maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
TÌM VIỆC

Có nên làm việc trong ngành Nhân Sự?

Có nên làm việc trong ngành Nhân Sự?

Bất kể quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều cần có người phụ trách các vấn đề nhân sự nên nhu cầu tuyển dụng vị trí HR luôn rất cao. Hơn nữa, nghề nhân sự còn được biết đến là nghề có mức thu nhập tốt và công việc có tính ổn định cao. 

Nếu bạn yêu thích lĩnh vực nhân sự và muốn theo đuổi nghề HR thì hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu xem HR là gì và vị trí nào trong ngành HR dành cho bạn qua bài viết dưới đây.

NỘI DUNG BÀI VIẾT BAO GỒM:
Khó khăn và thuận lợi khi làm ngành HR là gì?
  - Những khó khăn khi làm HR
  - Những thuận lợi khi làm ngành HR

Vị trí công việc ngành Nhân sự
   - Vị trí HR Admin (Nhân viên hành chính)
   - Vị trí tuyển dụng
   - Vị trí tính lương
   - Vị trí đào tạo
   - Vị trí quản lý

Mức lương dành cho ngành HR là bao nhiêu?

Tuyển dụng nhân sự
Xem thêm >>>> Hơn 1000 Việc làm Nhân sự đang tìm kiếm ứng viên

Khó khăn và thuận lợi khi làm ngành HR là gì? 

Cũng như những ngành nghề khác, ngành HR cũng có những khó khăn và thuận lợi riêng. Sau đây là những khó khăn và thuận lợi điển hình của ngành này.

1- Những khó khăn khi làm HR 

Khó khăn đầu tiên bạn phải đối mặt khi làm trong ngành HR là luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng mọi vấn đề nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Nhiệm vụ này đòi hỏi bạn phải luôn khéo léo, bình tĩnh, kiên nhẫn trong mọi tình huống để giải quyết công việc hiệu quả nhất.

Khó khăn thứ hai bạn gặp phải là thường xuyên nghe nhân viên phàn nàn về chính sách lương, phúc lợi. Bên cạnh đó, bạn còn gặp các vấn đề khác như nhân viên nghỉ việc đột xuất, năng suất làm việc kém,… Những vấn đề này khiến bạn phải liên tục tìm kiếm, tuyển dụng nhân viên mới. Thực trạng này trở thành thách thức rất lớn với người làm HR.

Khó khăn thứ ba là về phía lãnh đạo doanh nghiệp. Thường thì các nhà quản lý doanh nghiệp luôn muốn có được nguồn nhân lực chất lượng mà không phải tốn nhiều thời gian đào tạo. Thế nhưng, để đào tạo đội ngũ nhân tài cần trải qua một khoảng thời gian nhất định và phải có chiến lược bài bản.

Từ những khó khăn trên có thể thấy nghề nhân sự cũng chẳng phải công việc an nhàn, dễ chịu gì. Nếu nghề này thực sự đơn giản, nhẹ nhàng thì đã không có câu nói “Nhân sự là nghề làm dâu trăm họ” rồi.

2- Những thuận lợi khi làm trong ngành HR 

Bên cạnh những khó khăn thì làm HR bạn cũng nhận được nhiều thuận lợi cũng như cơ hội rất tốt. Chẳng hạn như bạn sẽ được tiếp xúc và làm việc với nhiều người với những tính cách rất khác biệt và họ làm việc trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Những việc làm hấp dẫn

HR Manager (Construction)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Xây dựng

Human Resource Manager

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Hành chánh/Thư ký , Nhân sự

HR Admin Manager (Manufacturing)

Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất

HR Manager (Manufacturing)

Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất

Human Resources Director (Hospitality)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Nhà hàng / Nghỉ dưỡng

Điểm thuận lợi kế tiếp là bạn sẽ nhận được sự quý mến từ mọi người trong công ty. Nhất là khi bạn đề xuất những chính sách tích cực, có lợi cho nhân viên và doanh nghiệp thì bạn sẽ càng được họ yêu mến, tin tưởng nhiều hơn.

Còn một điểm khác là bạn sẽ được đảm nhận những vai trò hết sức quan trọng, có ảnh hưởng đến khả năng duy trì và phát triển của doanh nghiệp như quản lý nguồn nhân lực, tuyển dụng nhân tài và đảm bảo tính ổn định của đội ngũ nhân sự.

Nhìn chung khi làm việc trong ngành HR bạn sẽ phải trải qua không ít khó khăn nhưng cũng nhận được nhiều điều thuận lợi. Hơn nữa, bạn còn có cơ hội làm việc tại nhiều vị trí khác nhau tuỳ theo năng lực và kinh nghiệm. Vậy vị trí phù hợp với bạn trong ngành HR là gì? Hãy cùng Uptalent khám phá trong các phần kế tiếp nhé.

việc làm hr
>>> Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của HR trong doanh nghiệp

Vị trí công việc ngành Nhân sự 

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí phổ biến trong ngành HR sau đây:

1- Vị trí HR Admin (Nhân viên hành chính) 

Công việc chính của HR Admin là xử lý các giấy tờ nhân sự, hợp đồng lao động, bằng khen, chứng nhận, quản lý xe công tác và các tài sản thiết bị trong văn phòng, kiểm kê tài sản,…

2- Vị trí tuyển dụng 

Nhiệm vụ của vị trí này là phải thường xuyên liên lạc với các bộ phận, phòng ban và các cấp quản lý để nắm bắt chất lượng nhân sự và nhu cầu tuyển dụng cần thiết cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cụ thể, nhân viên tuyển dụng sẽ thực hiện các công việc đăng tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên, sàng lọc CV để tìm ra ứng viên phù hợp, sắp lịch phỏng vấn, lựa chọn hình thức phỏng vấn (qua điện thoại, hoặc trực tiếp), tổ chức kiểm tra năng lực qua các bài test.

Ngoài ra, vị trí này còn có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhân sự mới và lập báo cáo tình hình tuyển dụng cho cấp trên.

3- Vị trí tính lương và phúc lợi 

Những người đảm nhận vai trò tính lương sẽ có nhiệm vụ quản lý việc tính toán lương theo đúng quy định, chính sách của doanh nghiệp.

Để tính lương chính xác họ cần xác định và phân loại nhân viên cho đúng, như là nhân viên mới, nhân viên hợp đồng, nhân viên nghỉ việc,… Tuỳ theo đặc điểm của mỗi nhân viên mà sẽ có chính sách và cách tính lương tương ứng.

Bên cạnh đó, họ còn phải thu thập đầy đủ, chính xác các thông tin khác như số ngày công, ngày nghỉ phép, thời gian làm thêm giờ, làm ca đêm, làm cuối tuần, phúc lợi kèm theo,…

tuyển dụng hr
 

Sau một thời gian làm việc trong ngành HR, bạn sẽ tích lũy được một số kinh nghiệm nhất định. Lúc này bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở những vị trí cao hơn như:

4- Vị trí đào tạo 

Để đảm nhận vai trò đào tạo bạn cần có năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt và phải có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nhân sự. Những yếu tố này giúp bạn xây dựng được các chính sách, chương trình và có thể định hướng đào tạo nhân sự phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, người làm công tác đào tạo cũng cần trao đổi với cấp trên trong quá trình xây dựng các chương trình huấn luyện, đào tạo nhân viên. Đồng thời, họ còn phải chủ động tìm kiếm các cơ hội, chương trình đào tạo bên ngoài và liên kết với các cơ sở, trung tâm đào tạo chuyên nghiệp để nâng cao hiệu quả đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp.

5- Vị trí quản lý 

Tại vị trí quản lý, bạn sẽ đảm nhận các nhiệm vụ chính như lên kế hoạch, chiến lược và kiểm soát quá trình thực hiện công việc của nhân viên trong bộ phận nhân sự.

Các công việc điển hình của một nhà quản lý nhân sự có thể bao gồm việc họp bàn cùng các trưởng bộ phận khác để xác định nhu cầu tuyển dụng, đào tạo nhân viên và điều chỉnh các chính sách, chế độ đãi ngộ, phúc lợi cho phù hợp với tình hình thực tế.

Bên cạnh đó, quản lý nhân sự cũng họp bàn cùng các nhân viên trong bộ phận nhân sự, triển khai công việc cho họ, giải quyết các vấn đề phát sinh, hỗ trợ họ trong công việc và đánh giá hiệu quả công việc của họ.

Ngoài ra, HR Manager còn đại diện cho doanh nghiệp trao đổi các thông tin về nhân sự với các bộ phận khác và đại diện doanh nghiệp trong các hoạt động cộng đồng (CSR – Corporate Social Responsibility). Đôi khi họ sẽ đảm nhận trách nhiệm giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động.

hr là gì vị trí nào trong hr dành cho bạn
Tham khảo >>> Sự khác biệt giữa HRM và HRD

Mức lương dành cho ngành HR là bao nhiêu? 

Ngoài việc tìm hiểu HR là gì thì mức lương ngành HR bao nhiêu, có cao hay không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Về cơ bản, mức lương ngành HR sẽ phụ thuộc vào vị trí làm việc của bạn trong bộ phận nhân sự. Hơn nữa, sự chênh lệch mức lương còn phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc của mỗi cá nhân và đặc điểm, quy mô của từng doanh nghiệp.

Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương thường vào khoảng 5 – 7 triệu/tháng. Với các vị trí cấp quản lý mức lương dao động như sau: Giám đốc nhân sự có lương từ 30 – 100 triệu/tháng, Trưởng phòng mức lương dao động từ 20 – 50 triệu/tháng, Phó phòng từ 15 – 30 triệu/tháng. Còn các vị trí khác mức lương dao động từ từ 5 – 15 triệu/tháng.

Bạn cũng có thể tham khảo mức lương một số vị trí khác trong ngành nhân sự để thấy được triển vọng lương của ngành này.

- Nhân viên hành chính nhân sự: 5 – 7 triệu/tháng.

- Chuyên viên tuyển dụng: 8 – 12 triệu/tháng.

- Chuyên viên chính sách đãi ngộ: 6 – 7 triệu/tháng.

- Chuyên viên quản lý đào tạo nhân sự: 8 – 10 triệu/tháng.

- Chuyên viên tiền lương, bảo hiểm xã hội: 9 – 15 triệu/tháng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Ms Uptalent đã giúp bạn hiểu rõ HR là gì? Đồng thời bạn cũng tìm được vị trí công việc trong ngành HR phù hợp với mình. Tóm lại, nghề HR là một công việc thú vị và nhiều cơ hội phát triển nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn theo đuổi nghề này. Chúc bạn thành công với con đường đã chọn.
 

TÌM KIẾM NHÂN SỰ CẤP CAO QUẢN LÝ DỰ ÁN

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.