- 420k
- 1k
- 870
Kiểm toán là gì? Những bước đi thăng tiến ngành kiểm toán? Đây đều là những câu hỏi quen thuộc với những bạn yêu thích ngành kiểm toán và muốn xây dựng sự nghiệp trong ngành này.
Nếu bạn cũng muốn tham gia vào ngành kiểm toán thì hãy cùng Ms Uptalent khám phá vai trò, tố chất và lộ trình sự nghiệp của một kiểm toán viên qua bài viết sau.
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của kiểm toán được thể hiện vô cùng rõ ràng. Bằng cách thực hiện việc kiểm toán, các thông tin về hoạt động kinh tế, quản trị kinh doanh do kế toán cung cấp sẽ được xem xét, đánh giá một cách độc lập. Từ đó nâng cao chất lượng thông tin và đảm bảo sự lành mạnh của hệ thống tài chính.
Cụ thể, vai trò của kiểm toán được thể hiện qua các khía cạnh sau:
Kiểm toán hỗ trợ phản ánh và kiểm soát nguồn ngân quỹ của nhà nước cũng như sự vận động của ngân quỹ và tài sản quốc gia. Qua đó cung cấp cho cơ quan nhà nước những thông tin cần thiết để đưa ra các giải pháp quản lý kinh tế, tài chính phù hợp và ra quyết định đúng đắn.
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, kiểm toán giữ vai trò của người kiểm tra, đánh giá các thông tài chính, thiết lập các căn cứ chính xác và đưa ra các kiến nghị, tư vấn cần thiết để hỗ trợ các nhà quản lý đưa ra quyết định trong đầu tư và kinh doanh.
Kiểm toán giúp các doanh nghiệp bảo vệ và nâng cao các giá trị cốt lõi của họ bằng cách đảm bảo tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều đúng pháp luật. Đồng thời đảm bảo sự tuân thủ các đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, kiểm toán còn có trách nhiệm phát hiện các sai sót trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể tư vấn và gợi ý các định hướng cho ban giám đốc, HĐQT trong việc kiểm soát và phòng ngừa rủi ro.
Vai trò sau cùng của kiểm toán là giúp nhà quản lý doanh nghiệp phát hiện ra các điểm yếu và cải thiện chúng. Các điểm yếu này có thể đến từ hệ thống quản lý và công tác quản trị của doanh nghiệp. Do đó, kiểm toán viên sẽ tiến hành phân tích, kiểm tra quy trình hoạt động của các phòng ban và đưa ra các tư vấn phù hợp giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
>>> Kiểm toán và những thông tin ít người biết
Một trong những tiêu chí rất được quan tâm khi lựa chọn nghề nghiệp chính là “lộ trình thăng tiến”. Bởi vì, với một lộ trình nghề nghiệp rõ ràng bạn sẽ có mục tiêu cụ thể để phấn đấu, cũng như có thêm động lực gắn bó với nghề đó.
Có nhiều nghề bạn sẽ không tìm thấy lộ trình thăng tiến cụ thể. Nhưng khi tìm hiểu nghề kiểm toán là gì, bạn sẽ nhận ra đây là một công việc tiềm năng với lộ trình thăng tiến rõ ràng.
Cụ thể, lộ trình thăng tiến nghề kiểm toán sẽ như sau: Thực tập sinh => Trợ lý kiểm toán => Trưởng nhóm kiểm toán => Chủ nhiệm kiểm toán => Giám đốc kiểm toán => Đối tác kiểm toán.
Tiếp theo Uptalent sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết các bước thăng tiến trong sự nghiệp của một kiểm toán viên.
Intern là vị trí giúp bạn khởi đầu sự nghiệp của một kiểm toán viên. Bạn sẽ phải trải qua một quy trình thi tuyển khắt khe để có thể trở thành thực tập sinh.
Công việc chính của vị trí thực tập sinh kiểm toán là kiểm tra, so sánh các tài khoản đơn giản trên báo cáo tài chính, nhưng sẽ không đưa ra nhận xét hay ý kiến gì.
Thông thường những tài khoản được chọn không có tính rủi ro hoặc mức độ rủi ro khá thấp và có thể kiểm tra bằng các phương pháp đơn giản. Chẳng hạn như tài khoản tiền mặt, kiểm kê tài sản.
>>> Kế toán là gì? Tìm hiểu A-Z ngành kế toán
Sau khi hoàn thành giai đoạn thực tập sinh hoặc vượt qua vòng tuyển dụng vị trí Fresher, bạn sẽ trở thành một Trợ lý kiểm toán.
Trách nhiệm của một Trợ lý kiểm toán là hướng dẫn cho các thực tập sinh và thực hiện các công việc do Senior giao phó.
Ban đầu công việc chủ yếu của vị trí này là kiểm tra chứng từ, sổ sách, tham gia kiểm kê kho hay xác nhận công nợ. Khi đã có kinh nghiệm hơn, bạn có thể được giao kiểm tra các khoản mục, thực hiện các phần hành phức tạp hơn dưới sự giám sát của trưởng nhóm.
Sau khi làm việc từ 2 - 3 năm, bạn sẽ được cất nhắc lên vị trí Trưởng nhóm kiểm toán nếu có đủ năng lực và làm việc chăm chỉ.
Tại vị trí Senior, bạn sẽ phụ trách một nhóm các trợ lý kiểm toán. Trách nhiệm của bạn là chỉ đạo cấp dưới thực hiện các cuộc kiểm toán nhỏ hoặc trung bình.
Bên cạnh đó, Senior cũng phải đảm nhận thêm nhiều công việc phức tạp hơn và phải có khả năng dẫn dắt team và giám sát công việc của họ.
Ở vị trí Senior, bạn cũng bắt đầu tiếp nhận nhiệm vụ làm việc với khách hàng cũng như trao đổi hay giải quyết những sự việc phát sinh trong quá trình kiểm toán.
Sau 6 – 7 năm làm việc, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí Chủ nhiệm kiểm toán. Trách nhiệm của bạn lúc này là điều hành các cuộc kiểm toán lớn và giám sát các cuộc kiểm toán nhỏ hoặc trung bình.
Bạn sẽ phải phối hợp với các Trưởng nhóm kiểm toán trong quá trình làm việc, làm việc với khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán. Tại vị trí này bạn được quyền ký báo cáo kiểm toán và phải chịu trách nhiệm pháp lý về các báo cáo đó.
Khi theo nghề kiểm toán từ 8 – 10 năm và được đánh giá cao về chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp, bạn sẽ có cơ hội trở thành Giám đốc Kiểm toán.
Trách nhiệm của Director là điều hành và đảm bảo sự thành công của các cuộc kiểm toán. Đồng thời, bạn cũng là người giải quyết và điều hoà các xung đột, mâu thuẫn giữa khách hàng và nhân viên cấp dưới.
Ngoài ra, Giám đốc kiểm toán còn có trách nhiệm quản lý ngân sách nhằm đảm bảo lợi nhuận cho cuộc kiểm toán và góp phần vào việc gia tăng doanh thu cũng như mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.
Đây chính là vị trí quyền lực nhất. Người đảm nhận vị trí này thường điều hành một mảng khách hàng trong công ty kiểm toán. Nhiệm vụ chính của họ là phát triển và duy trì khách hàng thay vì thực hiện các công việc mang tính kỹ thuật nghiệp vụ.
Về mặt pháp lý, họ thường có cổ phần trong công ty kiểm toán. Đồng thời họ sẽ được chia lợi nhuận cũng như gánh chịu những rủi ro của công ty.
Bên cạnh tìm hiểu “kiểm toán là gì?” thì có một vấn đề khác cũng được nhiều người quan tâm là những tố chất cần có để làm việc trong ngành kiểm toán là gì.
>>> Mô tả công việc Kế Toán Trưởng (Chief Accountant)
Theo Uptalent tìm hiểu, để có thể thành công trong ngành kiểm toán bạn cần có những tố chất sau:
Mỗi một cuộc kiểm toán đều phải trải qua rất nhiều bước, với rất nhiều nhiệm vụ cần thực hiện. Vì vậy, không ai có thể tự mình hoàn thành một cuộc kiểm toán mà không có sự phối hợp với các thành viên khác.
Do đó, bạn cần có khả năng làm việc nhóm tốt để có thể phối hợp cùng những người khác trong quá trình kiểm toán. Quan trọng hơn là bạn cần biết dẹp bỏ cái tôi và sẵn sàng hỗ trợ các thành viên khác trong công việc.
Cho dù kiểm toán viên có đưa ra những bằng chứng vô cùng chắc chắn, cụ thể nhưng không phải ai cũng sẵn sàng chấp nhận những gì họ nói.
Vì vậy, với nghề kiểm toán khả năng diễn giải và thuyết phục là kỹ năng “bắt buộc” phải có. Hơn nữa, việc sở hữu kỹ năng thuyết phục sẽ giúp bạn dễ dàng khiến người nghe tiếp nhận vấn đề hơn rất nhiều.
Ngành kiểm toán có yêu cầu rất cao về tính khoa học và sự logic. Trước mỗi một vấn đề sẽ có nhiều hướng giải quyết khác nhau. Tuỳ thuộc cách giải quyết của mỗi người sẽ cho kết quả hoàn toàn khác nhau.
Bởi vậy, một kiểm toán viên cần không ngừng rèn luyện tư duy logic và năng lực quan sát để có thể bao quát được vấn đề tốt nhất và tìm ra các giải pháp hiệu quả nhất cho những vấn đề cần giải quyết.
Nghề kiểm toán có yêu cầu rất cao về kiến thức chuyên môn, sự am hiểu luật pháp ngành nghề và các luật liên quan khác. Đây chính là các cơ sở lý luận giúp kiểm toán viên nhận ra những sai sót hoặc phát hiện những thứ có xu hướng trở thành sai trái và đưa ra được giải pháp khi phát hiện những điều không đúng.
Đặc điểm của nghề kiểm toán là đi từ tổng hợp đến chi tiết. Điều này hoàn toàn trái ngược với kế toán, đi từ chi tiết rồi mới tới tổng hợp.
Chính vì vậy, kiểm toán viên cần có khả năng nhận diện và nắm bắt vấn đề nhanh, chính xác. Bên cạnh đó, với khả năng nắm bắt vấn đề nhanh họ có thể dễ dàng phát hiện ra các điểm sai trong báo cáo tài chính.
Độc lập về tư tưởng và có cái nhìn khách quan trước mọi việc sẽ giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận một cách công bằng, không thiên vị. Đồng thời cũng không gây ra mâu thuẫn về lợi ích hoặc chịu ảnh hưởng từ người khác khi đưa ra kết luận.
Như vậy Ms Uptalent đã chia sẻ cùng bạn những thông tin về khái niệm, vai trò, tố chất và lộ trình thăng tiến của một kiểm toán viên. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ hiểu đầy đủ kiểm toán là gì và có thêm nhiều thông tin hữu ích để phát triển sự nghiệp trong ngành kiểm toán. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet