- 420k
- 1k
- 870
Bối cảnh hội nhập toàn cầu sâu rộng đã mang đến tiềm năng phát triển to lớn cho nghề phiên dịch. Khi lướt qua thị trường lao động bạn sẽ thấy nhu cầu tuyển dụng phiên dịch viên luôn không ngừng gia tăng. Cơ hội và tiềm năng phát triển tốt như vậy nhưng không có nghĩa nghề này hoàn toàn không có trở ngại gì. Thực chất nghề này có những đòi hỏi rất khắt khe mà chỉ những người đủ đam mê mới có thể vượt qua. Vậy những khó khăn của nghề phiên dịch viên là gì? Hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé!
Phiên dịch viên là người thực hiện việc truyền tải các thông tin từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Trong đó ngôn ngữ cần dịch được gọi là ngôn ngữ nguồn, còn ngôn ngữ cần được dịch sang là ngôn ngữ đích.
Nhờ có phiên dịch viên mà những người nói các ngôn ngữ khác nhau có thể hiểu được và giao tiếp với nhau. Trên thực tế nghề phiên dịch viên không chỉ là việc chuyển ngữ hay dịch nghĩa mà còn phải thể hiện được tình cảm, thái độ của đối tượng tham gia giao tiếp. Từ đó người tham gia giao tiếp mới có thể đưa ra quyết định và cách ứng xử cho phù hợp.
Rất nhiều người chọn theo đuổi nghề phiên dịch viên vì những cơ hội to lớn mà nghề này có thể mang đến, như là:
Nguồn tri thức của nhân loại là vô cùng vô tận mà rào cản lớn nhất để con người tiếp cận các kiến thức, văn hóa mới lại chính là ngôn ngữ. Do đó biết thêm một ngôn ngữ đồng nghĩa với việc bạn sẽ có cơ hội tiếp cận được một nguồn tri thức mới.
Xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy sự hợp tác mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới. Lúc này phiên dịch viên trở thành người kết nối và có trọng trách quan trọng trong các cuộc đối thoại kinh doanh. Với vai trò người truyền tải ngôn ngữ, phiên dịch viên luôn nhận được sự tôn trọng và tin tưởng của mọi người. Mặt khác họ còn là người phát ngôn của những nhà lãnh đạo, nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp.
>>>> Xem thêm: Phiên dịch viên là ai? Mô tả công việc của phiên dịch viên
Một điểm thú vị khi làm phiên dịch viên là bạn sẽ có cơ hội được đi nhiều nơi trên thế giới và được gặp gỡ những con người quyền lực nhất. Bạn có thể làm phiên dịch viên cho lãnh đạo cấp cao của một công ty đang muốn mở rộng thị trường kinh doanh hoặc có thể là phiên dịch viên cho nguyên thủ quốc gia.
Hội nhập kinh tế toàn cầu đã đẩy mạnh việc hợp tác giữa hàng ngàn, hàng vạn cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại các quốc gia khác nhau. Bởi vậy nhu cầu về phiên dịch viên không ngừng gia tăng và đã mở ra cơ hội việc làm cực lớn cho những người giỏi ngoại ngữ.
Bên cạnh những tiềm năng và cơ hội phát triển thì nghề phiên dịch viên cũng chứa đựng nhiều khó khăn. Theo nghề này bạn cần chuẩn bị tinh thần đối mặt với những điều sau:
Phiên dịch viên sẽ phải phiên dịch một câu, vài câu, có khi là cả một đoạn dài hay một bài thuyết trình. Bởi vậy khi phiên dịch bạn luôn phải tập trung cao độ để nghe được người nói đang nói gì. Nếu không thể nghe tốt, ghi nhớ nhanh và phản xạ linh hoạt, bạn sẽ khó truyền tải thông tin chính xác được. Hơn nữa, làm phiên dịch viên bạn còn phải thường xuyên di chuyển đến nhiều nơi, lịch trình làm việc dày đặc nên lại càng thêm áp lực.
Hiện nay số lượng người giỏi từ 2 ngôn ngữ trở lên rất nhiều. Bởi vậy dù có nhiều cơ hội việc làm nhưng mức độ cạnh tranh và đào thải trong nghề lại rất lớn. Điều này đòi hỏi người muốn phát triển và theo nghề lâu dài phải không ngừng nâng cao năng lực và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu phiên dịch của khách hàng và xã hội.
Phiên dịch viên cần đặt sự trung thành với ngôn ngữ gốc lên hàng đầu. Bất cứ sai lầm nào khi phiên dịch đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đó khi phiên dịch bạn cần nghe và truyền đạt thông tin chính xác. Đặc biệt luôn phải đặt lương tâm và tính kỷ luật ở mức cao nhất.
Muốn phiên dịch trôi chảy với chất lượng tốt nhất, phiên dịch viên phải có khả năng dự đoán được điều tiếp theo người nói sẽ nói. Bạn sẽ làm được điều này nếu có thể nắm bắt tốt tâm lý, cảm xúc của người nói qua cử chỉ, nét mặt, thái độ. Đồng thời điều này còn giúp bạn lựa chọn đúng từ ngữ và giọng điệu cho ngôn ngữ đích.
Thành thạo ngoại ngữ chưa thể giúp bạn trở thành một phiên dịch viên. Trên thực tế để theo nghề này bạn còn phải có kiến thức đa dạng và am hiểu nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Có như vậy bạn mới có thể phiên dịch được những vấn đề không phải sở trường của mình. Không có đủ kiến thức bạn sẽ thành trò cười và khó có thể tồn tại trong môi trường đầy cạnh tranh như hiện nay.
Phiên dịch viên thường xuyên phải đi công tác, có khi phải đi hàng tháng trời. Do đó, bạn sẽ không có thời gian dành cho gia đình và cũng không thể chăm lo cho những người bạn yêu thương.
Chính vì vậy, trước khi theo nghề này bạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý. Nếu bạn là người không thể xa gia đình thường xuyên thì công việc này không phù hợp với bạn.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Website, phần mềm dịch tiếng Nhật miễn phí, chuẩn nhất
Mặc dù phiên dịch viên phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng với một số tip sau đây bạn hoàn toàn có thể làm chủ công việc của mình và đạt được thành công.
Sách vở có thể cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích nhưng không thể giúp bạn trở thành một phiên dịch viên giỏi. Để thành công với nghề phiên dịch bạn cần thực hành và trải nghiệm thật nhiều. Khi thường xuyên luyện tập khả năng phiên dịch của bạn sẽ ngày càng tốt hơn. Bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn và khả năng xử lý tình huống cũng tốt hơn.
Bạn nên tận dụng mọi khoảng thời gian mình có để bổ sung thêm những từ ngữ mới. Điều này sẽ giúp bạn tạo dựng một nền tảng kiến thức chuyên ngành vững mạnh. Bạn cũng nên học tập qua các video để nâng cao khả năng nghe và phản xạ.
Để có thể phản xạ và nắm bắt tốt những thông tin khi phiên dịch bạn nên dành thời gian trò chuyện và đặt câu hỏi với khách hàng. Chủ động trao đổi với khách hàng là biện pháp hữu hiệu giúp bạn có một buổi phiên dịch thành công. Hơn nữa hành động này còn giúp bạn tạo dựng niềm tin với khách hàng vì nó cho thấy bạn là người làm việc có trách nhiệm.
Thay đổi từ ngữ gốc rất dễ làm thay đổi ý nghĩa của câu nói. Vì vậy bạn nên tôn trọng từ ngữ gốc. Thay vì thay đổi từ ngữ gốc hãy giữ nguyên nó và cố gắng hiểu cho đúng, sau đó đặt vào hoàn cảnh cụ thể để dịch cho chuẩn xác.
Công việc của phiên dịch viên thường khá căng thẳng và khó tránh gặp phải những tình huống bất ngờ. Do đó bạn cần luôn giữ bình tĩnh và tập trung cao độ để có thể xử lý mọi việc tốt nhất.
Khi làm việc trong vai trò một phiên dịch viên bạn cần quên đi mình là ai. Đồng thời đừng để bản thân mất bình tĩnh hay căng thẳng vì giọng điệu sẽ thay đổi. Khi đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phiên dịch. Thay vào đó hãy hòa nhập vào câu chuyện và kiểm soát tốt giọng nói của mình để có thể là cầu nối giữa những người bất đồng ngôn ngữ.
Tóm lại, cũng như bất cứ nghề nghiệp nào khác, nghề phiên dịch viên cũng bao gồm những cơ hội và khó khăn nhất định. Bởi vậy nếu thực sự yêu thích và đam mê công việc này bạn cần nỗ lực và cố gắng rèn luyện thường xuyên. Uptalent tin rằng với sự chăm chỉ và có thái độ đúng đắn ngay từ đầu bạn chắc chắn sẽ trở thành một phiên dịch viên giỏi.
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet