- 420k
- 1k
- 870
Mặc dù câu hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì?” là câu hỏi vô cùng phổ biến trong các buổi phỏng vấn. Thế nhưng rất nhiều ứng viên còn lúng túng, loay hoay không biết phải trả lời câu hỏi này như thế nào. Hiểu được điều đó, hôm nay Ms Uptalent sẽ Hướng dẫn cách nêu điểm mạnh ấn tượng với nhà tuyển dụng cho những bạn đang cần đến. Giờ thì các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
Để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng khi trả lời điểm mạnh của bản thân, các bạn hãy làm theo những chỉ dẫn dưới đây của Uptalent.
Ai trong chúng ta cũng đều hiểu rằng, để thành công thì phải biết cách phát huy điểm mạnh của bản thân. Tuy nhiên, có một sự thực “trớ trêu” là, để tìm được điểm mạnh của bản thân lại chẳng “dễ dàng” gì.
Nói vậy không có nghĩa là hoàn toàn không có cách nào để tìm được thế mạnh của bản thân. Chỉ là bạn có biết cách hay không mà thôi.
Theo những gì Uptalent tìm hiểu được thì có 8 cách tìm điểm mạnh nhất của bản thân, được nhiều người áp dụng. Những cách này rất đơn giản và dễ dàng thực hiện. Đó là những cách sau:
Cách này thực rất đơn giản. Bạn chỉ cần tự vấn bản thân những câu hỏi như “Bạn thích làm công việc làm gì?”, “Việc gì mà bạn làm hoài cũng không cảm thấy chán?”,… Những câu hỏi tưởng như rất đơn giản này lại ẩn chứa sức mạnh “lớn lao”. Bởi vì thông qua chúng bạn có thể tìm ra giá trị của riêng mình, giúp tâm trí vững vàng hơn và kiên định hơn trong mọi việc.
Nếu như tự đặt câu hỏi mang tính chủ quan thì việc lắng nghe nhận xét từ người khác lại mang tính khách quan. Bởi vậy, bạn nên học cách lắng nghe lời nhận xét từ những người bạn quen biết một cách “thông minh”. Biết cách nhận ra đâu là nhận xét tích cực, đâu là nhận xét tiêu cực. Uptalent tin rằng bạn sẽ không khỏi “ngạc nhiên” khi tìm ra ưu điểm của bản thân từ chính những lời khen của người khác.
Điểm mấu chốt của phương thức này là bạn phải tự đặt bản thân mình trong những hoàn cảnh và môi trường khác nhau. Từ đó có cái nhìn toàn diện nhất và rút ra được những hoạt động bạn làm tốt nhất. Nếu những hành động đó có tần suất lặp lại lớn thì đó chính là “điểm mạnh” của bạn.
Hiện tại có rất nhiều các bài trắc nghiệm, các cuộc khảo sát giúp mọi người khám phá bản thân. Bạn có thể “search” trên Google để tìm ra chúng và tham gia để tìm thấy điểm mạnh của bản thân.
Bạn hãy thử tìm câu trả lời cho những câu hỏi như “Công việc nào cuốn hút bạn?” hay là “Hoạt động nào bạn cảm thấy hứng thú?” nhé! Bởi vì những câu hỏi này sẽ chỉ cho bạn thấy thế mạnh của bạn là gì đấy.
Thay vì chỉ quan tâm đến số lượng ý tưởng nhiều hay ít thì bạn nên dành thời gian đánh giá xem các ý tưởng đó có khả thi hay không. Suy cho cùng “chất lượng” vẫn quan trọng hơn “số lượng” bạn nhé!
Khi phát sinh vấn đề, thường bạn sẽ bằng mọi cách giải quyết sao cho nhanh nhất. Bạn hoàn toàn bỏ qua việc giải pháp đó có “phù hợp” với điểm mạnh của mình hay không. Vì vậy trước mỗi giải pháp bạn nên suy tính kỹ lưỡng. Nếu cần thiết đừng ngại nhờ vả người có thế mạnh phù hợp hơn bạn.
Thay vì bỏ qua những điểm yếu của bản thân và cho rằng chúng chẳng thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì hãy nhanh nhanh khắc phục những điểm yếu đó. Đừng để chúng trở thành nguyên nhân thất bại của bạn.
Người ta thường nói “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, khi trả lời phỏng vấn cũng như vậy. Nếu muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi trả lời câu hỏi về điểm mạnh của bản thân, thì ngoài việc tìm được điểm mạnh của mình bạn còn phải tìm hiểu yêu cầu công việc đang ứng tuyển.
Nguyên do là vì mỗi công việc sẽ có những yêu cầu rất khác nhau và để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đó đòi hỏi ứng viên phải sở hữu những thế mạnh nhất định. Nếu như bạn dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng và trả lời đúng “thế mạnh” nhà tuyển dụng đang tìm kiếm thì chắc chắn sẽ khiến họ có ấn tượng rất tốt với bạn. Ngoài ra, tìm hiểu yêu cầu công việc còn thể hiện bạn có bao nhiêu quan tâm, bao nhiêu nghiêm túc khi ứng tuyển. Không một nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một ứng viên “hời hợt” với công việc cả bạn à.
Sau khi đã xác định được điểm mạnh của bản thân là gì? và cũng đã tìm hiểu yêu cầu công việc đang ứng tuyển, thì việc kế tiếp bạn cần làm là tìm ra cách trình bày điểm mạnh bản thân phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Khi trình bày điểm mạnh của bản thân bạn nên nêu điểm mạnh đó là gì. Sau đó kể một câu chuyện hoặc là tình huống có liên quan đến điểm mạnh đó. Bạn nên thể hiện rõ điểm mạnh đó đã giúp bạn hoàn thành công việc tốt như thế nào. Đồng thời bạn cũng cần cho thấy bạn sẽ ứng dụng điểm mạnh đo ra sao nếu trúng tuyển. Hãy khéo léo trình bày câu chuyện một cách tinh tế, tránh trường hợp tạo cảm giác “khoe khoang” trước người phỏng vấn.
Một lưu ý khác dành cho bạn là hãy chọn những điểm mạnh có “liên quan” đến yêu cầu công việc đang ứng tuyển. Đồng thời trình bày câu trả lời sao cho rõ ràng, ngắn gọn và súc tích.
Bạn có thể tham khảo cách trả lời câu hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì?” qua một vài tình huống cụ thể sau:
1- Bạn ứng tuyển vị trí Trưởng phòng kinh doanh, yêu cầu công việc này cần có kỹ năng lãnh đạo.
Gợi ý trả lời: “Điểm mạnh của tôi là khả năng lãnh đạo. Với kinh nghiệm 10 trong lĩnh vực kinh doanh, tôi luôn hoàn thành vượt KPI và được thăng chức 2 lần. Tôi cũng thường xuyên sử dụng và rèn luyện kỹ năng này. Vì vậy tôi tin rằng kỹ năng này sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh của nó trong những vị trí công việc tiếp theo.”
2- Bạn ứng tuyển vị trí Trưởng phòng marketing, công việc này yêu cầu phải lập được kế hoạch tiếp thị.
Gợi ý trả lời: “Điểm mạnh của tôi chính là khả năng đề xuất và thực hiện các kế hoạch tiếp thị. Tại công ty trước đây tôi đã trực tiếp đề xuất và triển khai thực hiện kế hoạch tiếp thị mới, kết quả là doanh thu tăng đến 200% so với trước đó. Tôi tin rằng nếu được tuyển dụng, kỹ năng này sẽ giúp tôi đưa ra những kế hoạch mới mẻ, từ đó góp phần giúp gia tăng doanh số cho công ty.”
Để có một buổi phỏng vấn thuận lợi nhất, bạn không nên chỉ chuẩn bị câu trả lời về điểm mạnh của bản thân bằng tiếng Việt mà cũng nên chuẩn bị câu trả lời điểm mạnh bản thân bằng tiếng anh nữa.
Sau đây là một số câu trả lời cho bạn tham khảo:
1- My people skills are my greatest strength. I can connect with almost anyone, and I often know how to empathize with others in an appropriate way.
2- I have strong writing skills. As a copywriter, I was promoted to an editorial position after five years at the company, so I have also improved my editing skills thanks to my new role.
3- I have gained excellent communication skills. As a HR representative, I was responsible for facilitating informational workshops for staff members and mediated any conflict in the workplace. Recently I have also completed a course on effective communication.
Hy vọng sau khi đọc bài viết Hướng dẫn cách nêu điểm mạnh ấn tượng với nhà tuyển dụng của Uptalent hôm nay, các bạn có thể dễ dàng chuẩn bị cho mình một câu trả lời hấp dẫn nhất cho câu hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì?” và thuận lợi vượt qua buổi phỏng vấn. Lần tới, Uptalent sẽ quay trở lại với một vấn đề khiến khá nhiều bạn băn khoăn khác, đó là Có nên ghi điểm yếu của bản thân vào CV hay không? Các bạn nhớ theo dõi nhé!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam