- 420k
- 1k
- 870
Đối với bất cứ ai, sự nghiệp luôn có vị thế rất quan trọng. Đó là con đường đòi hỏi bạn phải không ngừng tiến về phía trước. Bạn sẽ phải học hỏi liên tục và không ngừng phát triển sau mỗi năm. Sau đây Ms Uptalent sẽ chia sẻ cùng bạn đọc kinh nghiệm tìm việc làm cho mọi đối tượng. Hy vọng những điều này sẽ giúp bạn tìm được việc làm phù hợp cho mình nhanh nhất.
Xem thêm: Công ty headhunter tuyển dụng như thế nào?
Hiện nay sinh viên là một phần trong lực lượng lao động trên thị trường. Đặc điểm của nhóm đối tượng này là không có nhiều thời gian rảnh, không thể làm việc full-time. Bởi vì họ còn phải dành thời gian đi học.
Vì không thể dành cả ngày để làm việc, không thể làm full-time nên sinh viên chỉ có thể làm những công việc part-time, việc làm theo giờ hoặc theo ca. Nếu bạn là một sinh viên đang tìm việc làm thêm thì các cách sau sẽ giúp bạn tìm được công việc tốt nhất:
Thứ nhất, tìm việc qua các trang web tìm việc làm trực tuyến
Theo thống kê có tới gần 50% doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng trên các trang tìm việc part-time uy tín như: Vieclamthemtot.vn, Timviecnhanh.com, Vieclam24h.vn, Ybox.vn, Freelancerviet.vn, Vieclam.laodong.com.vn, Internship.edu.vn, Thuctapsinh.edu.vn, Kenhsinhvien.vn, Jobstreet.vn, TopCV.vn, …, và nhiều trang web khác. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn và thú vị tại các website này.
Thứ hai, tìm việc qua mạng xã hội facebook
Thay vì dành hàng giờ để lướt Facebook giải trí, bạn có thể vận dụng nền tảng này để tìm việc làm thêm. Bạn có thể tham gia vào các hội tìm việc làm dành cho sinh viên để tìm cho mình một công việc tốt và học hỏi kinh nghiệm làm việc từ những người đi trước.
>>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách Định hướng nghề nghiệp cho tương lai
Thứ ba, tìm việc qua các app tìm việc làm thêm
Sự phát triển của các ứng dụng công nghệ đã mang đến cho bạn một công cụ hiệu quả để tìm việc làm part-time, đó là các app tìm việc làm. Có một số app tìm việc làm thêm cho sinh viên rất hiệu quả. Bạn nên sử dụng các như InterviewAPP, Indeed, VisualCV Resume Builder,… để tìm việc làm.
Thứ tư, tìm việc làm qua người quen
Nếu muốn tìm việc làm thêm, bạn đừng ngần ngại nói cho bạn bè và người quen của mình. Thực tế có tới 80% việc làm thêm lương cao không được đăng tuyển trên mạng.
Để tìm được việc làm thêm phù hợp các bạn sinh viên cần chú ý những điều sau:
Thứ nhất, chuẩn bị CV: cho dù là việc làm thêm nhưng bạn vẫn phải chuẩn bị CV như khi xin việc chính thức. Bởi vậy hãy nghiêm túc chuẩn bị một bộ CV sao cho ấn tượng nhất.
Thứ hai, chuẩn bị cho buổi phỏng vấn: hãy tìm hiểu về công việc bạn ứng tuyển, tìm hiểu những câu hỏi phỏng vấn có thể gặp và tập trả lời những câu hỏi đó. Bên cạnh đó bạn cùng cần chuẩn bị trang phục phù hợp khi đi phỏng vấn.
Thứ ba, cân nhắc thời gian làm việc: vì còn phải dành thời đi học nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng lịch học của mình trước khi tìm việc. Bạn cần đảm bảo thời gian làm thêm không ảnh hưởng đến việc học.
Thứ tư, thể hiện cam kết làm việc lâu dài: điều khiến nhà tuyển dụng ái ngại khi tuyển dụng sinh viên là họ chỉ làm việc trong thời gian ngắn. Vì vậy bạn cần nhấn mạnh cho nhà tuyển dụng thấy bạn sẽ gắn bó lâu dài với công việc.
Thứ năm, cân bằng giữa việc học và làm thêm: việc làm thêm có thể giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập, học hỏi kỹ năng và kinh nghiệm nhưng cũng đem lại áp lực lớn trong việc cân bằng giữa việc học và công việc. Tuy nhiên không khó để bạn làm được như vậy. Chỉ cần xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể và có nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn bạn sẽ làm được.
Thứ sáu, tránh bị lừa đảo khi tìm việc làm thêm: thực tế rất nhiều bạn sinh viên đã bị lừa đảo trong quá trình tìm việc, thậm chí mất tiền mà việc không có. Để không bị lừa đảo, bạn cần lưu ý 5 điểm sau:
1- Tìm việc làm tại những kênh uy tín
2- Xác minh thông tin nhà tuyển dụng,
3- Tìm hiểu kỹ mô tả công việc
4- Không nộp bất cứ khoản phí nào
5- Không cung cấp thông tin cá nhân: CMND, ngày sinh, số sổ hộ khẩu, tài khoản ngân hàng trước khi đến phỏng vấn trực tiếp.
Xem thêm: Headhunter tuyển dụng như thế nào?. 8 Lợi ích khi tìm việc qua headhunter
Người tìm việc ít kinh nghiệm bao gồm sinh viên mới ra trường và người đi làm dưới 3 năm kinh nghiệm. Thường thì những công việc thuộc cấp bậc nhân viên hoặc công việc không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm sẽ phù hợp với nhóm đối tượng này.
Nếu là một người có ít kinh nghiệm, bạn có thể tìm việc qua 3 kênh phổ biến sau:
1- Tìm việc làm trực tuyến
Ngày nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều cơ hội việc làm không đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm làm việc qua internet. Quan trọng là bạn phải tìm đúng nơi và ứng tuyển đúng cách. Dưới đây là những nền tảng trực tuyến có thể giúp bạn tìm được việc làm như mong muốn:
- Website tuyển dụng: các trang web tuyển dụng luôn đăng tải rất nhiều tin tuyển dụng thuộc nhiều ngành nghề từ rất nhiều doanh nghiệp khác nhau. Bạn chỉ cần search “việc làm không yêu cầu kinh nghiệm”, hoặc “việc làm dưới 1 năm kinh nghiệm” thì sẽ nhận được vô số kết quả trả về. Việc kế tiếp bạn cần làm là chọn vị trí phù hợp với mình và ứng tuyển.
- Facebook: hiện tại có rất nhiều group, fanpage tuyển dụng chung và tuyển dụng lao động thuộc các lĩnh vực cụ thể. Bạn hãy tham gia, theo dõi các group, fanpage phù hợp nhu cầu tìm việc của mình để tìm được việc làm phù hợp nhanh nhất.
- LinkedIn: đây là mạng xã hội nghề nghiệp có thể giúp bạn kết nối và tìm việc làm trong các ngành nghề, lĩnh vực mình quan tâm.
2- Tìm việc qua headhunter
Nhiều bạn nghĩ headhunter chỉ tuyển các vị trí cấp cao, nhưng thực tế headhunter tuyển dụng bất cứ vị trí nào. Từ phổ thông nhất cho đến những vị trí khó tìm nhất. Do đó bạn đừng bỏ qua cơ hội cập nhật hồ sơ của mình vào hệ thống dữ liệu của headhunter. Vì họ có thể giới thiệu cho bạn những vị trí công việc không được công khai và khó tiếp cận.
3- Tìm việc qua các mối quan hệ
Một cách tìm việc làm rất hiệu quả khác là sử dụng mạng lưới quan hệ của bạn. Bạn hãy nói với người bạn quen biết bạn đang tìm việc làm. Tốt nhất bạn nên nói với người đang làm việc trong ngành bạn hướng đến.
Thứ nhất, cân nhắc kỹ lưỡng tình hình thực tế
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, điều bạn cần là tìm những vị trí việc làm phù hợp. Bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng trình độ, năng lực và các kỹ năng hiện tại của mình để có sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Thứ hai, tìm ra những kỹ năng mà bạn có
Điểm yếu của bạn là chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy hạn chế nhắc đến. Đồng thời hãy suy nghĩ và tìm ra những kỹ năng mà bạn có. Kế đó hãy tìm cách làm nổi bật những kỹ năng đó trong CV và khi phỏng vấn.
Thứ ba, xác định mục tiêu cụ thể
Bạn cần vạch ra cho mình một lộ trình với những mục tiêu cụ thể. Sau đó kiên trì bền bỉ tìm việc, đừng vội từ bỏ khi chưa tìm được việc làm ngay lập tức. Hãy đặt mục tiêu một cách hợp lý và luôn “dành chỗ” cho những mục tiêu mới.
Thứ tư, tìm việc làm tại các công ty nhỏ
Khi chưa có nhiều kinh nghiệm, thay vì cứ cố chấp tìm việc tại các công ty lớn, bạn nên chuyển hướng sang các công ty nhỏ hơn, với quy mô dưới 20 người. Với biện pháp này bạn sẽ nổi bật hơn và dễ dàng trúng tuyển hơn.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm ứng tuyển trưởng phòng kinh doanh thành công
Thứ năm, mở rộng phạm vi tìm việc làm
Nếu nhận thấy bản thân chưa phù hợp với một vị trí công việc nào đó, bạn có thể thử tìm việc làm tại các vị trí tương tự. Nghĩa là bạn cần mở rộng phạm vi tìm việc làm để có cơ hội tìm được việc làm cao hơn.
Thứ sáu, chuẩn bị CV phù hợp
Để có một CV hấp dẫn khi chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn cần tập trung làm nổi bật các kỹ năng và trình độ giáo dục của mình. Đặc biệt hãy tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay từ mục tiêu nghề nghiệp. Đồng thời khéo léo thể hiện cá tính, sự nhiệt tình và tình yêu của bạn đối với công việc. Chỉ cần tạo được sự đặc biệt trong CV bạn sẽ thành công khi tìm việc làm.
Điểm đặc trưng của nhóm đối tượng này là họ đã tích lũy được một số năm kinh nghiệm làm việc thực tế nhất định. Với năng lực và kinh nghiệm tích lũy được họ có thể đảm nhận những vị trí thuộc cấp bậc quản lý, trưởng nhóm.
Hiện nay có khá nhiều kênh tìm việc làm khác nhau mà người có từ 3-5 năm kinh nghiệm có thể tìm kiếm việc làm, bao gồm:
- Các trang web tuyển dụng trực tuyến như là careerbuilder, vietnamworks, vieclam.24h, careerlink, mywork,…
- Mạng xã hội Facebook, LinkedIn
- Trang web chính thức của nhà tuyển dụng
- Qua các công ty môi giới việc làm, headhunter
- Qua các mối quan hệ
Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn những kênh tuyển dụng uy tín để tìm việc làm. Mặt khác bạn cũng cần xem xét xem thông tin tuyển dụng có rõ ràng hay không và tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp đã đăng tin tuyển dụng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo ý kiến và đánh giá của những người từng tìm việc làm trên các kênh tuyển dụng đó. Tốt nhất bạn nên chọn cho mình một số trang web tuyển dụng uy tín, phù hợp với nhu cầu tìm việc của bản thân. Sau đó hãy chủ động cập nhật thông tin tuyển dụng trên các trang đó để kịp thời nắm bắt được những cơ hội việc làm tốt nhất.
Xem thêm: 6 mẹo tìm kiếm việc làm hiệu quả trên LinkedIn
Thứ nhất, đầu tư một bản CV đầy đủ và chuyên nghiệp
Khi đã có bề dày kinh nghiệm nhất định bạn cần khéo léo nhấn mạnh ưu điểm này của mình. Hãy thể hiện cá tính, năng lực, thành tựu trong công việc bạn đã đạt được. Tìm hiểu kỹ lưỡng yêu cầu công việc bạn dự định ứng tuyển để phác họa lên một CV ấn tượng khiến bạn nổi bật trên hàng tá CV “mờ nhạt” khác.
Thứ hai, tìm kiếm công việc có chọn lọc
Bạn đừng nên lãng phí thời gian vào những tin tuyển dụng không phù hợp với chuyên môn và lĩnh vực của bạn. Hãy đọc tin tuyển dụng một cách có chọn lọc. Nếu phù hợp hãy tìm hiểu kỹ hơn để tăng khả năng trúng tuyển.
Thứ ba, biết cách “pr” bản thân
Cho dù bạn có năng lực, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tốt đến đâu đi nữa mà không biết cách “tiếp thị” bản thân thì cũng vô ích. Vì vậy hãy vận dụng lợi thế của các công cụ mạng xã hội để xây dựng cho mình một profile bắt mắt và kết nối với cộng đồng nhân sự trong ngành. Khéo léo sử dụng phương tiện truyền thông sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận nhà tuyển dụng tiềm năng.
Thứ tư, chủ động hơn
Thay vì chỉ ứng tuyển khi đọc được tin tuyển dụng của doanh nghiệp, bạn có thể chủ động gửi CV cho họ qua địa chỉ email hoặc qua form đăng ký trên website của họ. Trong thực tế nhà tuyển dụng luôn sẵn sàng nhận CV của bạn và họ sẽ liên hệ với bạn trong lần tuyển dụng kế tiếp nếu có vị trí phù hợp.
Điểm chung của nhóm đối tượng này là có bằng cấp cao, chuyên môn vững vàng, dày dạn kinh nghiệm và kỹ năng nghiệp vụ thành thạo. Thường thì nhóm ứng viên này sẽ có tối thiểu từ 2 – 3 năm kinh nghiệm tại vị trí quản lý.
Một điểm đặc thù khác là người được cất nhắc lên vị trí trưởng phòng thường là những nhân viên đã làm việc lâu năm trong doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng thường tuyển dụng nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp vì những người này hiểu rõ về công ty và có kinh nghiệm làm việc phong phú.
Vị trí trưởng phòng là một trong những công việc thuộc cấp quản lý nên để tìm được việc làm phù hợp bạn cần chọn đúng nguồn tuyển dụng uy tín.
Bạn có thể tìm việc làm trưởng phòng qua các trang tuyển dụng nhân sự cấp cao như Vietnamworks, CareerBuilder, HRchannels,… Hoặc qua mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn hay tìm việc làm qua headhunter. Bên cạnh đó bạn cũng nên tìm kiếm các cơ hội thăng tiến ngay trong chính công ty mình đang làm việc.
Xem thêm: TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CẤP CAO - HRchannels
Thứ nhất, nghiên cứu kỹ lưỡng yêu cầu công việc
Trưởng phòng là vị trí có những yêu cầu cao về chuyên môn, kinh nghiệm và đặc biệt là kỹ năng. Vì vậy để quá trình tìm việc làm thành công như mong đợi, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng mô tả công việc và những yêu cầu của nhà tuyển dụng với vị trí công việc đó.
Thứ hai, tùy chỉnh CV cho phù hợp
Để có một CV trưởng phòng ấn tượng bạn nên lưu ý những điểm sau:
1- Lựa chọn mẫu CV có thiết kế chuyên nghiệp
2- Bố cục CV phải làm nổi bật được những kỹ năng, kinh nghiệm và thành tựu của bạn
3- Hình thức CV sang trọng, đẹp mắt, màu sắc nhã nhặn và phù hợp với vai trò bạn ứng tuyển
Thứ ba, chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn
Chính vì vai trò quan trọng của vị trí trưởng phòng mà nhà tuyển dụng không quá chú trọng vào một chuyên môn hay kỹ năng nào đó. Ngược lại họ đòi hỏi bạn phải có kiến thức và kỹ năng đa dạng. Và để tìm được người phù hợp nhà tuyển dụng sẽ đặt nhiều câu hỏi phỏng vấn khác nhau để kiểm tra năng lực của bạn.
Do đó bạn cần dành thời gian tìm hiểu và tập trả lời nhiều dạng câu hỏi phỏng vấn khác nhau. Rèn luyện tốt sẽ giúp bạn thêm tự tin trong buổi phỏng vấn.
Nhân sự tại các vị trí cấp cao được biết đến là những người có kiến thức chuyên môn và xã hội đa dạng. Những kiến thức này không chỉ đến từ việc học tại trường mà còn từ kinh nghiệm thực tế.
Bên cạnh tài năng và trình độ nhóm đối tượng này còn có khả năng quản trị doanh nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống xuất sắc, chuyên nghiệp và có khả năng đưa ra các quyết định quan trọng.
Các vị trí cấp cao thường được biết đến với các chức danh CEO, Giám đốc, Tổng giám đốc. Để tìm việc làm tại các vị trí này bạn có thể áp dụng các cách sau:
1- Tìm việc làm qua các trang tuyển dụng cấp cao
Hiện tại có rất nhiều nền tảng hỗ trợ tuyển dụng nhân sự cấp cao. Trong đó một số trang web tuyển dụng nhân sự cấp cao hàng đầu như là: HRchannels, Vietnamworks, CareerBuilder,…
2- Tìm việc qua headhunter
Một số doanh nghiệp không muốn công khai tin tuyển dụng các vị trí cấp cao nên họ thường tìm đến các headhunter. Do đó kết nối với headhunter có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn theo đuổi là lựa chọn khôn ngoan giúp bạn tiếp cận được nhiều cơ hội việc làm ẩn.
3- Tìm việc qua mạng lưới quan hệ
Thay vì tìm việc làm qua các trang web tuyển dụng, bạn có thể thông qua các mối liên hệ của mình. Nhờ có sự giới thiệu từ bạn bè, đồng nghiệp, đối tác,… mà bạn biết được những thông tin tuyển dụng vị trí cấp cao hấp dẫn.
4- Ứng tuyển nội bộ
Một sự lựa chọn khác cho bạn để tìm việc làm tại các vị trí cấp cao là hãy tham gia các cuộc thi tuyển nội bộ hoặc tự mình ứng cử vào các vị trí cấp cao tại công ty bạn đang làm việc khi có cơ hội.
>>>> Tham khảo: Manager là gì? Con đường trở thành manager 5 năm
Thứ nhất, chú trọng mạng lưới quan hệ
Thông thường nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy những tên tuổi được “bảo chứng”. Họ muốn giới hạn tối đa những rủi ro tuyển dụng. Vì vậy bạn nên dành thời gặp gỡ và xây dựng mối quan hệ với những người có thể giới thiệu và nói tốt về bạn. Quả thực, khi ở các vị trí cấp cao, thành công trong công việc phụ thuộc lớn vào khả năng xây dựng quan hệ với người khác. Dành thời gian đầu tư cho các mối quan hệ với những người ngang hàng, bạn sẽ gặp cơ hội bất ngờ.
Thứ hai, liên tục trau dồi kỹ năng
Để có sự nghiệp thành công thì bạn cần không ngừng cải thiện các kỹ năng và kiến thức ngành của mình. Muốn giành được ưu thế, cách tốt nhất là bạn hãy luôn rèn luyện và trau dồi năng lực bản thân.
Thứ ba, liên tục tìm kiếm
Bạn nên nhớ rằng số lượng công việc tại các vị trí cấp cao thường rất ít. Đồng thời, thời gian tìm việc làm các vị trí này cũng khá lâu. Bởi vậy bạn cần liên tục tìm kiếm các cơ hội mới. Nói vậy không có nghĩa bạn phải dành 24 giờ trong ngày để tìm việc làm. Tuy nhiên, chú ý và giữ liên lạc với các mối quan hệ của mình là điều bạn nên làm.
Thứ tư, xác định các tiêu chuẩn khiến bạn sẵn sàng thỏa hiệp
Đứng trước quyết định chuyển việc làm từ công ty này sang công ty khác đòi hỏi bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng kỳ vọng của bản thân. Đồng thời cần nhìn nhận một cách thực tế những gì bạn có thể nhận được. Hãy cố gắng nhìn mọi việc trên mọi khía cạnh và đừng để bản thân bị cuốn vào vòng xoáy tiền bạc. Tốt nhất bạn nên nhận thức rõ bạn sẽ đồng ý thỏa hiệp với công ty như thế nào.
Từ những kinh nghiệm tìm việc làm cho mọi đối tượng mà Uptalent đã chia sẻ, hy vọng bạn đọc sẽ sớm tìm được việc làm phù hợp cho bản thân. Đồng thời biết nỗ lực không ngừng để đạt đến những vị trí cấp cao trong doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet