maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

HRM là gì? Sự khác biệt giữa HRM và HRD

HRM là gì? Sự khác biệt giữa HRM và HRD

Lĩnh vực quản trị nhân sự (HR) có rất nhiều thuật ngữ mà nhiều người chưa thực sự hiểu rõ. Trong đó có hai thuật ngữ thường được nhắc đến là HRM và HRD. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực này, Ms Uptalent sẽ cùng bạn tìm hiểu HR là gì cũng như khám phá sự khác biệt giữa HRM và HRD. Các bạn hãy cùng theo dõi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Việc làm nhân sự
Xem thêm >>>> Việc làm Nhân sự lương cao tại HRchannels.com

HR là viết tắt của Human Resources, có nghĩa là nguồn nhân lực. Thuật ngữ này được dùng để chỉ các nhân viên trong một doanh nghiệp hoặc những người chuyên phụ trách những công việc có liên quan đến quản trị nhân sự. 

Trong doanh nghiệp, HR cũng là tên gọi của bộ phận nhân sự. Trách nhiệm chính của bộ phận này là quản lý các hoạt động liên quan đến đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp. Cụ thể, HR sẽ phải lên kế hoạch tuyển dụng và kế hoạch triển khai các chính sách phù hợp để duy trì sự ổn định của nguồn nhân lực. Đồng thời, bộ phận HR cũng phải có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng lực cho từng cá nhân, phòng ban nhằm đảm bảo hiệu suất làm việc luôn được tối ưu.
 

giải nghĩa hr là gì>>>> Xem thêm: HR là gì? Tất tần tật về ngành Nhân sự

Công việc của HR:

- Thực hiện các hoạt động đăng tin tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên, sàng lọc CV, lên kế hoạch phỏng vấn, chuẩn bị các thủ tục liên quan đến quá trình thử việc,...

- Soạn thảo hợp đồng lao động, thực hiện các thủ tục, hồ sơ liên quan đến bảo hiểm xã hội, chế độ đãi ngộ, phúc lợi cho nhân viên của công ty.

- Lên kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đề xuất các chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm khích lệ tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên và giữ chân nhân tài.

- Giám sát, đánh giá kết quả làm việc của nhân viên và dựa trên các kết quả đánh giá này để có đề xuất tăng lương hay luân chuyển nhân sự sao cho hợp lý.

Những việc làm hấp dẫn

HR Manager (Construction)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Xây dựng

Human Resource Manager

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Hành chánh/Thư ký , Nhân sự

HR Admin Manager (Manufacturing)

Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất

HR Manager (Manufacturing)

Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất

Human Resources Director (Hospitality)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Nhà hàng / Nghỉ dưỡng

- Tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thiết lập các quy tắc ứng xử giữa nhân viên trong công ty và thực hiện các chương trình, hoạt động nhằm gắn kết tinh thần đoàn kết của đội ngũ nhân viên.

tìm hiểu kĩ về hrd và hrm
>>>> Xem thêm: Ngành HR - Bạn phù hợp với vị trí nào?

HR là lĩnh vực khá rộng. Khi dành thời gian tìm hiểu lĩnh vực HR là gì, bạn sẽ nhận ra có hai khái niệm rất quan trọng là HRD và HRM. Vậy HRD và HRM là gì?

HRM là gì? 

HRM là viết tắt của cụm từ “Human Resource Management”, được hiểu là quản trị nguồn nhân lực. Ngoài ra, HRM cũng có thể hiểu là HR Manager - một vị trí cấp cao trong ngành nhân sự. Tuy nhiên, trong bài này chỉ tìm hiểu về HRM theo nghĩa quản trị nguồn nhân lự

Khi nói đến HRM, bạn có thể hiểu là một hệ thống các hoạt động liên quan đến việc quản lý nhân sự trong môi trường làm việc nhằm mang đến hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp.

Thông qua các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá hiệu suất làm việc, thúc đẩy, duy trì, đảm bảo các chính sách, phúc lợi và quản lý các mối quan hệ, HRM có thể phát huy thế mạnh của nguồn nhân lực và cải thiệu năng suất làm việc của toàn công ty. 

Mục tiêu HRM hướng đến là xây dựng, phát triển, sử dụng và duy trì nguồn lực lao động đáp ứng được các yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp sẽ vận dụng các biện pháp khác nhau để tác động lên mối quan hệ với người lao động nhằm khai thác tối đa tiềm năng nhân sự và đảm bảo quá trình hoạt động luôn nhịp nhàng, suôn sẻ.

Từ trước đến nay, HRM luôn được đánh giá là khâu quan trọng trong việc thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là yếu tố góp phần quan trọng vào quá trình thực hiện các mục tiêu chung của công ty.

Quản trị nguồn nhân lực ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với tương lai của một doanh nghiệp. Bằng cách thống nhất các chiến lược quản trị nhân sự với chiến lược phát triển chung, doanh nghiệp sẽ đạt được những thành tích vượt trội trên thương trường.

Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức rõ con người chính là yếu tố then chốt tạo nên lợi thế cạnh tranh vững mạnh. Vì vậy, họ xem HRM như một công cụ và cũng là mục đích cần đạt được để duy trì và phát triển doanh nghiệp một cách ổn định.

Hơn nữa, trước thực trạng cạnh tranh gay gắt và sự gia tăng tay nghề của người lao động, vai trò của quản trị nguồn nhân lực càng được nhấn mạnh. Khi đó, các yếu tố như chất xám, tri thức và kinh nghiệm của lực lượng lao động sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là thách thức mà các nhà quản lý phải vượt qua. Họ sẽ phải tạo được môi trường và điều kiện thuận lợi để đội ngũ nhân sự phát huy tài năng và phát triển.

Phần mềm HRM

Hiện nay, với nhu cầu tối ưu hóa quy trình tuyển dụng, quy trình quản lý nhân sự mà nhiều phần mềm quản lý các hoạt động liên quan đến quản lý nhân tự cho tổ chức hoặc doanh nghiệp ra đời. 
Phần mềm Human Resource Management có vai trò, chức năng chính như sau: 

- Quản lý thông tin nhân sự: 
- Tuyển dụng nhân sự 
- Đào tạo và phát triển nhân sự
- Quản lý hiệu suất làm việc của nhân sự
- Quản lý thông tin về lương, phúc lợi, ngày nghỉ, nghỉ phép, sự việc phát sinh,...
- Phân tích báo cáo đầu kỳ, cuối kỳ. 

Bạn tham khảo >>>> Top 5 phần mềm quản lý nhân sự miễn phí tốt nhất hiện nay

HRD là gì? 

HRD là từ viết tắt của cụm từ “Human Resource Development”, được dịch là phát triển nguồn nhân lực. 

Bạn có thể hiểu đơn giản HRD bao gồm tất cả các hoạt động mang tính chất đào tạo, hướng dẫn nhân viên. Mục đích của các hoạt động này là trang bị cho nhân viên các kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả hơn và giúp họ có cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Thông thường, các hoạt động HRD cần được xây dựng và thực hiện theo lịch trình nhất định, có thể theo định kỳ hoặc tuỳ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp. 

Đồng thời, một chương trình HRD có thể kéo dài trong thời gian ngắn hoặc kéo dài vài năm. Điều này còn phụ thuộc vào mục đích và kế hoạch đào tạo, phát triển của từng doanh nghiệp.

HRD thường được tổ chức theo hai hình thức: chính thống và không chính thống. Cụ thể như sau:

+ HRD chính thống gồm có: các lớp huấn luyện chuyên môn, các khóa đào tạo bậc Đại học, cải tạo doanh nghiệp có kế hoạch, thuê chuyên gia về đào tạo cho nhân viên.

+ HRD không chính thống gồm có: đào tạo bởi quản lý, cộng tác với những đồng nghiệp đã được đào tạo bài bản, được cố vấn bởi những nhân viên có kinh nghiệm hơn.

Các nhân viên mới thường trải qua quá trình đào tạo chính thống trong thời gian ngắn để nhanh chóng làm quen với công việc. Sau đó họ sẽ tiếp tục được đạo tạo bởi quản lý của mình.

Với những nhân viên lâu năm, có năng lực tốt, doanh nghiệp thường tạo điều kiện cho họ tham gia các chương trình chuyên sâu để trau dồi các kỹ năng quản lý, lập chiến lược và các kỹ năng cần thiết khác. Những nhân viên này thường là ứng cử viên sáng giá cho các vị trí lãnh đạo trong công ty. Vì vậy, doanh nghiệp luôn dành cho họ sự ưu ái rất lớn về phương diện đào tạo.


sự khác biệt giữa hrd và hrm trong hr
>>>> Xem thêm: Vai trò của HR trong doanh nghiệp

Sự khác biệt giữa HRD và HRM trong ngành nhân sự 

Về cơ bản, HRD và HRM đều là những khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực nhân sự. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn khác nhau về vai trò và mục tiêu. Bạn có thể thấy rõ điều này qua các điểm sau:

+ Thứ nhất, HRM tập trung vào việc phân bổ và quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Còn HRD chú trọng vào việc phát triển và nâng cao tiềm năng của đội ngũ nhân sự.

+ Thứ hai, HRM thuộc vào khối quản trị. Trong khi đó, HRD chỉ là một nhánh của HRM.

+ Thứ ba, HRM có chức năng phản ứng, tập trung giải quyết các yêu cầu phát sinh. Ngược lại, HRD có chức năng chủ động, hướng đến việc đáp ứng các nhu cầu và dự đoán các thay đổi liên quan đến nguồn nhân lực.

+ Thứ tư, HRM là một quy trình được thực hiện thường xuyên và là một chức năng quản trị. Trong khi đó, HRD là một quá trình đang diễn ra.

+ Thứ năm, HRM tập trung thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên. Còn HRD hướng đến mục đích phát triển kỹ năng, kiến thức và năng lực của mỗi nhân viên và toàn doanh nghiệp.

+ Thứ sáu, HRM bao gồm nhiều vai trò riêng biệt nên nó trở thành một chức năng độc lập. Ngược lại, HRD chỉ là một quy trình mang tính định hướng và có tổ chức. Nói cách khác, HRD là một hệ thống con trong một hệ thống lớn hơn là HRM.

+ Thứ bảy, HRM chỉ tập trung vào việc quản lý con người. Trong khi đó, HRD còn quan tâm đến việc phát triển của toàn bộ doanh nghiệp.

Lời kết

Tóm lại, HRM và HRD khác nhau ở chỗ, HRM liên quan đến việc quản lý nguồn nhân lực, còn HRD liên quan đến phát triển năng lực của nhân viên. Có thể thấy HRM là một khái niệm lớn hơn HRD. Nó bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau như lên kế hoạch, phát triển, giám sát, duy trì, đánh giá và quản lý mối quan hệ. Trong khi đó, HRD chỉ tập trung vào hoạt động phát triển, như là đào tạo, phát triển nghề nghiệp, quản lý tài năng,…

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn HR là gì cũng như giúp bạn thấy rõ sự khác biệt giữa HRM và HRD. Thực tế, HRD không được chú trọng và nhắc đến nhiều như HRM, nhưng đây vẫn là khoản đầu tư vô cùng giá trị đối với doanh nghiệp. Nếu là một HR thì việc hiểu rõ hai khái niệm này sẽ giúp bạn xây dựng và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả cho công ty của mình.

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.