maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

ISO là gì? Tất tần tật các loại chứng nhận ISO

ISO là gì? Tất tần tật các loại chứng nhận ISO

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến các cụm từ tiêu chuẩn ISO, chứng nhận ISO rồi phải không nào? Vậy bạn đã hiểu ISO là gì hay chưa? Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu về ISO và tất tần tật các loại chứng nhận ISO qua bài viết sau nhé!

MỤC LỤC:
1- ISO là gì?
2- Mục đích của ISO là gì?
3- Lợi ích của tiêu chuẩn ISO mang lại
4- Phân loại ISO 
5- Lời kết

Tuyển dụng nhân sự cấp cao>>> Xem thêm: Việc làm QA/QC

1- ISO là gì? 

ISO là viết tắt của “International Organization for Standardization”, có nghĩa là tổ chức tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức này là một đơn vị độc lập, phi chính phủ được thành lập tháng 2 năm 1947. Trụ sở chính của ISO hiện đặt tại Geneva, Thụy Sĩ.

Ban đầu ISO chỉ có 25 thành viên nhưng đến nay số lượng thành viên của tổ chức đã lên tới 165 quốc gia và Việt Nam là nước thứ 77 tham gia vào ISO.

Từ lúc thành lập đến nay, ISO đã ban hành khoảng 22.000 tiêu chuẩn thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như môi trường, thực phẩm, nông nghiệp, công nghệ, sản xuất sản phẩm,… 

Hiện tại, các tiêu chuẩn ISO được áp dụng trên toàn thế giới và là cơ sở quan trọng với quá trình vận hành, quản lý của tất cả doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, lĩnh vực khác nhau.

Tiêu chuẩn ISO hiện được soạn thảo bằng 3 loại ngôn ngữ chính là Anh, Pháp và Nga. Tại Việt Nam, các tiêu chuẩn của ISO sẽ được chuyển sang tiếng Việt và được gọi là TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam).

Ngoài ý nghĩa là tên gọi của một tổ chức, ISO còn là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Trong nhiếp ảnh, ISO được dùng để chỉ độ nhạy sáng của máy ảnh. Độ nhạy sáng được hiểu là độ nhạy của phim với ánh sáng. Nó là yếu tố quyết định độ sáng, tối của bức ảnh.

2- Mục đích của ISO là gì? 

Mục đích của ISO là tạo ra các tiêu chuẩn quốc tế được chấp thuận trên toàn cầu và thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hoá cùng các vấn đề liên quan khác. Qua đó, họ có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ và phát triển hợp tác đa lĩnh vực.

Những việc làm hấp dẫn

Để làm được như vậy ISO cần thực hiện tốt các việc quan trọng sau:

- Đảm bảo mức độ nhất quán, đáng tin cậy đối với các tiêu chuẩn được phát hành. Đồng thời còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn ISO có thể mang đến những lợi ích, hiệu quả nhất định cho ngành công nghiệp sử dụng nó và cả nền kinh tế.

- Đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế luôn rõ ràng, dễ hiểu, thân thiện với người sử dụng và được viết bằng ngôn ngữ dễ đọc.

- Tăng cường việc tiếp cận các tiêu chuẩn ISO trong vai trò là công cụ hiệu suất của doanh nghiệp.

- Xác định các nhu cầu, thay đổi của thị trường, khách hàng và tập trung phát triển theo hướng sử dụng cũng như tiếp cận các tiêu chuẩn ISO của khách hàng.

- Phát triển hệ thống các thông tin bổ sung để có thể hỗ trợ cho các thành viên khi cần.

- Cung cấp bộ công cụ đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế có thể sử dụng cho tất cả lĩnh vực và phải đảm bảo niềm tin của các bên liên quan đối với việc thực hiện các tiêu chuẩn.

- Thực hiện chính sách bảo vệ quyền trí tuệ đã được khách hàng và các nhà phát triển hiểu rõ, chấp thuận.

ISO

>>> Bạn có thể xem thêm: ISO 14001 là gì? Tất tần tật thông tin về ISO 14001

3- Lợi ích của tiêu chuẩn ISO mang lại  

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức quan tâm đến việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào quá trình kinh doanh bởi sự an toàn, chất lượng sản phẩm, khả năng thúc đẩy thương mại quốc tế và cải thiện môi trường sống.

Vậy, những lợi ích từ tiêu chuẩn ISO là gì?

Áp dụng tiêu chuẩn ISO không chỉ mang tới lợi ích cho doanh nghiệp mà còn có người tiêu dùng, chính phủ và toàn bộ nền kinh tế. Cụ thể:

3.1- Với doanh nghiệp

Tiêu chuẩn ISO là công cụ chiến lược, có khả năng dẫn dắt doanh nghiệp giải quyết các thách thức trong kinh doanh, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, gia tăng năng suất và mở rộng, tiếp cận các khu vực thị trường mới.

Lợi ích ISO mang lại cho doanh nghiệp gồm có:

- Vận dụng các hệ thống, quá trình cải thiện phù hợp để giảm thiểu chi phí.

- Cải thiện tính an toàn, chất lượng, áp dụng quy trình kinh doanh thích hợp để gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp để tiếp cận các thị trường mới.

- Giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nhận được nhiều lợi ích khác khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, mức độ tăng trưởng doanh thu của công ty áp dụng ISO tăng trưởng tới 20% một năm.

ISO là gì

>>> Bạn có thể quan tâm: ISO 27001 là gì? Tất tần tật thông tin về ISO 27001

3.2- Với người tiêu dùng

ISO cung cấp tới hơn 21.000 tiêu chuẩn. Những tiêu chuẩn này đáp ứng gần như tất cả các khía cạnh khác nhau trong đời sống con người.

Thực tế là người tiêu dùng sẽ cảm thấy an toàn, yên tâm hơn Khi sử dụng những sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Chưa kể, ISO còn hỗ trợ người tiêu dùng tham gia vào quá trình phát triển các tiêu chuẩn của Uỷ ban chính sách tiêu dùng (COPOLCO). Điều này nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn ISO có thể mang lại nhiều lợi ích nhất cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, các tiêu chuẩn về không khí, nước, chất lượng đất, khí thải, bức xạ và các vấn đề môi trường khác đã thực sự tạo nên những chuyển biến tốt trong các nỗ lực bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

3.3- Với chính phủ

Các tiêu chuẩn ISO cung cấp nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn nên nó chính là nền tảng quan trọng giúp chính phủ xây dựng các chính sách công.

Những lợi ích chính phủ nhận được khi áp dụng ISO trong phát triển chính sách công gồm có:

Tiếp nhận được ý kiến từ các chuyên gia

Khi áp dụng ISO vào các quy định của đất nước, chính phủ có cơ hội tiếp cận được những ý kiến quý giá từ các chuyên gia hàng đầu mà không cần phải liên hệ trực tiếp với họ.

Thúc đẩy thương mại quốc tế

Tiêu chuẩn ISO được nhiều chính phủ trên thế giới chấp thuận và kết hợp vào quy định quốc gia đối với các hàng hoá xuất nhập khẩu. Bởi vậy, nó đã tạo ra điều kiện thuận lợi để các hàng hoá, dịch vụ, công nghệ được xuất khẩu từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Loại bỏ các rào cản thương mại

ISO cung cấp cơ sở kỹ thuật cần thiết để áp dụng các hiệp định thương mại chính trị tại các cấp độ khu vực và quốc tế khác nhau. Nhờ vậy, nó có thể loại bỏ những rào cản thường gặp trong thương mại quốc tế.

Cung cấp công cụ hỗ trợ để sử dụng ISO

Một lợi ích đặc biệt khác là ISO cung cấp sẵn cho các nhà hoạch định chính sách một nền tảng trực tuyến để họ tìm hiểu cách áp dụng các tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp của chúng với quốc gia.

Phân loại ISO

>>> Bạn có thể tham khảo: ISO 45001 là gì? Tất tần tật thông tin về ISO 45001

3.4- Với nền kinh tế

ISO cũng tạo ra những thúc đẩy mạnh mẽ đối với toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia và thế giới. Cụ thể, việc đạt được sự phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế sẽ khiến người tiêu dùng yêu tâm hơn vào chất lượng sản phẩm, có niềm tin hơn vào doanh nghiệp và an toàn môi trường.

4- Phân loại ISO 

ISO đã cho ban hành tiêu chuẩn quốc tế áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Những tiêu chuẩn đó được phân loại thành các nhóm phổ biến sau:

4.1- Tiêu chuẩn quản lý chất lượng

Tiêu chuẩn quản lý chất lượng cung cấp đầy đủ, chi tiết các yêu cầu, thông số kỹ thuật, hướng dẫn và đặc điểm có thể sử dụng nhất quán trong sản xuất nhằm đảm bảo các vật liệu, sản phẩm, quy trình và dịch vụ luôn phù hợp với mục đích của chúng.

Các tiêu chuẩn chất lượng luôn được xem trọng bởi chúng cung cấp khuôn khổ cần thiết cho các hoạt động quản lý kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp.

Hiện nay có các tiêu chuẩn chất lượng phổ biến như:

ISO 9000

Đây là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng trong môi trường sản xuất. ISO 9000 gồm có 7 nguyên tắc cơ bản và được phát hành từ năm 1987.

ISO 9001

ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn Quản lý chất lượng phổ biến nhất. Mục đích của bộ tiêu chuẩn này là đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp, tổ chức xem có phù hợp hay không.

ISO 13485

ISO 13485 được sử dụng để đánh giá, kiểm soát chất lượng thiết bị y tế.

Các loại ISO

4.2- Tiêu chuẩn quản lý môi trường

Bộ tiêu chuẩn quản lý môi trường mới nhất là ISO 14001. Nếu kết hợp bộ tiêu chuẩn này với ISO 9001 thì doanh nghiệp có thể định hướng kinh doanh rõ ràng, có được lòng tin của khách hàng và đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.

4.3- Tiêu chuẩn quản lý năng lượng

Để hỗ trợ các tổ chức sử dựng năng lượng một cách hiệu quả, ISO đã cho ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 50001. Nhờ có bộ tiêu chuẩn này mà các tổ chức có thể phát triển thành công hệ thống quản lý năng lượng (EnMS).

Bên cạnh đó, các tổ chức cũng tích hợp sử dụng bộ tiêu chuẩn này với ISO 9001 và ISO 14001. Nhờ vậy mà việc quản lý năng lượng có thể kết hợp nhuần nhuyễn với nhu cầu quản lý chất lượng và môi trường.

4.4- Tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn

ISO 45001 là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Bộ tiêu chuẩn này cung cấp cho doanh nghiệp một quy trình quản lý chặt chẽ nên có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn nghề nghiệp ở nhân viên.

4.5- Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

ISO 22000 là bộ tiêu chuẩn về Vệ sinh an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi hiện nay. Nhờ có bộ tiêu chuẩn này mà các doanh nghiệp ngành thực phẩm có thể kiểm soát hiệu quả các nguy cơ về mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

4.6- Tiêu chuẩn an ninh thông tin

ISO/IEC 27000 là bộ tiêu chuẩn về Giữ an toàn thông tin tài sản. Bộ tiêu chuẩn này cung cấp các quy tắc, kiến thức cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin như thông tin nhân viên, đối tác, thông tin tài chính, các sở hữu trí tuệ,…

5- Lời kết 

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO mang lại nhiều lợi ích và có ý nghĩa rất lớn với doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập như hiện nay thì ISO có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng hoạt động thương mại cả trong nước lẫn quốc tế.

Bên cạnh đó, ISO được rất nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận nên hiểu rõ ISO là gì và sử dụng nó trong quản lý chất lượng cũng như điều hành sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài.

Trên đây là một số thông tin về ISO là gì và tất tần tật các loại chứng nhận ISO hiện nay. Hy vọng bài viết của Ms Uptalent đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về ISO cũng như hiểu rõ hơn các lợi ích mà tiêu chuẩn này mang lại. Chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.