- 420k
- 1k
- 870
Giám đốc điều hành có tên tiếng anh là Chief Executive Officer (CEO) là giám đốc cấp cao nhất trong một doanh nghiệp. Họ là người đứng đầu, là cầu nối giữa ban lãnh đạo và các cấp thấp hơn. CEO chịu trách nhiệm cho thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp. Một trong những nhiệm vụ chính của Giám đốc điều hành là duy trì và thực thi các chính sách được đưa ra bởi lãnh đạo (hay chính là chủ tịch hội đồng quản trị).
Vai trò và nhiệm vụ của giám đốc điều hành có thể khác nhau tùy theo quy mô và cấu trúc của doanh nghiệp. Trong những doanh nghiệp nhỏ, vai trò của CEO liên quan nhiều hơn đến các hoạt động kinh doanh và quản lý trực tiếp. Trong những doanh nghiệp lớn, vai trò của CEO liên quan nhiều hơn đến các chiến lược cao cấp quyết định sự tăng trưởng chung của doanh nghiệp.
Cụm từ giám đốc điều hành bắt nguồn từ Hoa Kỳ, sau đó dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Ở nhiều doanh nghiệp, Giám đốc điều hành thường chính là chủ tịch hội đồng quản trị.
Mặc dù vai trò và nhiệm vụ của giám đốc điều hành có thể không giống nhau giữa các doanh nghiệp, họ vẫn là những nhân tố chủ chốt trong hoạt động kinh doanh. Dưới đây sẽ giải thích cho người đọc hiểu tại sao nói CEO là nhân tố then chốt quyết định thành bại của doanh nghiệp.
Giám đốc điều hành là người xác định tầm nhìn cho doanh nghiệp. Với bất cứ một doanh nghiệp nào, tầm nhìn là không thể thiếu. Chính vì thế CEO cần có tầm nhìn xa, chiến lược tốt để đưa doanh nghiệp đi lên và vươn xa hơn.
Trong nền kinh tế liên tục thay đổi, với tốc độ phát triển nhanh chóng, doanh nghiệp thường quên đi mục đích hoạt động ban đầu. Điều này có thể ảnh hưởng tới con đường kinh doanh. Một tầm nhìn rõ ràng sẽ đảm bảo những mục tiêu cốt lõi luôn được đặt lên hàng đầu, cũng như những giá trị được thấu hiểu. Từ đó, toàn bộ hoạt động đều hướng tới những mục tiêu dài hạn trong tương lai.
Nhân lực chính là nguồn vốn lớn nhất của doanh nghiệp. Để đạt được những mục tiêu dài hạn, mọi cá nhân đều cần tham gia đóng góp. Một tầm nhìn tốt sẽ giúp tạo ra năng lượng, phát triển ý tưởng và truyển cảm hứng, tạo ra một môi trường làm việc tích cực với hiệu suất cao. Nếu không có tầm nhìn xây dựng văn hóa làm việc tốt nhất có thể người đứng đầu dễ mất đi những nhân viên ưu tú chính là cánh tay đắc lực để phát triển.
Do đó, có thể thấy, vai trò của Giám đốc điều hành là vô cùng quan trọng.
Xem thêm >>> Top 30 CEO và những câu nói nổi tiếng
Giám đốc điều hành đứng đầu các hoạt động kinh doanh thường nhật, thực hiện các kế hoạch, quản lý nguồn nhân lực và tài chính của doanh nghiệp. GĐĐH giám sát việc thiết kế, marketing, quảng cáo, vận chuyển và chất lượng chương trình, sản phẩm và dịch vụ.
Giám đốc điều hành giám sát, định hướng và đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như hiệu suất làm việc của nhân sự trong doanh nghiệp, bao gồm các giám đốc cấp cao, các quản lý cấp cao, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức báo cáo. GĐĐH cũng sẽ tham gia vào việc hỗ trợ các nhân viên cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ.
GĐĐH là người nhận báo cáo từ nhiều vị trí cấp cao như giám đốc tài chính (CFO), giám đốc vận hành (COO), giám đốc marketing (CMO) các bộ phận kinh doanh, marketing, sản phẩm, kỹ thuật, dịch vụ khách hàng.
Giám đốc điều hành có quyền hạn xử lý nhiều hoạt động kinh doanh mà không cần thông qua hội đồng quản trị. Tuy nhiên, đối với những quyết định quan trọng, họ cũng sẽ là người đưa ra những cố vấn hữu ích. Họ nắm rõ về hoạt động kinh doanh cũng như những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. CEO trực tiếp điều hành và quản lý việc thực hiện các chiến lược chung. Họ có thể cung cấp cho lãnh đạo những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định một cách chính xác nhất.
>>> Tham khảo thêm: CEO là gì? CEO cần sở hữu tố chất nào?
Ngoài những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giám đốc điều hành còn tham gia tuyển dụng cũng như giữ chân những nhân sự chủ chốt cấp cao.
Những vị trí cấp cao này có nhiệm vụ đưa ra cố vấn cho GĐĐH trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể: như giám đốc tài chính (CFO) đưa ra cố vấn về tài chính, giám đốc marketing (CMO) đưa ra cố vấn về marketing,... Giám đốc điều hành và các giám đốc này làm việc trên cơ sở hỗ trợ lẫn nhau vì sự phát triển của doanh nghiệp.
Do CEO làm việc trực tiếp với những vị trí này, họ sẽ tham gia vào quá trình tuyển dụng nhằm đảm bảo chất lượng của nhân sự được tuyển, cũng như đưa ra những quyết định phù hợp nhằm giữ chân nhân tài.
Giám đốc điều hành đại diện cho doanh nghiệp tham gia các sự kiện trong ngành công nghiệp hoặc của các hiệp hội, nhóm kinh doanh. Những hoạt động này có thể giúp họ nâng cao khả năng lãnh đạo, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp cũng như đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
Giám đốc điều hành còn đại diện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các trách nhiệm với xã hội, các hoạt động cộng đồng tại địa phương hoặc cấp quốc gia.
Đối với một doanh nghiệp, Giám đốc điều hành thường là người được biết đến nhiều nhất.
Không chỉ điều hành và duy trì các hoạt động kinh doanh hiện có, giám đốc điều hành còn chịu trách nhiệm cho sự đi lên của doanh nghiệp. Họ thực hiện các phân tích, đưa ra các dự báo, chiến lược, hướng đi mới nhằm phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, lôi kéo khách hàng tiềm năng từ đó tăng trưởng doanh thu.
CEO tạo ra một môi trường làm việc liên tục thay đổi, liên tục học hỏi, giúp doanh nghiệp luôn phát triển, đồng thời nâng cao kỹ năng và khả năng của nhân viên.
Trong một nền kinh tế luôn vận động và đổi mới, bất cứ doanh nghiệp nào giậm chân tại chỗ và bảo thủ không chịu thay đổi đều có nguy cơ bị đào thải. CEO là người đảm bảo chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường.
Xem thêm >>> Mách bạn bí quyết trở thành giám đốc điều hành chuyên nghiệp
Một người có thể kiêm nhiệm hai vị trí là giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị. Tuy nhiên, đây là hai vị trí tách biệt. CEO là người đưa ra quyết định cao nhất về hoạt động kinh doanh trong khi chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm quản lý toàn bộ doanh nghiệp và đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư nhằm duy trì nguồn vốn.
Vị trí chủ tịch hội đồng quản trị thường vượt trội hơn GĐĐH về mặt kỹ thuật do họ không thể đưa ra các quyết định lớn mà không có sự đồng thuận của hội đồng quản trị. Về lý thuyết, chủ tịch hội đồng quản trị có thể lãnh đạo doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ thường không tham gia vào các hoạt động kinh doanh cụ thể. Do đó, CEO thường có quyền hạn độc lập và có thể linh hoạt trong điều hành doanh nghiệp.
Nếu bạn đọc có bất cứ câu hỏi hay góp ý nào, xin hãy tham gia vào phần bình luận trong comment phía dưới bài viết nhé.
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet