- 420k
- 1k
- 870
Triển khai KPI cho Trưởng phòng kế hoạch sản xuất là việc làm rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể xây dựng và thực hiện KPI thành công không hề đơn giản. Trong bài viết này, Ms Uptalent sẽ chia sẻ cùng bạn đọc một số thông tin bạn cần biết để triển khai KPI cho Trưởng phòng kế hoạch sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
MỤC LỤC
1- Trưởng phòng kế hoạch sản xuất là gì?
2- KPI cho vị trí Trưởng phòng kế hoạch sản xuất gồm những gì?
3- Những lưu ý khi thiết lập KPI cho vị trí Trưởng phòng kế hoạch sản xuất
4- Cần chú ý gì để thực hiện KPI tốt nhất cho vị trí này?
4.1- Truyền đạt các chỉ số một cách rõ ràng, chi tiết
4.2- Đánh giá mức độ phù hợp của KPI
4.3- Chú ý đến lợi ích của nhân viên
4.4- Lựa chọn công nghệ phù hợp để theo dõi, thống kê, đánh giá kết quả KPI
Trưởng phòng kế hoạch sản xuất là người đứng đầu bộ phận kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp. Trách nhiệm của họ là đưa ra bản kế hoạch sản xuất với các nhiệm vụ, công việc cụ thể cho bộ phận sản xuất.
Nội dung cần có trong bản kế hoạch sản xuất bao gồm số lượng sản phẩm cần sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào cần sử dụng, số lượng nhân công, thời gian và chi phí sản xuất cho mỗi đơn hàng.
Nhìn chung, vai trò của một Trưởng phòng kế hoạch sản xuất là quản lý ngân sách, hàng tồn kho, tiến độ sản xuất và chịu trách nhiệm quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến lập kế hoạch sản xuất. Các nỗ lực làm việc của họ có tác động quan trọng đến quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
KPI cho Trưởng phòng kế hoạch sản xuất cần đảm bảo có thể đánh giá hiệu quả công việc của vị trí này một cách khách quan, chính xác. Sau đây là mẫu KPI phổ biến thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả công việc Trưởng phòng kế hoạch sản xuất:
- Tiến độ lập kế hoạch trong kỳ
- Tiến độ bàn giao kế hoạch sản xuất cho các đơn vị
- Tiến độ thống kê, báo cáo
- Xử lý kịp thời các phát sinh trong kỳ
- Quản lý đất đai đúng thủ tục và quy định
- Thực hiện các chế độ báo cáo
Khi thiết lập KPI cho vị trí Trưởng phòng kế hoạch sản xuất, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Bản chất của việc thiết lập KPI cho Trưởng phòng kế hoạch sản xuất là bạn sẽ đưa ra một kết quả nhằm định hướng và đánh giá hiệu suất công việc của vị trí này. Trong khi đó, những công việc mà Trưởng phòng kế hoạch sản xuất thực hiện phải tập trung vào việc hoàn thành các mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, bạn cần xác định rõ mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể trước khi bắt tay xây dựng và triển khai KPI cho Trưởng phòng kế hoạch sản xuất. Kế đó bạn sẽ dựa trên các mục tiêu chung để xây dựng KPI cho phù hợp. Bạn cần đảm bảo mối tương quan chặt chẽ giữa chỉ số KPI và mục tiêu của doanh nghiệp để có thể sử dụng tối ưu nguồn lực sẵn có.
Mỗi ngành nghề thường có các chỉ số KPI tiêu chuẩn, nhưng bạn không nhất thiết phải sử dụng các chỉ số giống như các doanh nghiệp khác trong ngành.
Điều quan trọng nhất khi lựa chọn KPI là bạn phải hiểu rõ đặc điểm của chúng. Thông thường, các chỉ số KPI Trưởng phòng kế hoạch sản xuất sẽ phải cung cấp được thông tin liên quan đến hiệu quả công việc và thể hiện được mối tương quan giữa hành động của nhân sự phụ trách với mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
Bạn sẽ phải thực hiện nhiều thao tác trước khi chọn được các chỉ số KPI thích hợp nhất. Chẳng hạn như thiết lập quy trình thực hiện công việc, xác định yêu cầu công việc, xác định các thông số đo lường và các sai số để điều chỉnh KPI.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng khả năng tác động đến các chỉ số KPI của Trưởng phòng kế hoạch sản xuất. Tiếp đó, bạn phải xem xét, đánh giá nhằm tìm ra những yếu tố phù hợp để đối chiếu thành quả đạt được với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Điều kế tiếp bạn cần lưu ý khi thiết lập KPI cho Trưởng phòng kế hoạch sản xuất chính là xác định số lượng KPI sẽ sử dụng. Bạn không nên sử dụng nhiều quá nhưng cũng không thể sử dụng quá ít.
Vậy, số lượng KPI bao nhiêu là phù hợp nhất? Lời khuyên dành cho bạn là hãy chọn từ 4 – 10 chỉ số KPI phù hợp nhất. Đồng thời bạn phải đảm bảo đó thực sự là những chỉ số chính, có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công và phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn.
Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có những thay đổi do chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Điều này khiến doanh nghiệp phải cân nhắc lại các mục tiêu và chiến lược của mình.
Trong khi đó, chỉ số KPI đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo doanh nghiệp luôn tập trung vào các mục tiêu và đảm bảo tính liên kết giữa các mục tiêu trong suốt quá trình hoạt động. Do đó, một khi có những thay đổi về mục tiêu, chiến lược, bạn cần thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho các chỉ số KPI.
Bạn cũng nên thường xuyên xem xét lại các mục tiêu của doanh nghiệp để kịp thời tuỳ chỉnh KPI nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn tập trung vào những công việc quan trọng nhất và hoàn thành mục tiêu nhanh chóng hơn.
Nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung xây dựng KPI kết quả mà bỏ quên KPI về nguyên nhân. Trong khi đó, KPI nguyên nhân thể hiện những hành động cần làm để đạt được KPI kết quả.
Một khi chỉ đề cập đến kết quả mà bỏ qua nguyên nhân sẽ khiến Trưởng phòng kế hoạch sản xuất gặp khó khăn khi thực hiện công việc, vì họ không biết phải làm như thế nào để đạt được kết quả như kỳ vọng của doanh nghiệp.
Nhìn chung, giữa các chỉ số KPI cần có mối quan hệ nhân quả chặt chẽ. Bằng không các chỉ số KPI sẽ trở nên mông lung và khó có thể thực hiện được.
Thông thường, các chỉ số KPI cho Trưởng phòng kế hoạch sản xuất chỉ được áp dụng trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi thiết lập KPI, bạn cần đảm bảo các chỉ số này có thể tiếp tục được duy trì và cải thiện khi cần thiết.
Bên cạnh đó, bạn cần phải cân nhắc tính thực tế của các chỉ số KPI. Tức là, bạn cần đảm bảo các chỉ số KPI phù hợp với điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở quan trọng để thực hiện các chỉ số.
Sau khi thiết lập thành công KPI cho Trưởng phòng kế hoạch sản xuất, bạn cần chú ý những điều sau để thực hiện các chỉ số này tốt nhất.
Trưởng phòng kế hoạch sản xuất là người trực tiếp thực hiện các chỉ số KPI nên bạn phải đảm bảo truyền đạt đầy đủ và rõ ràng các chỉ số liên quan cho họ. Đồng thời bạn cũng cần chỉ cho họ thấy rõ kỳ vọng của doanh nghiệp đối với vai trò của họ.
Không có chỉ số KPI nào có thể phù hợp ngay từ ban đầu. Do đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra và đánh giá hiệu quả của KPI để có thể nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc.
Hơn nữa, việc đánh giá KPI thường xuyên còn đảm bảo Trưởng phòng kế hoạch sản xuất luôn nhận biết rõ nhiệm vụ, yêu cầu công việc của họ. Đồng thời, điều này cũng giúp doanh nghiệp duy trì ổn định các mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra.
Nhân viên trong doanh nghiệp sẽ thực hiện công việc tốt hơn nếu họ cảm thấy hài lòng với những lợi ích do công việc mang lại. Vì vậy, bạn cần xem xét cẩn trọng các yếu tố có thể tác động lên tinh thần làm việc của Trưởng phòng kế hoạch sản xuất như môi trường làm việc, lương thưởng, sự hiểu biết của họ về tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp,…
Mỗi doanh nghiệp đều có sẵn các phần mềm quản lý riêng. Các phần mềm này được áp dụng trước khi doanh nghiệp triển khai thực hiện các KPI.
Trong khi đó, hệ thống theo dõi KPI không phải là phần mềm quản lý chức năng. Thực tế nó chỉ là một hệ thống ghi nhận và kết nối tất cả các kết quả hoạt động chức năng và tạo thành một kho dữ liệu lớn.
Bởi vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn hệ thống theo dõi KPI sao cho có thể tích hợp tối ưu với phần mềm quản lý đang được áp dụng. Điều này đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh sẽ không bị xáo trộn khi triển khai KPI.
Như vậy, Ms Uptalent đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết nhất về KPI cho Trưởng phòng kế hoạch sản xuất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn thiết lập và thực hiện KPI hiệu quả cho vị trí này. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet