- 420k
- 1k
- 870
Có lẽ bạn đã không ít lần nghe tới từ Founder khi tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh hay các công ty khởi nghiệp. Vậy Founder là gì? Làm sao để trở thành Founder? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau đây của Ms Uptalent để có câu trả lời đầy đủ nhất nhé!
MỤC LỤC:
1- Founder là gì?
2- Phân biệt Founder với Owner, CEO hay Managing Director
3- Công việc của một Founder
4- Phẩm chất cần có của Founder là gì?
5- Làm thế nào để trở thành một Founder?
>>> Xem thêm: Việc làm Manager
Founder được hiểu là người sáng lập. Họ là người tạo ra cơ sở hay thiết lập nên một điều gì đó.
Trong lĩnh vực kinh doanh thì Founder là người thành lập nên doanh nghiệp. Họ đưa ra ý tưởng, đầu tư nguồn lực, tìm kiếm nguồn vốn và chấp nhận các rủi ro để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động.
Từ ý tưởng kinh doanh ban đầu, Founder sẽ vận dụng các kỹ năng, kiến thức của mình để hình thành nên doanh nghiệp và đạt tới thành công.
Có thể nói, Founder là người hiểu rõ về doanh nghiệp nhất. Họ có niềm tin mạnh mẽ vào ý tưởng của mình và sự kiên trì, bền bỉ trước những khó khăn khi doanh nghiệp mới thành lập.
Founder, Owner, CEO và Managing Director đều là những người giữ vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của những tên gọi này rất khác biệt.
Nếu như Founder có thể là một Owner, CEO hay Managing Director thì ngược lại lại không đúng. Bởi một Owner, CEO hay Managing Director chưa chắc đã là Founder.
Cụ thể:
- Owner được hiểu là chủ sở hữu. Khi nói đến Owner bạn có thể hiểu là một người hay một nhóm người cùng giữ quyền sở hữu doanh nghiệp. Thực tế, một Owner chưa chắc đã là người sáng lập ra công ty mà họ chỉ tham gia góp vốn.
- CEO và Managing Director (MD) được hiểu là Giám đốc điều hành. Đây là vị trí giữ vai trò quản lý cao nhất trong doanh nghiệp. Thực tế, hai chức danh này tương đương và có thể sử dụng thay thế cho nhau. Điểm khác biệt giữa chúng chỉ nằm ở các nước nói tiếng Anh. Trong đó, MD được sử dụng phổ biến tại Anh, còn CEO thường được sử dụng nhiều tại Mỹ.
Khi đã trở thành Founder bạn có trách nhiệm thực hiện những công việc chính sau:
- Đưa ra ý tưởng, hoạch định chiến lược và thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh cho doanh nghiệp.
- Lãnh đạo toàn bộ doanh nghiệp, huy động vốn và đưa ra những quyết định quan trọng.
- Triển khai thực hiện các chiến lược đã xác định từ trước nhằm mang lại doanh thu, lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.
- Giải quyết và quản lý hiệu quả các rủi ro cũng như những thách thức doanh nghiệp gặp phải.
>>> Bạn có thể xem thêm: Co-founder là gì? Founder là gì? So sánh Co-founder và Founder
Founder là người lập nên một doanh nghiệp, tổ chức. Họ cũng chịu trách nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức đó đạt được thành công.
Một Founder muốn khởi nghiệp thành công cần có những phẩm chất quan trọng sau đây:
Khởi nghiệp thành công không phải là việc dễ dàng. Trong suốt giai đoạn đầu mới thành lập doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều gian nan, trắc trở.
Khi đó, chỉ những Founder thực sự đam mê, khát khao việc trải nghiệm và học hỏi mới có đủ bản lĩnh vượt qua giai đoạn này để đạt tới thành công.
Với một doanh nghiệp hay tổ chức mới thành lập thì tương lai là điều gì đó vô cùng mơ hồ. Lúc này, Founder phải là người quyết đoán và có niềm tin vào tương lai của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chính sự quyết đoán, ý chí kiên định còn là yếu tố giúp Founder vượt lên khỏi những khó khăn, gian nan trên con đường khởi nghiệp.
Môi trường khởi nghiệp có sự cạnh tranh rất khốc liệt. Vì vậy, Founder phải tự tin vào doanh nghiệp mình đang xây dựng để có thể vững vàng chèo lái công ty đạt được thành công.
Không chỉ tự tin mà Founder còn phải có khả năng làm chủ cảm xúc bản thân và nắm bắt tốt cảm xúc của người khác.
Chính những phẩm chất này ở người sáng lập sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua những thử thách trong giai đoạn mới thành lập và ngày càng phát triển vững mạnh hơn.
Sự khôn ngoan có thể giúp Founder nắm bắt tốt tình hình thực tế của doanh nghiệp cùng những biến động trên thị trường. Từ đó, họ sẽ lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh cho phù hợp và có những điều chỉnh cần thiết để đưa doanh nghiệp phát triển.
Sự thông minh chưa đủ để Founder thuyết phục người khác tin tưởng vào họ. Bởi vậy, họ cần rèn luyện khả năng thuyết phục hiệu quả để có thể làm cho người khác tin tưởng và làm theo.
Nếu cứ mãi tuân theo những đường lối cũ kỹ thì một doanh nghiệp rất dễ gặp thất bại. Trong khi đó, sự sáng tạo có thể giúp Founder định hình và thiết lập tương lai dài hạn cho doanh nghiệp.
>>>> Bạn có thể quan tâm: Sự khác biệt giữa CEO và Founder
Với một Founder, tinh thần học hỏi là phẩm chất rất đáng quý. Thông qua việc không ngừng học hỏi họ có thể đưa doanh nghiệp vươn lên những tầm cao mới và giành được chiến thắng trong môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh.
Ngược lại, nếu Founder không quan tâm đến việc học hỏi, đổi mới thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng trì trệ, kém phát triển.
Nhà sáng lập cần có tầm nhìn xa rộng và khả năng quan sát tốt để có thể nắm bắt nhanh xu hướng, nhu cầu của thị trường. Từ đó, họ có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả và mang về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Một trong những phẩm chất nổi bật ở Founder là họ rất thích việc giao lưu, mở rộng mối các quan hệ. Chính những mối quan hệ này có thể là nguồn đầu tư hoặc hỗ trợ giá trị với họ trong quá trình khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp.
Sự liêm chính và minh bạch rất quan trọng với một Founder. Lý do là vì nó có thể giúp họ luôn thẳng thắn đưa ra ý kiến, hành động rõ ràng, dứt khoát. Nhờ vậy, doanh nghiệp mới có thể đạt tới những thành công to lớn hơn.
Nếu bạn có mong muốn trở thành một Founder trong tương lai thì sự chuẩn bị kỹ lưỡng luôn là điều cần thiết để tạo nên thành công.
Sau đây là những điều bạn nên tham khảo khi có ý định khởi nghiệp:
Khởi nghiệp luôn là điều rất khó khăn. Đặc biệt trong giai đoạn mới thành lập, doanh nghiệp của bạn sẽ phải trải qua rất nhiều những thăng trầm mới có thể đạt được sự ổn định để phát triển.
Vào thời điểm đó, những kinh nghiệm về chuyên môn và đời sống xã hội rất quý giá với bạn. Nó giúp bạn thêm tự tin, vững vàng hơn khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của riêng mình.
Ngay từ khi còn đi học, bạn nên tìm kiếm cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp startup tại những vai trò, ngành nghề bạn đang theo học. Nếu được làm việc trong những công ty như vậy, bạn sẽ có cơ hội được vận dụng những kiến thức chuyên môn vào thực tế và trở nên thành thạo hơn.
Làm việc tại doanh nghiệp startup mang đến cho bạn cơ hội giao lưu, gặp gỡ với những người có thể chuyên gia cố vấn tiềm năng cho mình sau này.
Thực tế cho thấy, các Founder luôn rất sẵn lòng chia sẻ cùng bạn những vấn đề về khởi nghiệp mà bạn không thể tự mình nhìn rõ được. Vì vậy, bạn nên chia sẻ cùng họ ý định thành lập doanh nghiệp của riêng mình vào thời điểm thích hợp.
Ngoài ra thì những giáo sư tại các trường đại học, bạn bè hay người thân đang làm việc trong ngành bạn quan tâm cũng là những người cố vấn tiềm năng.
Để điều hành một doanh nghiệp bạn cần phải học rất nhiều thứ, chẳng hạn như cách điều khiển hoạt động kinh doanh, khảo sát thị trường, quản lý tài chính, quản trị nhân sự,…
Do đó, việc tham gia các khóa học về lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp trở nên vô cùng hữu ích. Cho dù những khóa học này không thể mang tới cho bạn sự trải nghiệm thực tế nhưng nó lại cung cấp cho bạn các kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết về quy trình điều hành doanh nghiệp.
Sự kiện khởi nghiệp là nơi có thể cung cấp cho bạn nhiều kiến thức quý giá và những mối quan hệ chất lượng.
Bạn nên tìm hiểu và đăng ký tham gia các sự kiện được tổ chức tại khu vực của mình. Khi tham dự sự kiện, bạn nên chủ động kết nối với những người có cùng chí hướng và học hỏi từ những người khởi nghiệp thành công.
Hãy nhớ, chỉ nên tập trung vào những mối liên kết thực sự hữu ích thay vì cố gắng kết nối với nhiều người. Bạn nên quan tâm đến kết quả sau buổi trò chuyện thay vì quá coi trọng số lượng.
Việc thường xuyên theo dõi tin tức sẽ giúp bạn nắm bắt nhanh nhạy các xu hướng và biết được cách các công ty khác đang hành động.
Bên cạnh đó, bạn còn nắm bắt được những biến động, xu hướng trong ngành và tìm thấy nhiều cơ hội hấp dẫn từ thị trường.
Như vậy, Uptalent vừa giúp bạn tìm hiểu Founder là gì cũng như công việc, phẩm chất và cách để trở thành một Founder.
Thông thường, Founder sẽ phải trải qua rất nhiều thách thức trong quá trình thiết lập và điều hành doanh nghiệp ở giai đoạn mới thành lập. Do đó, bạn cần tìm kiếm những cộng sự tài năng, trung thành để tiến hành mọi việc dễ dàng hơn.
Hy vọng những gì Ms Uptalent vừa chia sẻ hữu ích với bạn. Từ đó, bạn cũng biết phải làm sao để trở thành Founder. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet