maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mô Tả Công Việc

Kho vận là gì? Tất tần tật nguồn nhân lực ngành kho vận

Kho vận là gì? Tất tần tật nguồn nhân lực ngành kho vận

Kho vận là thuật ngữ được nhắc nhiều trong lĩnh vực vận tải, một trong những ngành nghề phát triển mạnh trong thời đại giao thương kinh tế toàn cầu. Do đây là chuyên ngành đặc thù nên nhiều bạn đọc còn mơ hồ về khái niệm kho vận là gì. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây quân sư TalentBold sẽ cập nhật tường tận từ khái niệm đến tất tần tật thông tin về nguồn nhân lực ngành kho vận đến chúng ta.

MỤC LỤC:
1- Ngành kho vận là gì
2- Các vị trí công việc ngành kho vận
3- Nhiệm vụ chính mà nhân sự kho vận phải đảm nhận
4- Mức lương cho vị trí kho vận
5- Chứng chỉ, bằng cấp yêu cầu khi ứng tuyển kho vận
6- Kỹ năng hỗ trợ đắc lực cho công việc ngành kho vận
7- Cơ hội nghề nghiệp cho ngành kho vận

Tuyển dụng nhân sự cấp cao
Xem thêm >>>> Việc làm Kho vận tại HRchannels

1- Ngành kho vận là gì? 

Kho vận là từ viết tắt của “kho bãi” và “vận tải”, trong đó:

  • Kho bãi đề cập đến các dịch vụ liên quan như lưu kho, quản lý kho, xuất nhập hàng, quản lý tồn kho… ở cả nơi sản xuất, nơi trung chuyển và nơi đến.

  • Vận tải đề cập đến các dịch vụ phân phối và giao nhận hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, từ người bán đến người mua… theo các phương thức khác nhau như đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt hoặc kết hợp nhiều phương thức trong cùng một đơn hàng.

Tổng hợp lại, thuật ngữ kho vận dùng để chỉ hoạt động lưu trữ, bảo quản hàng hóa trong kho và vận chuyển hàng đến nơi tiêu thụ theo yêu cầu. Kho vận là một mắt xích quan trọng nhất trong hệ thống Logistics.

2- Các vị trí công việc ngành kho vận 

Là một ngành liên quan đến thương mại đa quốc gia, đa khu vực nên vị trí công việc ngành kho vận cũng rất phong phú:

Nhân viên kho: chịu trách nhiệm về việc quản lý và kiểm soát hàng hóa, bao gồm cả việc nhập kho, xuất kho và lưu trữ hàng hóa.

Nhân viên giao nhận: chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ kho đến khách hàng hoặc từ nhà cung cấp đến kho.

Quản lý kho: có trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động của kho, bao gồm lập kế hoạch, giám sát, phân bổ nguồn lực và đảm bảo hoạt động hiệu quả của kho.

Chuyên viên vận chuyển: quản lý và theo dõi việc vận chuyển hàng hóa, bao gồm cả định tuyến, cân nhắc các phương tiện vận chuyển và thực hiện các thủ tục giấy tờ cần thiết.

Chuyên viên kiểm soát chất lượng: giám sát chất lượng hàng hóa đang được nhập kho, xuất kho hoặc lưu trữ trong kho, đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định của công ty.

Nhân viên bảo trì: bảo trì và sửa chữa các thiết bị và cơ sở hạ tầng trong kho, đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn của kho.

Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng: quản lý và tối ưu hóa quá trình chuỗi cung ứng của công ty, bao gồm cả quản lý nhà cung cấp và đối tác vận chuyển.

Chuyên viên định giá: định giá các sản phẩm trong kho, xác định giá trị thực của chúng và tối ưu hóa việc quản lý kho và các hoạt động liên quan.

Chuyên viên kế toán kho: quản lý các khoản chi phí và thu nhập liên quan đến hoạt động của kho, bao gồm cả lập báo cáo tài chính và quản lý khoản vay nợ của công ty.

Kho vận
Tham khảo >>>> Yếu tố ‘then chốt’ trở thành Trưởng phòng kho vận giỏi

3- Nhiệm vụ chính mà nhân sự kho vận phải đảm nhận 

Những việc làm hấp dẫn

Trưởng Phòng Kho (Sản Xuất, Tiếng Trung)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Kho vận, Sản Xuất , Vận Chuyển/Giao Nhận

Nhân Viên Quản Lý Kho

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Long An Kho vận, Sản Xuất , Vận Chuyển/Giao Nhận

Trưởng Bộ Phận Logistics (Thương Mại)

Hà nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Kho vận, Vận Chuyển/Giao Nhận

Nhân viên hỗ trợ Logistics (Manufacturing)

Hà nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc Vận Chuyển/Giao Nhận, Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng , Xuất nhập khẩu

NHÂN VIÊN KHO

Hồ Chí Minh Bán hàng kỹ thuật, Ôtô / Xe Máy

Tham gia vào đội ngũ ngành kho vận, mỗi nhân sự sẽ được giao phó một hoặc một số nhóm nhiệm vụ chính sau đây:

3.1. Lên kế hoạch điều phối kho vận

Tiếp nhận thông tin bảo quản, lưu kho và vận chuyển hàng hóa

Thu thập thông tin tiến độ sản xuất và yêu cầu của khách hàng / đối tác

Thương lượng, thuyết phục khách hàng / đối tác điều chỉnh tiến độ phù hợp năng lực sản xuất

Lên kế hoạch thời gian, nhân sự, phương tiện, không gian kho… cùng những dự toán chi phí kho vận theo từng thời điểm

Phân bổ nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng thành viên phòng kho vận.

3.2. Nhiệm vụ bên lưu kho

3.2.1. Bảo quản, lưu trữ hàng hóa trong kho

Hiểu rõ tính chất từng loại hàng hóa lưu kho

Bố trí không gian, điều kiện môi trường thích hợp để sắp xếp bảo quản hàng hóa tốt nhất

Thường xuyên kiểm tra tình trạng nhiệt độ, môi trường khu vực bảo quản, lưu trữ hàng hóa

3.2.2. Kiểm kê số lượng hàng

Tiếp nhận thông tin yêu cầu xuất nhập kho

Kiểm tra tính trung thực của những chứng từ xuất nhập kho

Trực tiếp khui hàng, kiểm tra tình trạng mặt hàng, kiểm đếm số lượng

Lưu trữ đầy đủ thủ tục, giấy tờ xuất nhập kho để đối chiếu khi cần

Kiểm tra số lượng hàng hóa tồn kho trùng khớp chứng từ trong ngày trước khi bàn giao ca trực

Ngành kho vận

3.2.3. Đảm bảo môi trường làm việc an toàn

Giám sát việc thực hiện quy định an toàn tại kho (đồ bảo hộ lao động, chiều cao xếp hàng, khoảng cách di chuyển giữa các chồng hàng…)

Thực hiện công tác đảm bảo an toàn (phòng cháy chữa cháy, quản lý người ra vào kho…) thường xuyên

Cài đặt hệ thống báo động tại nhiều vị trí trong kho, kịp thời cảnh báo và phối hợp xử lý nguy hiểm hiệu quả

3.3. Nhiệm vụ bên vận chuyển

3.3.1. Bố trí phương tiện vận chuyển

Lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp theo từng mặt hàng và khoảng cách di chuyển

Sắp xếp thời gian nhận và giao hàng khoa học, giảm sự ùn tắt, chờ đợi

Phân công nhân sự theo xe để đảm bảo an toàn cho hàng hóa và uy tín của doanh nghiệp

Ký kết hợp đồng với bên vận tải cho những tuyến thường xuyên

3.3.2. Thủ tục, hồ sơ, chứng từ

Cung cấp phiếu xuất kho, giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa khi giao hàng cho bên vận chuyển

Tiếp nhận phiếu nhập kho, kiểm đếm hàng hóa cùng phía vận chuyển khi nhận hàng vào kho

Cập nhật liên tục số lượng, thông tin chính xác cho từng lô hàng để làm bộ chứng từ, cũng như gửi thông tin cho bên vận chuyển

Hoàn tất bộ hồ sơ thanh lý hải quan cho từng lô hàng

Chỉnh sửa thông tin chứng từ, thủ tục lô hàng khi có những thay đổi bất thường do sự cố khi vận chuyển.

3.3.3. Theo sát tiến trình vận chuyển hàng hóa

Vận chuyển thông qua bao nhiêu phương thức thì phải có đủ giấy tờ chứng thực, ký nhận của bấy nhiêu đơn vị vận chuyển

Theo sát tiến trình vận chuyển hàng hóa đến khi hàng được giao đến kho hoặc giao cho khách hàng / đối tác

Vận chuyển kho vận
Quan tâm >>>> Logistics là gì? Tìm hiểu A-Z về ngành Logistics

3.4. Quản lý nhân sự

Phối hợp cùng phòng nhân sự phỏng vấn, tuyển dụng nhân sự kho vận mới

Đào tạo, huấn luyện nhân sự kho vận theo tiêu chuẩn công việc đặc thù

Đánh giá năng lực, hiệu suất làm việc định kỳ

3.5. Thiết lập báo cáo hoạt động kho vận

Báo cáo hoạt động kho vận theo ngày / tuần / tháng

Báo cáo kết quả bảo quản xuất nhập tồn lưu kho hàng hóa

Báo cáo kết quả thu chi trong hoạt động kho vận…

4- Mức lương cho vị trí ngành kho vận 

Mức lương các vị trí ngành kho vận sẽ dựa trên lĩnh vực chuyên môn phụ trách, kinh nghiệm, cấp bậc và chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp. Phổ biến hiện nay ở cấp bậc nhân viên:

  • Kinh nghiệm dưới 01 năm: 6,6 – 8,5 triệu đồng /tháng

  • Kinh nghiệm 02 – 04 năm: 9 – 12 triệu đồng / tháng

  • Kinh nghiệm trên 05 năm, đảm nhận vị trí quản lý: 13 – 25 triệu đồng / tháng

5- Chứng chỉ, bằng cấp yêu cầu khi ứng tuyển kho vận 

Khi ứng tuyển các vị trí ngành kho vận, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bằng cấp cử nhân chuyên ngành kinh tế, logistics, quản trị kinh doanh… Đây là những nhóm ngành phù hợp nhất cho các vị trí kho vận. Trường hợp bạn tốt nghiệp các chuyên ngành ngoài kinh tế thì việc sở hữu những chứng chỉ đào tạo kho vận ngắn hạn cũng có thể mang đến cơ hội làm việc trong ngành này:

  • Chứng chỉ quản lý kho hàng

  • Chứng chỉ vận hành kho

  • Chứng chỉ thanh lý hải quan

  • Chứng chỉ Logistics và quản lý chuỗi cung ứng…


Học gì ra làm Kho vận

6- Kỹ năng hỗ trợ đắc lực cho công việc ngành kho vận  

6.1. Kỹ năng giao tiếp linh hoạt

Công việc kho vận đòi hỏi nhân sự phải trao đổi thông tin mỗi ngày, nếu kỹ năng giao tiếp không tốt, thiếu linh hoạt, thiếu sự chắc chắn sẽ rất khó xây dựng lòng tin với khách hàng. Bên cạnh đó, quá trình làm việc là một chuỗi liên kết nhiều bộ phận, phòng ban, thông qua kỹ năng giao tiếp tốt, nhân sự sẽ phối hợp thuận lợi cùng các đồng đội, dễ dàng tìm thấy sự hỗ trợ đắc lực từ họ trong quá trình xử lý công việc.

6.2. Kỹ năng ngoại ngữ, tin học

Làm việc trong ngành thường xuyên có yếu tố quốc tế như kho vận, nhân sự bắt buộc phải có năng lực sử dụng tin học văn phòng thành thạo, sử dụng phần mềm chuyên dụng thuần thục và khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh.

6.3. Kỹ năng giải quyết vấn đề nhạy bén

Cùng một lúc, mỗi nhân sự ngành kho vận sẽ phải đảm nhận nhiều đơn hàng. Mỗi đơn hàng lại phát sinh những vấn đề khác nhau. Kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ là sở hữu mà phải ở tầm nhạy bén thì mới có thể đảm bảo tiến độ và chất lượng hoàn thành công việc. Năng lực này sẽ được tích lũy dần theo thời gian, vì vậy, đừng ngại đương đầu thử thách bạn nhé, đó luôn là môi trường phát triển năng lực xử lý tốt nhất.

6.4. Khả năng tập trung cao độ

Mỗi đơn hàng dù là lưu kho hay vận chuyển đều cần sự ăn khớp chứng từ của các bên. Sai sót một chút dù là một chữ cái hay một con số cũng khiến lô hàng không thể hoàn thành quá trình vận chuyển, làm phát sinh thiệt hại. Do đó, mỗi nhân viên ngành kho vận luôn phải ý thức trách nhiệm đối với khách hàng, với doanh nghiệp và với công việc của chính mình bằng cách tập trung cao độ, chú ý đến từng chi tiết nhỏ.

6.5. Khả năng làm việc nhóm

Quá trình làm việc đòi hỏi sự phối hợp của nhiều nhân sự, nhiều phòng ban, cùng hỗ trợ nhau, cùng hoàn thành công việc. Muốn vậy, khả năng làm việc nhóm là điều cần phát huy bao gồm việc tuân thủ trình tự triển khai, nỗ lực hoàn thiện phần việc được giao và luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng đội lúc khẩn cấp.

Cơ hội ngành Kho vận
Xem thêm >>>> Tìm hiểu từ A-Z về ngành Supply Chain ở Việt Nam

6.6. Khả năng tự động viên, khích lệ

Ngành logistics là một ngành luôn phải đối mặt với áp lực, tình trạng này cũng xuất hiện thường nhật đối với nhân viên kho vận. Bên cạnh những hỗ trợ từ ban lãnh đạo và quản lý trực tiếp thì bản thân nhân sự ngành kho vận phải tự rèn luyện khả năng giữ bình tĩnh, tự vực dậy tinh thần bản thân những lúc căng thẳng, mệt mỏi. Có thể là một kỳ nghỉ phép ngắn sau khi hoàn thành lô hàng phức tạp, hay thư giãn cuối tuần cùng người thân…

6.7. Khả năng tự học, thích ứng tốt

Những biến động, phát triển trong ngành kho vận ngày càng diễn ra mạnh mẽ khi mà các ứng dụng công nghệ chuyên ngành đã được thực hiện ở phạm vi quốc gia. Do đó, mỗi nhân sự phải chủ động nâng cao khả năng thích ứng bằng việc chủ động tự học thông qua mạng trực tuyến, thông qua sai lầm của đồng nghiệp, hoặc từ những cảnh báo từ quản lý trực tiếp.

7- Cơ hội nghề nghiệp cho ngành kho vận 

Kết nối giao thương kinh tế đa khu vực là nhiệm vụ của ngành kho vận, chính vì vậy, một khi giao thương đa khu vực còn tồn tại thì nhu cầu nhân sự cho ngành kho vận sẽ không ngừng phát triển. Nói cách khác, ngành kho vận nói riêng, hay ngành logistics nói chung sẽ không bao giờ mất đi mà chỉ có ngày càng phát triển hơn mà thôi.

Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành nghề khác, kho vận cũng đứng trước những thách thức của sự cạnh tranh cao và xu hướng ứng dụng công nghệ thông minh vào các khâu trong quá trình làm việc nhiều hơn. Đơn cử như việc khai báo hải quan không còn làm trên giấy nữa mà đã có hệ thống trực tuyến riêng. Điều này đòi hỏi nhân lực ngành kho vận phải liên tục trau dồi năng lực chuyên môn, ngoại ngữ và cả khả năng sử dụng tin học ứng dụng.

Ngành kho vận mở ra nhiều cơ hội công việc đặc thù liên quan đến hoạt động giao thương quốc tế, giúp nhân sự có nhiều điều kiện trau dồi năng lực bản thân bao gồm cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm. Do đó, khi chia sẻ về nhóm công việc này, quân sư TalentBold giới thiệu đến bạn đọc không chỉ là một công việc có tiềm năng phát triển sự nghiệp lâu dài, mà còn phát triển cả tố chất, kỹ năng cần thiết cho mọi khía cạnh đời sống xã hội.

Dịch vụ headhungting - Săn đầu người------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet   


 
HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.