- 420k
- 1k
- 870
Định hướng phát triển sự nghiệp của mỗi người chắc chắn không thể thiếu sự kỳ vọng chinh phục thành công vị trí quản lý cao cấp. Một trong số đó chính là vai trò Giám đốc mà quân sư Uptalent đề cập trong bài viết hôm nay. Chức danh luôn hiện hữu nhưng làm sao để chinh phục, làm sao để thành công mới là trọng điểm chúng ta sẽ khám phá ngay bây giờ.
MỤC LỤC:
1- Giám đốc là ai?
2- Vai trò, chức năng của giám đốc
3- Quyền hạn của giám đốc
4- Vị trí giám đốc phổ biến
4.1. Giám đốc điều hành (CEO - Chief Executive Officer)
4.2. Giám đốc vận hành (COO - Chief Operating Officer)
4.3. Giám đốc marketing (CMO - Chief Marketing Officer)
4.4. Giám đốc Kinh doanh (CCO - Chief Commercial Officer)
4.5. Giám đốc Nhân sự (CHRO - Chief Human Resources Officer)
4.6. Giám đốc Tài Chính (CFO - Chief Financial Officer)
5- Con đường để trở thành giám đốc
>>> Bạn có thể xem thêm: Việc làm Director tại HRchannels
Giám đốc (Director) là người phụ trách việc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp. Họ là người đứng đầu một doanh nghiệp hoặc một phòng ban chuyên môn, mọi quyết định trong quá trình hoạt động từ nhân sự, tài chính, kế hoạch sản xuất… đều phải thông qua sự đồng ý và phê duyệt của Giám đốc.
Quyền hạn lớn nhưng trách nhiệm của Giám đốc cũng nặng nề không kém, điển hình là việc lèo lái doanh nghiệp tồn tại và phát triển trước mọi thách thức của thị trường cạnh tranh, chịu trách nhiệm nội bộ và cả trách nhiệm pháp luật, áp lực công việc cũng thuộc tầm vĩ mô.
Thời hạn đảm nhận vị trí Giám đốc sẽ tùy thuộc vào hiệu quả công việc và loại hình doanh nghiệp mà người làm Giám đốc đang làm việc. Thường thì nhiệm kỳ không quá 05 năm, có thể được bầu lại ở những nhiệm kỳ sau nếu kết quả quản lý điều hành tốt.
Tùy quy mô doanh nghiệp mà số lượng nhân sự dưới quyền Gi ám đốc có thể gần chục người, hoặc lên con số vài chục nghìn người. Việc quyết định tuyển dụng, tạo thu nhập, nâng cao tay nghề, đảm bảo đời sống người lao động… chính là trọng trách của Giám đốc trong việc quản lý nhân sự.
Không chỉ Giám đốc tài chính mà những vị trí Giám đốc hoặc Giám đốc chuyên môn khác đều phải có kiến thức về tài chính doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động quản lý, sử dụng và phát triển nguồn vốn hiệu quả vì mọi chiến lược và kế hoạch của tổ chức đều cần tài chính hỗ trợ.
>>> Bạn có thể quan tâm: Giám đốc kinh doanh có tầm ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp?
Đảm nhận vai trò quản lý tầm vĩ mô, Giám đốc phải có khả năng quan sát tổng quát mọi vấn đề diễn ra trong phòng ban và trong toàn doanh nghiệp. Mặc dù không trực tiếp triển khai chi tiết từng việc nhưng tiến độ, hiệu quả, sự cố, giải pháp… Giám đốc đều phải tường tận.
Mỗi quyết định của Giám đốc có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm nhiều hay ít, mang lại lợi nhuận cao hay thấp, nói nôm na là tạo ra tiền tài vật chất cho doanh nghiệp. Có được cơ sở này, doanh nghiệp mới có vốn để nghiên cứu sản phẩm, mở rộng chính sách chiêu thị, mới duy trì và phát triển hoạt động trong toàn tổ chức.
Bằng kinh nghiệm và năng lực chuyên môn nhạy bén, Giám đốc sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng, xác định rõ hướng đi, truyền đạt rõ trách nhiệm, và lan tỏa năng lượng tích cực để toàn hệ thống cùng chung tay thực hiện.
Dựa trên quyền hạn được phân bổ, Giám đốc thông qua các cấp bậc quản lý dưới quyền sẽ liên tục cập nhật, nắm rõ những diễn biến trong quá trình hoạt động của tổ chức / phòng ban, đánh giá tiến độ, kịp thời hỗ trợ nhân sự xử lý vấn đề, giảm thiểu tối đa rủi ro và thiệt hại.
Những hợp đồng lớn hoặc những đối tác giữ vai trò quyết định đều sẽ do Giám đốc trực tiếp đàm phán, thuyết phục. Qua đó, Giám đốc có thể linh hoạt ứng phó tình huống, nhạy bén quyết định ngay, tối ưu quyền lợi cho tổ chức.
Giám đốc một nhánh chuyên môn, muốn ra quyết định có lợi nhất cho doanh nghiệp không thể chỉ dựa trên những số liệu phân tích của chuyên môn riêng, mà cần có phải phối hợp dữ liệu, tham mưu chiến lược từ các phòng ban chuyên môn khác.
Những cải tiến, đổi mới trong ngành hoặc trong chuyên môn, Gi ám đốc phải thường xuyên cập nhật để định hướng đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho người lao động, nắm bắt cơ hội phát triển cho doanh nghiệp, cũng là nâng cao năng lực cho chính mình.
Để thực hiện những vai trò, chức năng trên, vị trí Giám đốc sẽ được trao những quyền hạn sau:
Những mục tiêu, chiến lược phát triển mà Hội đồng thành viên đưa ra đều rất súc tích. Làm thế nào để hiện thực hóa những điều súc tích đó thành giá trị vượt trội cho doanh nghiệp đều do Giám đốc quyết định và đưa ra hướng hành động cụ thể.
Các công tác quản lý hằng ngày thuộc về nội bộ chuyên môn mà Gi ám đốc phụ trách thì Giám đốc sẽ là người có quyết định cao nhất. Thậm chí, nếu đưa ra cho Hội đồng thành viên xem xét thì trước khi quyết định, Hội đồng thành viên cũng sẽ hỏi qua ý kiến của Giám đốc hoặc chuyển về cho Giám đốc quyết định.
Việc điều phối, phân công nhân lực thực hiện các bước trong kế hoạch công việc sẽ do các trưởng nhóm hoặc phó / trưởng phòng lên danh sách đề xuất. Việc quyết định thay đổi hay phê duyệt sẽ do Giám đốc quyết định.
Ban hành quy chế quản lý nội bộ, thiết lập cơ cấu, tuyển dụng đào tạo lao động, ký kết hợp đồng lao động, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng… mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên thì đều sẽ do Giám đốc phê duyệt.
>>>> Bạn có thể tham khảo: 4 nguyên tắc bất biến một giám đốc điều hành giỏi không thể bỏ qua
Các quyết toán tài chính thường niên cũng như đề xuất phương án sử dụng lợi nhuận / xử lý lỗ kinh doanh sẽ do Giám đốc thực hiện hoặc phải thông qua Giám đốc để trình lên Hội đồng thành viên.
Phụ trách điều hành hoạt động của toàn doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động của các phòng ban chuyên môn trong doanh nghiệp được thông suốt, giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu kinh doanh, tăng trưởng như mong đợi.
Phụ trách nghiên cứu, thiết kế và vận hành cấu trúc tổ chức doanh nghiệp. Đồng thời COO cũng là người thiết lập các chính sách, quy định, sứ mệnh, tầm nhìn, văn hóa doanh nghiệp cho tổ chức.
Còn gọi là Giám đốc Tiếp thị - chịu trách nhiệm chính cho hiệu quả của toàn bộ hoạt động Marketing của tổ chức, bao gồm quản lý thương hiệu kinh doanh, truyền thông chiêu thị, nghiên cứu thị trường, kênh phân phối, dịch vụ khách hàng…
Đảm nhận vị trí đầu tàu trong mọi hoạt động kinh doanh của tổ chức. Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, kiểm soát, định hướng… cho mọi đội nhóm, phòng ban kinh doanh nhằm đảm bảo chỉ tiêu doanh số và chỉ tiêu lợi nhuận cần hoàn thành.
Tất cả những vấn đề liên quan đến quản lý nguồn nhân lực và quan hệ lao động như tuyển dụng, đào tạo, thiết lập bảng mô tả công việc, phát lương, khen thưởng, phúc lợi, đề bạt, bãi nhiệm… đều sẽ do Giám đốc nhân sự thiết lập, phân tích và phê duyệt. Không chỉ với nhân viên, mà với cả các vị trí Giám đốc khác.
Chịu trách nhiệm kiểm soát nguy cơ thông qua việc phân tích khoản nợ, đánh giá khoản vay, quản trị rủi ro, xử lý các mối quan hệ tài chính trong mọi hoạt động kinh doanh của tổ chức (cả trong và ngoài doanh nghiệp).
