- 420k
- 1k
- 870
Công ty headhunter HRchannels chia sẻ bài học trở thành nhân sự cấp cao giúp các bạn trẻ có những bài học quý giá trong quá trình phát triển và định hướng công việc
Không chỉ riêng ngành nghề Nhân sự, trong mọi ngành nghề nếu bạn cho giám đốc, quản lý của bạn thấy năng lực của mình, thì con đường bạn đi trong tương lai sẽ chắc chắn có “hoa thơm” và “quả ngọt”. Trong cuốn Để không bao giờ thất nghiệp (tác giả Vũ Thị Thu Hiền) - cuốn sách đúc rút kinh nghiệm sau nhiều năm làm việc với các nhà tuyển dụng trong khối doanh nghiệp trong và ngoài nước, có viết: Một hồ sơ tốt, một kết quả học tập tốt không đảm bảo cho bạn có công việc tốt, ổn định và đem lại mức lương như mong muốn.
Theo tác giả - người trải qua gần 15 năm trong ngành nhân sự, sự khác biệt chính ở uy tín cá nhân, xu thế ngành hoặc tình hình thị trường. Điều mà tác giả nhấn đi nhấn lại rất nhiều lần và cho rằng nó quan trọng là xây dựng thương hiệu cá nhân trong công việc. Thương hiệu cá nhân và mức lương bạn nhận được tỷ lệ thuận với nhau.
Vậy câu hỏi đặt ra là Thế nào là nhân viên Nhân sự giỏi?
Kiến thức chuyên môn không thể thiếu thiếu đối với bất kì ngành nghề nào và người làm quản trị nhân sự cũng không ngoại lệ. Đó là: dự báo nhu cầu nhân sự và hoạch định nguồn nhân lực, phác họa chân dung ứng viên tốt từ các nhân tố thành công của công việc, sắp xếp một cuộc phỏng vấn ấn tượng và thành công, đặt câu hỏi phỏng vấn để nhận diện được “bản chất” ứng viên, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ hai chiều, hướng dẫn nhân viên mới hội nhập công ty…
Hãy luôn nhớ rằng, nâng cao kỹ năng chuyên môn là vô cùng quan trọng và không bao giờ thừa. Khi bạn có năng lực thực sự thì bất cứ môi trường, điều kiện công việc nào nói chung và quản lý nhân sự nói riêng đều không khiến bạn hoang mang. Hơn ai hết, làm nhiệm vụ quản lý con người thì kiến thức là điều cần thiết.
Những người làm trong ngành nhân sự cần phải có khả năng giao tiếp hiệu quả. Họ phải nhạy bén và khéo léo trong lời ăn, tiếng nói. Bởi vì họ phải tiếp xúc và làm việc với nhiều bộ phận khác nhau. Họ cũng là một “chuyên gia tâm lý” khi muốn nói chuyện với nhân viên để đưa ra lời khuyên. Ngoài ra, họ cũng cần kỹ năng giao tiếp trong phỏng vấn để có thể “khai thác” ứng viên tiềm năng.
Khả năng đàm phán, thuyết phục nằm trong số những yêu cầu cần thiết khi tuyển dụng nhân viên nhân sự.
Kỹ năng thuyết phục người lao động và thuyết phục cả người sử dụng lao động trong quá trình thương lượng với nhân viên mới, cũ về lương, thưởng; đứng ra hòa giải giữa nhân sự và doanh nghiệp trong xung đột, tranh chấp; thuyết phục cấp trên chấp nhận những kế hoạch do bộ phận HR đề xuất với doanh nghiệp; sử dụng trong tuyển dụng nhân sự để thương lượng mức lương, vị trí,…
Một trong những kỹ năng quan trọng của người quản lý nhân sự là đọc vị người đối diện. Nắm bắt tâm lý đúng và chính xác sẽ giúp bạn rất nhiều khi tham gia phỏng vấn ứng viên. Hơn nữa, bạn còn có thể nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Trong bất cứ công ty nào thì bộ phận nhân sự cũng luôn luôn phải là người dung hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, người phụ trách nhân sự phải có các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả hai bên. Đối với tôi, điều quan trọng nhất là công ty phải tuân thủ theo các yêu cầu về luật pháp. Ngoài ra, người làm nhân sự cũng phải luôn quan tâm đến hoàn cảnh của cá nhân.
Nhân sự cấp cao luôn là yếu tố then chốt trong các doanh nghiệp. Dù chỉ chiếm bình quân không quá 10% số lượng lao động trong các doanh nghiệp nhưng họ lại đem về hơn 80% lợi nhuận của doanh nghiệp đó.
Từ một nhân viên Nhân sự giỏi đến một nhân viên Nhân sự cấp cao là một quá trình dài và cần đòi hỏi rất nhiều phẩm chất: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, quan hệ,.. Cụ thể hơn:
Một người nhân sự cấp cao chắc chắn sẽ phải có tình yêu và đam mê với công việc. Tương ứng với quan niệm đó, cách doanh nghiệp thể hiện sự tôn trọng với những người Quản trị cấp cao này và cho họ một vùng trời riêng để phát huy tối đa sở trường thay vì áp đặt họ thực hiện kế hoạch sẵn có. Ngược lại, ở phía nhân sự cấp cao, chúng ta cần tìm bến đỗ theo công ty yêu thích, tức nơi có tầm nhìn, sứ mệnh hay mục đích hoạt động gắn liền với mục tiêu phát triển cá nhân chứ không phải nơi đáp ứng các lợi ích nhất thời của bản thân.
Biết những gì bạn muốn đạt được – và tại sao. Đừng đợi đến khi tổ chức của bạn xác định nhân sự cần phải làm gì và làm như thế nào. Có rất nhiều ví dụ thực tế và các nghiên cứu giúp g tìm ra các giải pháp tối ưu. Bạn cần ưu tiên các giải pháp đó, đặc biệt là những cách có khả năng thực thi cao. Nghiên cứu mọi thứ bạn có thể tìm và kết nối với người khác. Nếu bạn đang được phỏng vấn, hãy nói rõ mục tiêu của bạn. Nếu bạn đã làm việc, phác thảo cho họ mọi cơ hội họ nhận được.
Các quản lý nhân sự đại diện cho “các quy tắc”. Bạn càng truyền cảm hứng cho người khác để hiểu tại sao nhân sự là cần thiết và cần thiết như thế nào, và cách chúng ta làm việc vì lợi ích của họ, bạn sẽ càng được công nhận là một nhà lãnh đạo trong tổ chức. Nếu bạn có niềm đam mê, nó sẽ hiện hữu suốt trong văn hóa doanh nghiệp của bạn. Nếu không, nó sẽ chỉ là một công việc cho bạn và những người làm việc cho tổ chức của bạn.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet