao, bạn cần lựa chọn những chỉ số phù hợp nhất với vị trí này. Mặt khác, các chỉ số KPI được chọn còn phải phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp tại từng giai đoạn.

Để chọn được những chỉ số KPI phù hợp với vị trí Chuyên viên tiền lương, bạn cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công việc của vị trí này. Bạn cũng nên bám sát tính chất công việc thực tế của Chuyên viên tiền lương để có thể đánh giá hiệu suất công việc chính xác hơn.

Việc xây dựng KPI cần dựa trên các trách nhiệm chính của Chuyên viên tiền lương. Có như vậy nhân sự thực hiện công việc mới có thể hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ và yêu cầu công việc doanh nghiệp đặt ra.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến những yếu tố có thể tác động đến kết quả công việc của Chuyên viên tiền lương và cả những yếu tố được dùng để đánh giá hiệu quả công việc của họ. Hãy đảm bảo các yếu tố này được đối chiếu cẩn thận với mục tiêu của doanh nghiệp.

Bạn có thể tham khảo các chỉ số KPI được áp dụng cho Chuyên viên tiền lương tại các công ty khác. Tuy nhiên, bạn không cần thiết phải sử dụng các chỉ số giống như vậy. Điều quan trọng khi lựa chọn chỉ số KPI là bạn phải đảm bảo các chỉ số đó đáp ứng được nhu cầu quản lý và đánh giá hiệu quả công việc tại công ty của mình.

Nếu có thể đảm bảo mức độ phù hợp tối ưu cho các chỉ số KPI Chuyên viên tiền lương, chắc chắn bạn sẽ đạt được hiệu quả như mong đợi khi áp dụng KPI cho vị trí này.

3.3- Số lượng KPI

Bạn có thể sử dụng rất nhiều chỉ số KPI khác nhau để đánh giá hiệu quả công việc của Chuyên viên tiền lương. Tuy nhiên, số lượng KPI tối ưu bạn nên sử dụng là từ 4 – 10 chỉ số. Quan trọng hơn hết là các chỉ số này phải phù hợp và có khả năng tác động đến sự thành công của doanh nghiệp.

Một điểm cần lưu ý khác là bạn đừng nên sử dụng quá nhiều hoặc quá ít chỉ số. Điều này có thể dẫn đến việc dư thừa hoặc thiếu sót một chỉ số quan trọng nào đó. Bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng các mục tiêu của doanh nghiệp để chọn ra những chỉ số KPI cần thiết nhất với vị trí Chuyên viên tiền lương.

Bằng cách thiết lập các chỉ số KPI phù hợp cho vị trí Chuyên viên tiền lương mà doanh nghiệp có thể tập trung các nguồn lực cần thiết để duy trì tính xuyên suốt cho các mục tiêu. Từ đó, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ được nâng cao và các mục tiêu cũng hoàn thành nhanh chóng hơn.

thiết lập cả kpi nguyên nhân và kpi kết quả

3.4- Thiết lập cả KPI nguyên nhân và KPI kết quả

Giữa các chỉ số KPI luôn có mối quan hệ nhân quả vô cùng chặt chẽ. Thông qua KPI nguyên nhân bạn sẽ thấy được các hành động cần thực hiện để đạt được kết quả cụ thể. Trong khi đó, KPI kết quả thể hiện mong muốn, kỳ vọng của doanh nghiệp cho một chuỗi các hành động.

Nếu bạn chỉ tập trung vào KPI kết quả mà bỏ qua KPI nguyên nhân sẽ khiến KPI kết quả trở nên mông lung và khó có thể thực hiện được. Vì vậy, bạn phải cân bằng thật tốt hai loại chỉ số KPI này. Có như vậy doanh nghiệp mới đạt hiệu quả tối ưu khi xây dựng KPI cho Chuyên viên tiền lương.

3.5- Cập nhật và điều chỉnh KPI theo thời gian

Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn, thời điểm cụ thể mà doanh nghiệp sẽ có các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh nhất định. Khi đó, bạn sẽ phải tiến hành cập nhật và điều chỉnh các chỉ số KPI cho phù hợp với những thay đổi của doanh nghiệp.

Yêu cầu quan trọng nhất của KPI là phải SMART. Có nghĩa là các chỉ số bạn đưa ra phải dựa trên dữ liệu hợp lý và tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Bạn cũng phải đảm bảo các chỉ số KPI có chu kỳ rõ ràng và có điểm đo cụ thể ở cuối mỗi chu kỳ. Đồng thời, bạn còn phải dự đoán được các yếu tố có khả năng ngăn trở doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đặt ra. 

3.6- Đảm bảo tính nhất quán cho các chỉ số KPI

Các chỉ số KPI thường do nhiều nhà quản lý khác nhau cùng thiết lập nên. Do đó, bạn cần đảm bảo tính hài hoà và nhất quán cho các chỉ số KPI để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các chỉ số này vào thực tiễn.

Bên cạnh đó, tính nhất quán của các chỉ số KPI còn cung cấp cho bạn nền tảng cơ sở để thực hiện các tùy chỉnh khi cần thiết.

3.7- Các chỉ số KPI cần thực tế

Tính thực tế của KPI được hiểu là khả năng thực hiện được của các chỉ số KPI. Khi thiết lập KPI cho Chuyên viên tiền lương, bạn cần xem xét trình độ phát triển của doanh nghiệp để lựa chọn được những chỉ số có tính thực tế tối ưu nhất.
cần chú ý gì để thực hiện kpi tốt nhất cho vị trí này
>>>> Xem thêm: C&B Manager là gì? Lộ trình thăng tiến từ C&B Manager đến HR&Admin Manager

4- Cần chú ý gì để thực hiện KPI tốt nhất cho vị trí này? 

Khi đã xây dựng thành công KPI cho Chuyên viên tiền lương, bạn sẽ cần lưu ý những điều sau để thực hiện KPI cho vị trí này hiệu quả nhất:

4.1- Truyền đạt KPI cho nhân sự thực hiện 

Bạn cần thông báo cho Chuyên viên tiền lương về các chỉ số KPI họ phải thực hiện. Hãy đảm bảo họ thực sự hiểu rõ các mục tiêu và kỳ vọng của doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ biết phải làm những công việc gì và thực hiện công việc như thế nào để đạt được kết quả công việc tốt nhất.

4.2- Đánh giá sự phù hợp của KPI thường xuyên và kịp thời 

Các chỉ số KPI phải có sự liên kết chặt chẽ với mục tiêu và sự thay đổi của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần kiểm tra và đánh giá các chỉ số KPI thường xuyên. Điều này sẽ đảm bảo các mục tiêu của doanh nghiệp luôn liên kết với nhau trong suốt quá trình hoạt động.

Mặt khác, việc đánh giá KPI còn có ý nghĩa rất lớn khi nó có thể giúp Chuyên viên tiền lương luôn hiểu rõ trách nhiệm và yêu cầu công việc của mình. Từ đó, hiệu quả công việc sẽ luôn được đảm bảo.

4.3- Quan tâm đến lợi ích của nhân viên 

Các yếu tố như môi trường làm việc, lương thưởng, phúc lợi,… có thể khích lệ tinh thần làm việc của Chuyên viên tiền lương rất tốt. Do đó, bạn cần xem xét các yếu tố trên để giúp họ luôn cảm thấy hài lòng với những lợi ích do công việc mang lại.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải tìm hiểu mức độ hiểu biết của Chuyên viên tiền lương về tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp để có thể cải thiện tinh thần làm việc của họ.

4.4- Lựa chọn công nghệ quản lý KPI phù hợp 

Ngày nay, các chỉ số KPI sẽ được quản lý bởi các nền tảng công nghệ và các công nghệ này sẽ được tích hợp trực tiếp vào phần mềm quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần lựa chọn công nghệ quản lý KPI phù hợp nhằm tránh những xáo trộn có thể ảnh hưởng đến quy trình hoạt động của doanh nghiệp.

Trên đây là một số thông tin bạn cần biết khi xây dựng KPI cho Chuyên viên tiền lương. Hy vọng với những thông tin Ms Uptalent chia sẻ, bạn sẽ dễ dàng thiết lập KPI cho vị trí này. Chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.