Giám đốc công nghệ thông tin
Giám đốc Nhà máy
Giám đốc phân xưởng
Giám đốc pháp luật
Giám đốc Logistics…
Nhiều người cho rằng muốn làm giám đốc thì phải tự mình thành lập công ty, nhưng thực tế, vị trí giám đốc có mặt ở hầu hết mọi doanh nghiệp thuộc mọi quy mô lớn nhỏ. Bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn cho chiếc ghế giám đốc mà mình mong muốn:
Ở các doanh nghiệp quy mô lớn (cỡ tập đoàn), vị trí Giám đốc chưa phải là cấp quản lý cao nhất, vì trên họ còn có Tổng Giám đốc, còn có Hội đồng quản trị. Nhưng khi được chọn vào vai trò Giám đốc tại đây, năng lực của bạn cũng đã thuộc hàng “thượng thừa”, đã hội tụ đầy đủ tố chất cho những nhiệm vụ quản lý tầm vĩ mô. Ưu điểm là bạn sẽ hưởng quyền và lợi ích cấp cao nhưng chỉ cần chuyên tâm cho chuyên môn thế mạnh, còn những chuyên môn khác đã có đồng nghiệp khác lo.
Muốn trở thành Giám đốc theo con đường này, điều quan trọng là bạn phải chọn đúng chuyên môn mà mình giỏi nhất. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” đi lên từ vị trí nhân viên, chuyên viên, trưởng nhóm, rồi phó / trưởng phòng ngay tại doanh nghiệp đó để tích lũy kinh nghiệm và chờ đề bạt. Nếu muốn đẩy nhanh tiến độ thì bạn có thể từ vị trí trưởng nhóm, hoặc phó / trưởng phòng ứng tuyển vị trí Giám đốc ở doanh nghiệp khác.
Để tiết kiệm nguồn vốn thành lập và vận hành doanh nghiệp, bạn có thể tập hợp một vài người bạn cùng chí hướng, có năng lực chuyên môn ở nhiều khía cạnh khác nhau để cùng nhau thành lập doanh nghiệp riêng. Tùy theo sự thỏa thuận hoặc dựa theo mức độ góp vốn mà vị trí Giám đốc sẽ được thống nhất trao cho một trong số những người đồng sáng lập (Co-founder).
Cách làm này giúp cho quá trình khởi nghiệp được diễn ra nhanh hơn, tuy nhiên, trong mọi quyết định của bạn – dù ở vị trí Giám đốc – đều cần có sự thống nhất hoặc đạt tỷ lệ tán thành từ những người đồng sáng lập. Chức danh Giám đốc chủ yếu để thể hiện tên người đại diện về mặt pháp lý khi thành lập doanh nghiệp, còn quyền hạn thì có chút hạn chế.
Tự mình làm chủ, tự mình quyết định, tự minh linh hoạt xử lý công việc chính là điều mà những bạn có chí hưởng trở thành Giám đốc doanh nghiệp mong muốn. Đồng nghĩa, bạn phải tự mở công ty bằng chính nguồn vốn của mình hoặc nguồn vốn huy động từ các quỹ khởi nghiệp hoặc từ các mối quan hệ gia đình, bạn bè.
Ưu điểm của con đường này là bạn sẽ nâng cao sự chủ động trong kinh doanh vận hành doanh nghiệp, không phải chờ đợi ai cũng không phải lo thuyết phục ai mà làm lỡ mất thời cơ kinh doanh. Nhưng nhược điểm là bạn sẽ:
Bỏ ra số tiền đầu tư lớn hoặc gánh trên vai khoản nợ phải trả cho những nguồn vốn kêu gọi được
Tự mình xoay xở, quyết định mọi việc trong khi mỗi người chúng ta chỉ giỏi ở một vài khía cạnh chuyên môn nhất định
Đối mặt khó khăn, thử thách một mình, rất dễ căng thẳng, mệt mỏi, cô đơn.
Nếu ví doanh nghiệp như một “con tàu” thì Giám đốc chính là “thuyền trưởng” của con tàu đó. Đảm nhận vị trí này, bạn vừa là người hoạch định quyết sách phát triển, vừa chịu trách nhiệm về hiệu quả của những quyết sách đó. Vì vậy, trong các tố chất dẫn lối trở thành giám đốc tài năng, quân sư Uptalent luôn đề cao kinh nghiệm chuyên môn và năng lực quản lý. Cả hai yếu tố này đều cần thời gian để tích lũy, gian nan để rèn luyện, và sự kiên định vững vàng.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet