- 420k
- 1k
- 870
KPI cho Trưởng phòng bảo trì bao gồm những chỉ tiêu nào? Làm sao để xây dựng và áp dụng KPI cho Trưởng phòng bảo trì hiệu quả? Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này thì bài viết sau đây của Ms Uptalent có thể giải đáp cho bạn.
MỤC LỤC
1- Trưởng phòng bảo trì là gì?
2- KPI cho vị trí Trưởng phòng bảo trì gồm những gì?
3- Những lưu ý khi thiết lập KPI cho vị trí Trưởng phòng bảo trì
3.1- Đảm bảo mối liên kết giữa mục tiêu và các chỉ số KPI
3.2- Lựa chọn các chỉ số KPI phù hợp nhất
3.3- Số lượng KPI cho vị trí Trưởng phòng bảo trì
3.4- Chú trọng cả KPI nguyên nhân và KPI kết quả
3.5- Điều chỉnh KPI phù với những thay đổi của doanh nghiệp
3.6- Đảm bảo tính nhất quán và thực tế cho các chỉ số KPI
4- Cần chú ý gì để thực hiện KPI tốt nhất cho vị trí này?
Trưởng phòng bảo trì là người đứng đầu bộ phận bảo trì trong các công ty, doanh nghiệp. Trách nhiệm chính của họ là quản lý công tác bảo trì, bảo dưỡng toàn bộ các máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp nhằm đảm bảo quá trình hoạt động luôn ổn định và hiệu quả.
Trưởng phòng bảo trì sẽ trực tiếp điều phối nhân viên trong bộ phận thực hiện các kế hoạch bảo trì định kỳ. Đồng thời họ cũng tiến hành đánh giá chất lượng hệ thống máy móc để đưa ra các kiến nghị sửa chữa, thay đổi kịp thời, tránh làm ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất.
KPI cho Trưởng phòng bảo trì bao gồm những chỉ số sau:
- Số lần không phục vụ được: chỉ số này đo lường số lần thiết bị, máy móc của công ty bị hỏng nhưng bộ phận bảo trì không sửa chữa kịp thời.
- Số lần không sửa chữa được: thể hiện số lần phòng bảo trì không thể sửa chữa được các thiết bị hư hỏng nặng, phải thay thế bằng sản phẩm khác.
- Chỉ số hiệu quả hoạt động bảo trì: chỉ số này cho thấy tinh hình làm việc tích cực hay chậm trễ của đội bảo trì.
- Chỉ số chi phí: được dùng để đo lường chi phí cho hoạt động bảo trì, sửa chữa các thiết bị, máy móc trong doanh nghiệp.
Khi thiết lập KPI cho Trưởng phòng bảo trì bạn cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
Mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, các chỉ số KPI sẽ giúp doanh nghiệp tập trung các nguồn lực cần thiết để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.
Vì vậy, khi thiết lập KPI cho Trưởng phòng bảo trì, bạn cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và dựa trên các mục tiêu đó để xây dựng KPI cho phù hợp. Bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng để chọn ra những chỉ số quan trọng nhất và những chỉ số này cần có khả năng tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nếu các chỉ số KPI không có mối tương quan chặt chẽ với mục tiêu sẽ chỉ khiến doanh nghiệp lãng phí tài nguyên và nguồn lực. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng không được như mong đợi.
Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những tiêu chuẩn riêng về KPI. Tuy vậy, bạn chỉ nên sử dụng các chỉ số phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp tại từng giai đoạn cụ thể.
Để có thể lựa chọn các chỉ số phù hợp nhất cho vị trí Trưởng phòng bảo trì bạn cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công việc của vị trí này. Bạn cũng cần bám sát tính chất công việc thực tế để việc xây dựng KPI đạt hiệu quả tốt nhất.
Các chỉ số KPI cho Trưởng phòng bảo trì nên được xây dựng dựa trên cơ sở các trách nhiệm chính của vị trí này. Khi đó, nhân sự phụ trách mới có thể thực hiện công việc theo như mô tả và yêu cầu công việc đã đặt ra.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải cân nhắc các yếu tố có thể tác động đến hiệu quả công việc của Trưởng phòng bảo trì và các yếu tố được sử dụng để đánh giá hiệu quả công việc của họ. Tất cả các yếu tố này sẽ được đối chiếu với mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
Bạn có thể xem xét KPI của những doanh nghiệp cùng ngành khác nhưng không nhất thiết phải sử dụng các chỉ số giống như họ. Thay vào đó, hãy chọn những chỉ số có thể đáp ứng được nhu cầu quản lý và đánh giá hiệu quả công việc của Trưởng phòng bảo trì tại công ty bạn.
Khi thiết lập được những chỉ số KPI phù hợp nhất, bạn sẽ nắm trong tay chìa khóa quan trọng mang lại thành công cho việc áp dụng KPI cho vị trí Trưởng phòng bảo trì.
Không có quy định cụ thể về số lượng KPI được áp dụng cho Trưởng phòng bảo trì. Tuy nhiên, số lượng tối ưu được khuyến khích sử dụng là từ 4 – 10 chỉ số. Quan trọng nhất là bạn cần chọn được những chỉ số phù hợp và những chỉ số đó có thể tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bạn nên tránh sử dụng quá nhiều hoặc quá ít chỉ số. Bởi vì điều này có thể gây ra việc dư thừa hoặc thiếu sót một chỉ số quan trọng nào đó. Bạn hãy xem xét, đánh giá các mục tiêu, chiến lược hoạt động của công ty để tìm ra những chỉ số thực sự quan trọng nhất cho vị trí Trưởng phòng bảo trì.
Việc xây dựng các chỉ số KPI phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tập trung các nguồn lực cần thiết để hoàn thành mục tiêu và đảm bảo tính xuyên suốt của các mục tiêu trong quá trình hoạt động. Sự tập trung cũng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và đạt được mục tiêu nhanh hơn.
Bạn nên biết rằng, các chỉ số KPI có mối quan hệ nhân quả rất chặt chẽ với nhau. Các KPI nguyên nhân sẽ cho thấy các hành động cần thực hiện để đạt được kết quả cụ thể. Còn KPI kết quả sẽ cho thấy thành quả đạt được khi hoàn thành các KPI nguyên nhân.
Chính vì vậy, bạn không nên chỉ đề cập đến KPI kết quả mà bỏ qua KPI nguyên nhân. Nếu làm như vậy, bạn sẽ khiến các KPI kết quả trở nên mơ hồ, khó thực hiện. Bạn nên tìm cách cân bằng hai loại KPI này để có thể đạt hiệu quả tối ưu khi xây dựng KPI cho Trưởng phòng bảo trì.
Tại từng thời điểm, giai đoạn cụ thể, doanh nghiệp sẽ có các mục tiêu hoạt động khác nhau. Khi đó bạn sẽ phải tiến hành điều chỉnh KPI sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp để có thể tập trung các nguồn lực, tài nguyên cần thiết cho quá trình hoạt động.
Yêu cầu quan trọng nhất của KPI là phải SMART. Có nghĩa là các chỉ số này phải dựa trên cơ sở dữ liệu hợp lý và thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, các chỉ số KPI cũng cần có chu kỳ rõ ràng và điểm đo ở cuối mỗi chu kỳ.
Ngoài, ra bạn cũng phải dự đoán được các yếu tố ngoài tầm kiểm soát có thể ngăn trở việc thực hiện các mục tiêu của công ty. Từ đó, bạn có thể kịp thời điều chỉnh KPI cho phù hợp.
Các chỉ số KPI thường được áp dụng trong thời gian ngắn và do nhiều nhà quản lý cùng tham gia xây dựng. Vì vậy, bạn cần đảm bảo được sự hài hoà và nhất quán của các chỉ số này để có thể dựa vào chúng mà thực hiện các tùy chỉnh khi cần thiết.
Ngoài ra, bạn còn phải chú ý đến tính thực tế của các chỉ số KPI. Hãy đảm bảo các chỉ số bạn đưa ra phù hợp với vị trí Trưởng phòng bảo trì cũng như trình độ phát triển của doanh nghiệp. Điều này sẽ đảm bảo khả năng thực hiện chỉ số được nâng cao hơn.
Khi đã xây dựng thành công KPI cho Trưởng phòng bảo trì, bạn sẽ cần lưu ý những điều sau để áp dụng các KPI này vào thực tế hiệu quả nhất:
Bạn cần đảm bảo Trưởng phòng bảo trì có thể nắm bắt rõ ràng, đầy đủ các thông tin liên quan đến KPI cần thực hiện. Điều này sẽ giúp họ hiểu được các mục tiêu và kỳ vọng của doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ biết phải thực hiện những công việc nào và làm như thế nào để đạt được hiệu quả công việc tối ưu nhất.
Các chỉ số KPI cần có mối tương quan chặt chẽ và được liên kết với các mục tiêu của doanh nghiệp tại từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, việc đánh giá KPI thường xuyên được xem là hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo các mục tiêu của doanh nghiệp luôn được duy trì xuyên suốt trong quá trình hoạt động.
Ngoài ra, việc đánh giá KPI kịp thời còn là giải pháp hữu hiệu giúp Trưởng phòng bảo trì luôn hiểu rõ yêu cầu và trách nhiệm công việc của họ. Từ đó họ có thể làm việc với hiệu suất tốt hơn.
Các Trưởng phòng bảo trì sẽ làm việc hiệu quả hơn khi họ cảm thấy hài lòng với những lợi ích do công việc mang lại. Do đó, bạn cần đánh giá lại các yếu tố như môi trường làm việc, lương thưởng, phúc lợi,… để có thể không ngừng khích lệ tinh thần làm việc của họ.
Đồng thời, bạn cũng phải tìm hiểu xem họ có đang hiểu rõ tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp hay không. Bởi vì đây cũng là một trong những yếu tố có thể tác động đến tinh thần làm việc của họ.
Việc đánh giá và theo dõi các chỉ số KPI sẽ được thực hiện trên các nền tảng công nghệ hiện đại. Các công nghệ này sẽ được tích hợp trực tiếp vào phần mềm quản lý đang được áp dụng tại doanh nghiệp. Vì vậy, lựa chọn đúng công nghệ phù hợp có vai trò rất quan trọng. Nếu chọn sai bạn có thể gây ra những xáo trộn nhất định trong quy trình hoạt động của công ty.
Như vậy, Ms Uptalent vừa chia sẻ cùng bạn đọc một số thông tin về KPI cho Trưởng phòng bảo trì. Mong rằng với những gì Uptalent chia sẻ bạn có thể xây dựng được các chỉ số KPI phù hợp nhất cho vị trí này. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet