- 420k
- 1k
- 870
Thăng tiến lên vai trò Leader là mong muốn của tất cả mọi người trong độ tuổi lao động. Quyền lực, vị thế được nhiều ngưỡng mộ, tôn vinh chính là động lực thôi thúc ước mơ này. Tuy nhiên, đồng hành cùng đó sẽ là những trách nhiệm, áp lực lớn lao trên đôi vai. Bài viết Ms. Uptalent gửi đến bạn đọc hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về Leader và những khó khăn, lợi ích luôn đồng hành cùng vị trí này.
MỤC LỤC:
1. Leader là gì?
2. Nhiệm vụ công việc của một Leader
3. Những khó khăn Leader phải đối mặt
4. Những lợi ích dành riêng cho Leader
>>> Xem thêm: Việc làm Leader
Leader – tạm dịch là Người lãnh đạo, người kiểm soát, người chỉ huy – là người chịu trách nhiệm quản lý, điều phối, kiểm soát hoạt động của một tập thể (đội nhóm, phòng ban, tổ chức), đảm bảo kết quả hoạt động được triển khai và hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra.
Nói đơn giản, leader chính là “đầu tàu” chịu trách nhiệm chính trong suốt quá trình hoạt động, quản lý nhiều nhân sự dưới quyền và định hướng công việc cho từng thành viên trong tập thể. Thành công của cả đội là thành công chung, nhưng trách nhiệm cao nhất trong đội sẽ thuộc về Leader.
Để hoàn thành vai trò “đầu tàu” trong tập thể, Leader sẽ phải đảm nhận đa dạng nhiều nhiệm vụ từ chuyên môn đến tổ chức.
Cấp trên chỉ giao nhiệm vụ và kỳ vọng đạt được, việc hành động ra sao để hoàn thành được những kỳ vọng đó đều do Leader quyết định cùng với tập thể do Leader quản lý.
Để kiểm soát chặt chẽ tiến trình thực hiện, giảm thiểu tối đa rủi ro, tiết kiệm tối đa nguồn lực, Leader phải để tâm nghiên cứu và lên kế hoạch chi tiết cho từng nhân sự hoặc từng nhóm nhân sự dưới quyền. Điều này đòi hỏi một năng lực chuyên môn tổng hợp, cùng khả năng sử dụng các công cụ phân tích giỏi.
Mỗi nhân sự dù cùng làm một chuyên môn nhưng sở trường và sở đoản sẽ khác nhau. Muốn phát huy hiệu suất làm việc cao nhất, Leader phải biết rõ năng lực của từng nhân sự dưới quyền và biết rõ tính chất từng nhiệm vụ cần hoàn thành, để bố trí đúng người, đúng việc nhất.
Những lớp nhân sự mới, hoặc những cải tiến về chính sách, quy định, Leader đều sẽ trực tiếp soạn giáo trình huấn luyện, đào tạo. Thậm chí sẽ trực tiếp đứng lớp truyền đạt một cách dễ hiểu, đầy đủ, chuyên sâu để toàn đội ngũ nắm bắt và thực hành chuẩn xác.
Leader là người nắm rõ yêu cầu năng lực chuyên môn ở mỗi vị trí nhân sự dưới quyền. Vì vậy, Leader sẽ phối hợp cùng phòng nhân sự để đăng tin và phỏng vấn tuyển dụng. Đảm bảo chọn đúng nhân sự phù hợp, không phải tái tuyển dụng nhiều lần.
>>> Bạn có thể xem thêm: Leader là ai? Tìm thấy leader giỏi ở đâu?
Nhân viên có thể mệt mỏi, nản lòng nhưng Leader thì không thể, vì họ là người dẫn đường, họ phải luôn tỉnh táo, bản lĩnh để vực dậy tinh thần toàn đội nhóm.
Hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên đều có phần đánh giá từ chính Leader. Vì vậy, Leader phải theo sát hành trình của từng nhân sự để có những đánh giá chuẩn xác, công tâm.
Dù là báo cáo thông thường hay giải trình sự cố rủi ro, Leader đều là đại diện tập thể để thông tin và tiếp nhận chất vấn từ quản lý doanh nghiệp.
Cấp trên và nhân sự cấp dưới đều đặt niềm tin lớn vào Leader, điều này đặt ra nhiều thử thách, khó khăn mà Leader phải đối mặt
Tiêu biểu nhất là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng lãnh đạo. Bởi lẽ:
Phạm vi công việc của Leader không còn gói gọn ở chuyên môn của một mình họ nữa, mà đã trải dài khắp các khía cạnh chi tiết được nhiều nhân sự đảm nhận.
Không còn chờ đợi quản lý “chỉ đâu đánh đó” mà chính Leader phải sáng tạo ra “cách đánh” dựa trên yêu cầu từ quản lý và chỉ đạo nhân sự dưới quyền thực hiện.
Khối lượng công việc tăng lên, nhưng thời gian một ngày 24 giờ vẫn không hề thay đổi.
Chính vì vậy, kỹ năng mềm phải được phát huy ở mức cao, tư duy phải linh hoạt biến hóa không ngừng mới có thể hoàn thành trọn vẹn và tốt đẹp mọi công việc.
Việc khó khăn, vấn đề trục trặc sẽ phát sinh liên tục trong quá trình triển khai, bản thân Leader là người lo lắng nhất, nhưng vai trò “đầu tàu” buộc Leader phải cố gắng duy trì năng lượng làm việc và niềm tin cao nơi các cộng sự. Do đó, ngoài việc phải tự động viên bản thân mình, Leader còn phải lên “dây cót’ tinh thần cho tất cả mọi người xung quanh.
Đoàn kết là sức mạnh và người có thể tạo nên chất keo gắn kết cho sức mạnh này chính là Leader. Từ việc lựa chọn nhân sự, bố trí đúng việc, đến quá trình đánh giá, thưởng phạt công tâm… Tất cả đều phải thông qua quyết định của Leader. Chỉ cần một sai sót nhỏ khiến nhân viên bất mãn, hoặc trao nhiệm vụ không phù hợp đều có thể khiến tập thể dao động, nhân sự giỏi rời bỏ tổ chức, tạo thêm gánh nặng cho team.
>>> Bạn có thể tham khảo: Team Leader là gì? Tất tần tật thông tin về Trưởng nhóm
Người ta nói “nhân viên không rời bỏ tổ chức, họ rời bỏ người quản lý”. Điều này cho thấy vai trò làm gương của Leader vô cùng lớn. Hãy nghĩ thử xem, nếu một Leader không quyết đoán, hoặc thường xuyên quyết định sai lầm để nhân viên phải vất vả ứng phó giải quyết thì còn ai tin tưởng vào quyết định của Leader. Hoặc một Leader quản lý thiên vị, dồn ép người tài thì ai còn nhiệt huyết cống hiến nữa. Có thể nói, một tập thể chỉ có thể phát triển khi họ có một Leader chính trực và giỏi chuyên môn.
Những đường lối, chính sách hoặc phương pháp quen thuộc đã không còn mang lại sức cạnh tranh lớn cho tổ chức nữa. Vì vậy, Leader được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều bước đột phá mới mẻ, giúp doanh nghiệp tìm thấy nhiều hướng đi hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực. Đây là một thách thức rất lớn đối với Leader vì đòi hỏi sự phân tích, sàng lọc và lựa chọn giải pháp vừa phải mới lạ, vừa phải phù hợp nguồn lực doanh nghiệp, vừa phải mang lại hiệu quả cao.
Không chỉ chăm chăm cho hoạt động của tập thể mà mình phụ trách, Leader còn phải năng động giao tiếp, đối nội và đối ngoại, phát triển các mối quan hệ. Tạo lợi thế về chính trị, pháp lý, nâng cao sức ảnh hưởng của cá nhân và vị thế của tập thể nơi mình quản lý. Có như vậy:
Khi nhân viên cần xử lý vấn đề, Leader sẽ gợi mở những nguồn lực hỗ trợ hiệu quả
Khi phân bổ trách nhiệm và quyền lợi dự án, Leader sẽ giành được lợi thế tốt nhất cho phòng ban của mình trước các phòng ban khác
Khi gặp phải vấn đề mới chưa từng gặp, Leader luôn có được sự trợ giúp từ các chuyên viên tư vấn giỏi…
Khó khăn là vậy, nhưng bù lại, một Leader giỏi sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ vị trí đáng mơ ước này:
Bạn không cần phải giới thiệu quá nhiều về năng lực chuyên môn của mình, chỉ cần bạn nói chức vụ Leader mà mình đang đảm nhận, mọi người xung quanh sẽ ngay lập tức thay đổi ánh nhìn về bạn. Dù là giao tiếp xã giao hay tìm kiếm sự hỗ trợ trong công việc đều thuận lợi hơn rất nhiều.
>>> Bạn có thể quan tâm: Team Leader là gì? Tất tần tật thông tin về Trưởng nhóm
Khi còn là nhân viên, những sáng kiến của bạn dù hay đến đâu, dù tâm huyết đến cỡ nào cũng có thể bị gạt sang một bên nếu Leader của bạn không có tầm nhìn, hoặc có sự thiên vị trong quản lý. Gi ờ đây, với vị thế của một Leader, bạn không phải lo nghĩ vấn đề này nữa, vì quyết định cao nhất trong tập thể mà bạn quản lý đang nằm trong tay bạn. Những sáng kiến hay tổng hợp từ tập thể và thông qua đánh giá khả thi của bạn đều sẽ được hiện thực hóa.
Thu nhập của Leader ngoài lương cứng cao hơn, còn có phụ cấp chức vụ và nhiều khoản phúc lợi dành cho cấp quản lý rất hấp dẫn. Tổng thu nhập nâng cao hơn, chất lượng cuộc sống của Leader và gia đình cũng được cải thiện đáng kể.
Một số Leader ở các tập đoàn đa quốc gia còn có chính sách phúc lợi cho cả người thân Leader, cho phép bảo lãnh người nhà sang định cư và học tập ở chi nhánh mà Leader đang làm việc. Nhìn chung, lợi ích tài chính mà Leader nhận được sẽ luôn tỷ lệ thuận với giá trị bạn mang đến cho doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp có truyền thống đề bạt theo cấp bậc thì những vị trí Leader dù là ở tầm trung như trưởng nhóm, trưởng bộ phận cũng đều rất quan trọng. Vì đây chính là nền tảng cần thiết cho quá trình thăng tiến sự nghiệp ở những vị trí Leader cao cấp hơn như trưởng phòng, trưởng khu vực, giám đốc, tổng giám đốc…
Còn ở những doanh nghiệp đề bạt thăng tiến theo năng lực thì bạn cũng đừng vội bỏ qua những vị trí Leader cấp thấp nhé, vì thông qua nhiệm vụ của vị trí Leader này, bạn mới có cơ hội chứng minh cho lãnh đạo thấy mức độ năng lực chuyên môn và quản lý mà bạn đủ sức đáp ứng. Từ đó mới có sự cân nhắc, đánh giá, thăng chức vượt cấp phù hợp.
Rất nhiều bài học trong công việc không có một trường lớp nào có thể dạy cho bạn được, chỉ có thể thông qua thực tế làm việc, trải nghiệm gian nan mà tích lũy thành. Leader vừa phải đảm nhận công tác chuyên môn, vừa có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động quản lý, vì vậy, năng lực của bạn sẽ không ngừng được trau dồi. Dù có thay đổi môi trường làm việc hay tự khởi nghiệp kinh doanh riêng, đây đều là những tiền đề quan trọng giúp nâng cao vị thế cạnh tranh của thương hiệu cá nhân.
Đảm nhận vai trò Leader cho thấy sự phát triển của bạn cả về chuyên môn lẫn năng lực quản lý. Chức vị càng cao, trách nhiệm càng lớn, áp lực càng nặng nề. Vì vậy, để trở thành một Leader giỏi, bạn không chỉ phải chuẩn bị về mặt năng lực mà còn phải ý thức rõ vai trò quan trọng của Leader và những khó khăn, lợi ích sẽ luôn đồng hành để có những trang bị tốt nhất, sẵn sàng đối mặt và ứng phó. Đây chính là mục đích lớn nhất mà Ms. Uptalent muốn truyền tải thông qua bài viết này.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet