maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Tư Vấn Nghề Nghiệp

Học gì để trở thành VJ thành công?

Học gì để trở thành VJ thành công?

VJ là công việc thuộc hàng “hot” trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, thu nhập cao, môi trường năng động, được tiếp xúc thường xuyên với những người nổi tiếng… nên rất nhiều bạn trẻ quan tâm và muốn biết học gì để trở thành VJ thành công. Câu trả lời sẽ được quân sư Uptalent cập nhật ngay trong bài viết này.

MỤC LỤC:
1- Yêu cầu trở thành VJ
2- Học gì để trở thành VJ?
3- Một VJ thành công cần hội tụ các yếu tố
4- Khó khăn của nghề VJ
5- Một số gương mặt VJ nổi tiếng

Tuyển dụng nhân sự cấp cao

1- Yêu cầu trở thành VJ 

Những tiêu chí tuyển dụng đối với vị trí VJ chính là định hướng những nội dung học tập mà các bạn ứng viên cần trau dồi:

1.1. Kỹ năng mềm

Thường xuyên xuất hiện trước ống kính và tương tác trực tiếp cùng khách mời, VJ phải thật sự tự tin vào kỹ năng mềm của mình thì mới ứng phó tốt mọi tình huống. Những kỹ năng quan trọng bậc nhất gồm:

  • Kỹ năng giao tiếp, truyền tải thông điệp hiệu quả

  • Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm linh hoạt

  • Kỹ năng phân tích, xử lý vấn đề nhạy bén

  • Kỹ năng chịu áp lực công việc cao

  • Kỹ năng bình tĩnh, tự tin và quyết đoán…

1.2. Tố chất

Những việc làm hấp dẫn

Sales & Marketing Manager (Education)

Đà nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Tiếp thị/ Thương hiệu , Kinh doanh / Bán hàng

Brand Marketing Leader (Sports Games)

Hà nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương CNTT-Phần mềm , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Brand Manager (Homecare)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Mỹ phẩm/ Thời trang/ Hàng Cao cấp, Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Marketing Executive (Event)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Marketing Manager

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Chăm sóc sức khỏe/Thiết bị Y tế, Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR

Tố chất đề cập đến những năng lực giải quyết vấn đề được phát huy một cách tự nhiên, không cần phải cố gắng, nỗ lực, hoặc phải rất vất vả mới làm được. Những tố chất này hoàn toàn có thể hình thành khi kỹ năng được trau dồi ở mức cao trong quá trình làm nghề VJ, cho nên bạn cũng đừng lo lắng nếu như đây không phải là điều thiên bẩm mà bạn được trời phú.

1.2.1. Tính cách năng động, hướng ngoại

VJ là người kiến tạo bầu không khí cho chương trình, vì vậy, bạn phải là người chủ động giao lưu, đặt câu hỏi, khích lệ sự sôi nổi trong quá trình tương tác với khách mời theo một nhịp điệu phù hợp. Nếu không có sự năng động, tự tin, bản lĩnh, bạn sẽ bị chính khách mời cuốn bạn theo cảm xúc của họ.

1.2.2. Tư duy sáng tạo

VJ sẽ trực tiếp lên ý tưởng, viết kịch bản, phối hợp biên tập video cho chương trình. Để tạo dấu ấn riêng thì sự sáng tạo là yếu tố bắt buộc vì ngày này số lượng chương trình giao lưu âm nhạc rất nhiều. Nếu bạn là một người luôn yêu thích tạo ra cái mới thì đây sẽ là lợi thế rất lớn.

1.2.3. Giọng nói hay

Vai trò VJ sẽ nói chuyện liên tục, người nghe, người xem và khách mời sẽ nhận được thông điệp qua lời nói của bạn. Điều này đòi hỏi giọng nói của bạn phải tròn vành, rõ chữ, hạn chế tối đa chất giọng vùng miền.

Kỹ năng cần có của VJ

>>>> Bạn có thể xem thêm: VJ là gì? Theo đuổi nghề hot VJ

1.2.4. Ham học hỏi

Thế giới âm nhạc chuyển biến không ngừng, chương trình muốn tạo dựng chỗ đứng lâu dài thì người VJ phải chủ động cập nhật kiến thức liên tục, nhạy bén nắm bắt góc khuất thông tin nghệ thuật để làm giàu ý tưởng cho bản thân.  

1.3. Kỹ năng nghề nghiệp

Bên cạnh kiến thức âm nhạc, thông tin về thế giới âm nhạc thì việc thấu hiểu những cung bậc cảm xúc và những chiêm nghiệm cuộc sống được xem là yêu cầu thiết yếu vì nhờ những điều này mà nội dung chương trình của VJ sẽ đạt được độ sâu sắc cao, dễ chạm vào cảm xúc của khán thính giả.

Ngoài ra, ứng viên VJ muốn thuận lợi ứng tuyển vào những tổ chức lớn thì nên trang bị cho bản thân:

  • Bằng cấp chuyên môn thiên về truyền thông và nghệ thuật

  • Biết sử dụng hiệu quả các phần mềm thiết kế, chỉnh sửa video phổ biến

  • Nâng cao kỹ năng tin học và ngoại ngữ

  • Chăm chút ngoại hình, duy trì một vóc dáng cân đối…

2- Học gì để trở thành VJ? 

Hiện tại chưa có chuyên ngành đào tạo VJ riêng biệt, vì vậy, để trở thành VJ chuyên nghiệp thì đây là những ngành học được nhà tuyển dụng chọn làm tiêu chuẩn tìm kiếm nhân tài:

2.1. Truyền thông báo chí

Báo chí là một lĩnh vực nhỏ trong ngành truyền thông, người học được trang bị những kiến thức hữu ích cho việc tìm kiếm, đánh giá, xác minh và truyền tải tin tức nhanh chóng, không làm mất đi độ “hot” của thông tin, mang đến cho khán thính giả nhiều dữ liệu bổ ích.

Các trường đào tạo:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

  • Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

  • Đại học Huế

  • Đại học Văn hoá Hà Nội.

  • Đại học quốc tế RMIT…


Học gì trở thành VJ

2.2. Truyền thông đa phương tiện

Ứng dụng mạnh mẽ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, thiết bị kỹ thuật số vào công tác truyền thông chính là thế mạnh của ngành học truyền thông đa phương tiện.

Ngoài kiến thức thu thập và truyền tải tin tức như truyền thông báo chí, bạn còn được học về đồ họa, tạo dựng video và sử dụng các thiết bị máy quay, máy ảnh, thiết bị phòng thu…

Các trường đào tạo:

  • Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

  • Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông

  • Đại Học Xã Hội và Nhân Văn 

  • Đại học Công nghệ TP. HCM - HUTECH.

  • Đại học FPT

  • Trường Đại học RMIT…

2.3. Truyền thông thực hành

Hay còn gọi là ngành Quan hệ công chúng, Truyền thông PR. Vị trí này thường xuyên tiếp xúc với báo chí trong các sự kiện, hội thảo… Đảm nhận vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và các đối tác trong kế hoạch hoặc chiến lược truyền thông.

Qua đó, nhân viên truyền thông thực hành sẽ giúp doanh nghiệp biết được cách thức hợp tác và trao đổi với từng đối tác như thế nào là hiệu quả nhất.

Các trường đào tạo:

  • Học viện Báo chí và tuyên truyền.

  • Đại học Quản lý và Công nghệ TP. HCM (UMT)

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

  • Đại học Kinh tế quốc dân

  • Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM.

  • Đại học Văn Hiến…


Yếu tố trở thành VJ

2.4. Nghệ thuật thị giác

Ngành học này giúp cho học viên mở rộng tầm nhìn, rèn luyện sự tập trung, tự tin thể hiện suy nghĩ và quan điểm riêng của bản thân đối với những gì mà họ nhìn thấy (có thể là bức tranh, bộ phim, một sự việc trong xã hội…). Nhờ vậy, người học dễ dàng đưa ra những chính kiến mang giá trị cá nhân, không bị lôi kéo theo những suy nghĩ lối mòn, cũ kỹ, tạo nên ý niệm đánh giá mới cho xã hội.

Các sở sở đào tạo:

  • VCVAA (Vietnam Contemporary Visual Arts Academy)

  • VFIS (Vietnam Finland International School)

Ngoài các chuyên ngành chính, một VJ giỏi cũng cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng thực hành ở những khâu sản xuất khác trong chương trình như:

  • Thiết kế đồ họa

  • Chỉnh sửa video

  • Dẫn chương trình

  • Kỹ năng trang điểm…

3- Một VJ thành công cần hội tụ các yếu tố 

3.1. Kiến thức chuyên môn và xã hội

Chắc chắn rồi vì chính những kiến thức này sẽ giúp kịch bản chương trình mà VJ kiến tạo nên vừa có chiều sâu, vừa có sự mới mẻ. Kiến thức không chỉ xuất phát từ trường học mà đa phần được tích lũy từ kinh nghiệm sống và những chiêm nghiệm đã được đúc kết theo thời gian.

3.2. Tích cực và say mê học tập

Số lượng ứng viên VJ ngày càng tăng nên dù nhu cầu tuyển dụng lớn thì mức độ cạnh tranh cũng rất cao. Để có thể hoạt động chuyên sâu và gắn bó cùng với nghề, kể cả đã trở thành VJ chính thức rồi, các bạn vẫn phải nỗ lực học tập để cải tiến, sáng tạo công việc không ngừng. Bởi lẽ, VJ cũng như những ngành nghệ thuật khác, chuyển biến rất nhanh, luôn đòi hỏi cái mới, cái hay xuất hiện liên tục.

3.3. Nhạy bén thông tin thế giới âm nhạc

Sản phẩm âm nhạc từ trữ tình đến sôi động, thông tin nghệ sĩ từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều phải được cập nhật nhanh chóng. Điều này sẽ giúp cho VJ đáp ứng thần tốc những nội dung “hot”, đáp ứng tốt thị hiếu tìm tòi thông tin của khán thính giả, tạo ra nhiều chương trình có nội dung hay, mới lạ, cuốn hút, không bị lỗi thời, không gây nhàm chán.

3.4. Mối quan hệ rộng trong giới giải trí

Việc mời một khách mời tham gia chương trình không phải dễ, một phần do lịch trình của họ khá bận rộn, một phần họ phải rất cân nhắc về giá trị hình ảnh mà chương trình mang lại. Vì vậy, ngoài việc đầu tư chất lượng chương trình thì những VJ có mối quan hệ tốt với các nghệ sĩ sẽ thuận lợi đa dạng hóa nội dung, thu hút khán thính giả lớn từ lượng fan của khách mời.

Khó khăn của nghề VJ

3.5. Ngoại hình phù hợp

Không nhất thiết ngoại hình phải đẹp như người mẫu nhưng là một VJ thường xuyên phải ghi hình, việc chăm chút cho vẻ bề ngoài (trang phục, trang điểm, vóc dáng…) sẽ là yếu tố quan trọng hỗ trợ gia tăng sức hút thị giác, giữ chân khán giả.

4- Khó khăn của nghề VJ 

VJ là vị trí trong ngành giải trí, có sự cạnh tranh cao trong công việc. Vì vậy, lợi ích, thuận lợi có đó nhưng khó khăn phải đối mặt cũng không ít

4.1. Bí ý tưởng nội dung

Não bộ con người vận hành liên tục sẽ cũng có lúc mệt mỏi, làm công việc sáng tạo nội dung như VJ cũng sẽ có lúc bí ý tưởng. Để khắc phục, thường tổ chức hoặc cá nhân VJ sẽ có đội ngũ sáng tạo ý tưởng hỗ trợ.

4.2. Cường độ làm việc cao

Một chương trình VJ kéo dài tối đa 1,5 tiếng nhưng thời gian để ghi hình có thể mất cả ngày. Chưa kể trước đó phải lên ý tưởng, chốt kế hoạch, sau đó phải cùng ekip điều chỉnh, dựng phim để hoàn thiện video phát sóng. Cường độ làm việc cao nhưng VJ phải luôn phải truyền năng lượng tích cực, rạng rỡ mỗi khi lên sóng.

4.3. Áp lực về thương hiệu cá nhân

Chương trình hay sẽ khen ekip, nhưng chương trình dở hay bị mắc lỗi sẽ quy về cho VJ. Áp lực về hình ảnh thương hiệu rất lớn, đòi hỏi VJ ngoài sự sáng tạo còn phải thật bản lĩnh trước những phản hồi, góp ý từ khán thính giả.

5- Một số gương mặt VJ nổi tiếng 

Thành công trong nghề VJ tại Việt Nam chắc chắn phải kể đến những tên tuổi sau:

  • VJ Thùy Minh: Have a sip, Mỗi tuần một chuyện,...

  • VJ Quỳnh Chi: MTV Việt Nam, The Remix,...

  • VJ Tùng Leo: Yan Around – Một vòng trải nghiệm,…

  • VJ Quốc Bảo: Saturday Radio, Trời sinh một cặp,...

Sự cạnh tranh trong nghề VJ ngày một cao, do đó, không thể chỉ dựa trên năng khiếu hoặc ngoại hình mà có thể gia nhập và thành công với nghề. Để thuận lợi, chắc chắn ứng viên phải học và liên tục trau dồi kiến thức. Học gì để trở thành VJ thành công thì quân sư Uptalent đã chia sẻ đầy đủ trong bài viết, sự lựa chọn nằm ở bạn và nỗ lực của chính bạn. Chúc bạn luôn thuận lợi trên hành trình sự nghiệp!

 Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

 


 
HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.