- 420k
- 1k
- 870
Công việc giám đốc kinh doanh cần thực hiện chính là tìm kiếm và thu hút các khách hàng tiềm năng tới mua hàng của doanh nghiệp. Họ cũng là người trực tiếp thực hiện tối đa hóa lợi nhuận cho công ty thông qua những chiến lược kinh doanh phù hợp, giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu và doanh số đề ra.
Giám đốc kinh doanh cần đặt mình vào địa vị của khách hàng để đưa ra những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất tới người tiêu dùng. Khách hàng thường có kỳ vọng lớn khi trải nghiệm các dịch vụ. Vì thế, cần tìm hiểu xem xu hướng thị trường hiện nay khách hàng muốn sử dụng dịch vụ nào, ở đâu,... và chính các giám đốc kinh doanh là những người cần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn từ khách hàng.
Một CCO tài năng sẽ có hướng nghiên cứu thị trường và khách hàng phù hợp. Ngoài ra, họ cũng xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho doanh nghiệp, đề xuất những biện pháp thu hút khách hàng tới sản phẩm của doanh nghiệp. Chỉ những giám đốc điều hành kinh doanh có định hướng tìm kiếm và thu hút phù hợp thì doanh nghiệp mới đạt được những thành công lớn trong kinh doanh và xây dựng nên những giám đốc kinh doanh giỏi.
Trước hết, tất cả các doanh nghiệp hiện nay đều cần coi “khách hàng là thượng đế”, vì thế các CCO cần bao quát các thông tin và xu hướng để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Công việc giám đốc kinh doanh cần những cá nhân có tầm nhìn xa và khả năng phán đoán thị trường và xu hướng tiêu dùng chính xác. Việc này giúp doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng trên mọi phương diện theo đúng nhu cầu và thị hiếu khách hàng.
Các số liệu kinh doanh bao gồm doanh thu định kỳ, lợi nhuận kinh doanh và các khách hàng tiềm năng, số lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ,...Các giám đốc điều hành kinh doanh là người trực tiếp bao quát số liệu này và báo cáo lên ban giám đốc điều hành. Từ đó, đánh giá và đưa ra những phương hướng kinh doanh phù hợp trong thời gian tới nhằm thu hút khách hàng.
Công việc giám đốc kinh doanh đóng vai trò chuyển tiếp các số liệu kinh doanh từ nhân sự, chuyển hóa thành các thống kê và báo cáo trực tiếp tới cấp trên. Tư đó, xây dựng được các phương án cụ thể để duy trì khách hàng cũ và thu hút các khách hàng tiềm năng.
Công việc không thể thiếu được của các giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp chính là phát triển, duy trì các mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Đối tác chính là yếu tố quan trọng cho sự đi lên của doanh nghiệp và hỗ trợ để có được kết quả có lợi cho mình.
Ngoài ra, giám đốc kinh doanh cũng là những người thu hút khách hàng tiềm năng để hút đầu tư, thu về lợi nhuận cho cả hai bên. Do đó, đây là lĩnh vực rất quan trọng của CCO để phát triển doanh nghiệp. Công việc này chính là chìa khóa để doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng với những nhà đầu tư chiến lược, những mối quan hệ với các đối tác giàu tiềm năng.
Công việc giám đốc kinh doanh giúp thu hút được các đối tác lớn, giàu kinh tế, tiềm năng lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Việc thu hút được những đối tác lớn cũng góp phần xây dựng uy thế mạnh tới khách hàng trong chiến lược marketing. Qua đó, niềm tin và uy tín của doanh nghiệp tới khách hàng ngày càng được nâng tầm. Thương hiệu doanh nghiệp sẽ được biết tới nhiều hơn trên thị trường và bật lên so với nhiều đối thủ khác cùng mặt hàng.
Một giám đốc điều hành kinh doanh thành công hay thất bại đều có liên hệ trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp. Họ có quan hệ rộng rãi với khách hàng, nắm các thông tin mà nhu cầu khách hàng để đưa ra những chính sách phù hợp, xây dựng những lợi thế cạnh tranh. Có thể nói, giám đốc kinh doanh có ảnh hưởng quyết định tới thành bại của doanh nghiệp, vị trí “dưới 1 người mà trên vạn người”.
Tuy không phải người trực tiếp quản lý đội ngũ nhân sự, giám đốc kinh doanh là người đứng đầu trực tiếp truyền cảm hứng xây dựng tinh thân là việc nhân viên. Công việc giám đốc kinh doanh thể hiện ở công tác kiểm soát tài chính và thông tin khách hàng, CCO là người đưa tới nhân viên những thông tin khách hàng quý báu. Qua đó, định hướng hoạch định chiến lược cho từng phòng ban, từng giai đoạn cụ thể.
Giám đốc kinh doanh sẽ thực hiện làm gương cho nhân sự kinh doanh, thực hiện các chế độ khen thưởng, phạt cho phù hợp với nhân sự. Một nhà lãnh đạo xuất sắc sẽ chính là tấm gương tốt nhất để nhân viên học tập và noi theo.
Trong doanh nghiệp, giám đốc kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn. Họ được xem như con át chủ bài quyết định tới sự thành bại trong kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp cần hết sức chú trọng tới việc đào tạo và nâng tầm giám đốc kinh doanh, khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Nguồn ảnh: Internet
Cùng tham khảo những bài học về nghệ thuật quản lý do HRchannesl chia sẻ tại đây Nghệ thuật quản lý.