- 420k
- 1k
- 870
F&B hiện đang phát triển mạnh mẽ và là xu hướng kinh doanh phổ biến trong vài năm gần đây tại nước ta. Vậy bạn đã hiểu rõ F&B là gì? Xu hướng phát triển ngành F&B trong tương lai như thế nào? Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng này qua bài viết sau đây.
MỤC LỤC
1- F and B là gì?
2- Hiện trạng ngành F&B tại Việt Nam
3- Xu hướng phát triển ngành F&B
3.1- Phát triển kinh doanh hướng vào giới trẻ
3.2- Hướng đến nhu cầu ăn uống lành mạnh
3.3- Đẩy mạnh thanh toán online
3.4- Phân phối đa kênh
4- Cơ hội việc làm ngành F&B
Xem thêm: Tìm việc làm cấp cao tại HRchannels
F&B là viết tắt của Food and Beverage. Đây là một loại hình dịch vụ chuyên cung cấp đồ ăn, thức uống cho khách hàng.
Hiện tại, dịch vụ F and B được phân chia thành 3 nhóm chính:
- Phục vụ tại bàn (Waiter service): khách hàng sẽ được nhân viên phục vụ ngay tại bàn ăn.
- Tự phục vụ (Self service): khách hàng sẽ tự lấy khay, chọn phần ăn và các dụng cụ dao nĩa.
- Phục vụ hỗ trợ (Assisted service): khách hàng sẽ được phục vụ một phần bữa ăn tại bàn và tự phục vụ đối với các món ăn, thức uống tự chọn.
Thông thường, bạn có thể bắt gặp dịch vụ F&B tại các khách sạn từ 3 – 5 sao trở lên. Đối với các dịch vụ kinh doanh nhà hàng hay ăn uống độc lập thì bộ phận F&B cũng chỉ xuất hiện tại các cơ sở kinh doanh cao cấp.
Ngành F&B hiện là xu hướng kinh doanh hàng đầu bởi tốc độ phát triển nhanh chóng và tỷ suất lợi nhuận mà nó mang lại. Tuy nhiên, để có thể bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực này không hề đơn giản. Bạn sẽ phải hiểu rõ tính đặc thù của ngành, am hiểu cách quản lý F&B và nhanh nhạy nắm bắt các xu hướng mới.
Để có thể mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất, ngành F&B thường bao gồm các bộ phận chính sau:
- Nhà hàng (Restaurant): Đây là khu vực chuyên phục vụ các bữa ăn 24/24 chất lượng nhất cho khách hàng.
- Quầy Bar (Lobby bar): Đây là khu vực chuyên cung cấp đồ uống trong các nhà hàng và cũng là nơi để khách hàng giải trí và thư giãn.
- Dịch vụ phòng (Room service): Tại các khách sạn, dịch vụ phòng luôn hoạt động 24/24 để có thể đáp ứng toàn bộ các nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ phòng tại khách sạn từ 4 sao trở lên thường bao gồm các dịch vụ VIP khác như ăn uống tại phòng, trái cây, trà bánh,…
- Yến tiệc (Banquet): Đây là bộ phận cung cấp các dịch vụ liên quan đến tổ chức sự kiện hay các buổi tiệc. Bộ phận này mang lại nguồn doanh thu rất lớn cho các doanh nghiệp F&B.
- Dịch vụ cao cấp (Executive Lounge): Đây là bộ phận chuyên cung cấp các dịch vụ VIP tại những khách sạn 5 sao.
- Bếp (Kitchen): Đây là bộ phận đảm nhận việc chế biến ra những món ăn ngon và độc đáo tại các nhà hàng, khách sạn.
Có một điểm bạn cần lưu ý là F&B không phải ngành dịch vụ. Bởi vì ngành dịch vụ là một khái niệm tổng thể, nó bao gồm nhiều phân ngành và F&B chỉ là một ngành nhỏ của hệ thống ngành dịch vụ với vai trò đáp ứng các nhu cầu ăn uống của con người.
Có thể thấy, tiềm năng kinh doanh F&B tại Việt Nam là rất lớn. Bằng chứng cụ thể nhất là ngày càng có nhiều nhà hàng, quán ăn được mở khắp nơi. Các cơ sở kinh doanh này có thể đáp ứng được nhu cầu ăn uống đa dạng của nhiều nhóm khách hàng khác nhau.
Theo một dữ liệu thống kê cho thấy, Việt Nam hiện có trên 540.000 cửa hàng bán đồ ăn, thức uống. Trong đó, khoảng 278.424 cơ sở kinh doanh có quy mô siêu nhỏ, 153.576 cơ sở có quy mô nhỏ, 34.128 cơ sở quy mô vừa và 73.872 cơ sở có quy mô lớn. Những con số này vẫn tiếp tục gia tăng vì tiềm năng thị trường rất lớn.
Các nghiên cứu thị trường cũng chỉ ra, tổng mức chi tiêu cho dịch vụ ăn uống của người Việt khá cao, hơn 360 USD/tháng. Con số này cao hơn so với các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia.
Thị trường F&B tại Việt Nam được đánh giá có độ hấp dẫn nhất trên toàn cầu. Theo thống kê, mức đóng góp của ngành F&B vào tổng GDP quốc gia (2021) lên tới 15,8%. Trong đó, tổng chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống là 35%, chiếm tỷ trọng cao nhất.
Một trong những điểm mạnh của thị trường Việt Nam chính là cơ cấu dân số trẻ. Nhờ vậy, nền kinh tế luôn duy trì được mức tăng trưởng ổn định và ngành F&B cũng liên tục giữ được đà phát triển mạnh mẽ.
Mặt khác, các dự báo cũng cho thấy, ngành F&B tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trưởng. Các dịch vụ ăn uống được mở cửa rộng rãi, cùng với đó là chính sách kích cầu du lịch sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành F&B và các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành này.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp F&B đã đẩy mạnh việc sử dụng các công nghệ hiện đại để tạo ra những dịch vụ tiện nghi cho khách hàng. Một trong những dịch vụ nổi bật chính là giao đồ ăn tận nơi.
Quả thực, F&B hiện là thị trường vô cùng tiềm năng dành cho các nhà đầu tư và startup bởi tỷ suất lợi nhuận cực kỳ lớn. Nguyên nhân là vì giá vốn trong ngành này thường rất nhỏ, chỉ khoảng 30% giá trị sản phẩm, nên chỉ với nguồn vốn nhỏ và biết cách kinh doanh bạn có thể thu về khoản lợi nhuận rất lớn.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong ngành F&B rất gay gắt, tốc độ đào thải cũng siêu nhanh, chỉ cần bạn lơ là, chủ quan liền có thể thất bại.
Trước những biến động của nền kinh tế và xã hội, xu hướng phát triển của ngành F&B cũng có nhiều thay đổi. Cụ thể như sau:
Cơ cấu dân số nước ta là dân số trẻ. Trong đó, tỷ lệ dân số thuộc độ tuổi từ 16 – 30 vào khoảng 25% tổng dân số. Điều này tạo nên nền tảng vững chắc cho ngành F&B vươn lên một cách mạnh mẽ.
Không những thế, giới trẻ cũng là nhóm khách hàng quan trọng nhất trong ngành F&B của Việt Nam. Các dữ liệu cho thấy, nhu cầu ăn uống của giới trẻ không ngừng gia tăng, nhất là tại các thành phố lớn. Nhóm khách hàng có độ tuổi từ 15 – 25 chính là nhóm đối tượng mà doanh nghiệp F&B cần đặc biệt quan tâm.
Trên thực tế, giới trẻ tại Việt Nam sẵn sàng chi tiêu rất lớn cho các dịch vụ ăn uống. Bởi vậy, đây chính là nhóm khách hàng tiềm năng của các cơ sở kinh doanh đồ ăn, thức uống.
Trước những nguy cơ sức khỏe từ thực phẩm bẩn, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc ăn uống lành mạnh. Họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để nhận được những sản phẩm chất lượng, tốt cho sức khỏe. Do đó, các doanh nghiệp cần chú trọng khai thác thị trường này vì có tiềm năng phát triển rất tốt.
Sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng đã thúc đẩy ngành F&B của Việt Nam tập trung nhiều hơn vào các giá trị bền vững cũng như mở ra hướng kinh doanh mới cho các doanh nghiệp trong ngành. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc kinh doanh các sản phẩm hữu cơ, sản phẩm có nguồn gốc thực vật hay thành phần tốt cho sức khỏe hoặc các sản phẩm dành cho nhu cầu ăn kiêng.
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ vào việc thanh toán đã phổ biến hơn trước. Đặc biệt, giới trẻ hiện ưa chuộng hình thức thanh toán qua mã QR, ví điện tử hoặc các loại thẻ hơn sử dụng tiền mặt.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp F&B đang dần đổi mới để thích nghi với xu hướng của giới trẻ. Đây được xem là bước đi khôn ngoan giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn đẩy mạnh việc ứng dụng các phần mềm quản lý vào hoạt động bán hàng. Điều này có thể giúp họ tối ưu hoá hiệu quả hoạt động cũng như gia tăng doanh thu, lợi nhuận.
Người dùng ngày nay luôn tìm kiếm sự tiện ích. Bởi vậy, xu hướng phân phối đa kênh chính là giải pháp mà doanh nghiệp F&B nào cũng nên áp dụng để mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Dưới sự hỗ trợ của các nền tảng giao hàng như Grab Food, Now, Baemin,…, khách hàng không còn phải trực tiếp đến cửa hàng, quán ăn. Nếu có nhu cầu sử dụng sản phẩm họ có thể dễ dàng đặt mua dù đang ở bất cứ nơi nào.
Các chuyên gia nhận định, trong thời gian tới, ngành FandB sẽ tiếp tục có sự phát triển vượt trội sau thời gian chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong vòng 5 năm tới, ngành F&B Việt Nam sẽ cần tối thiểu 2 triệu nhân sự chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu công việc tại các nhà hàng, khách sạn.
Với triển vọng phát triển tốt, ngành FandB được dự đoán có thể mang tới cơ hội việc làm đa dạng cho những bạn yêu thích ẩm thực. Sau khi theo học ngành F&B, bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các vị trí như:
- Quản lý hoặc nhân viên giám sát tại các bộ phận như bartender, phục vụ bàn, nhà bếp,…
- Quản lý điều hành tại khách sạn, nhà hàng, resort,…
- Chuyên viên tổ chức, điều hành tại các địa điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống uống, nhà hàng, trung tâm tổ chức sự kiện,…
- Chuyên viên đào tạo, quản lý nhân sự hoặc chất lượng dịch vụ tại khách sạn, nhà hàng, cửa hàng FastFood.
- Chuyên viên marketing cho các khách sạn, nhà hàng.
- Giảng viên ngành quản trị khách sạn, du lịch, nhà hàng, dịch vụ ăn uống tại các trường Cao đẳng, Đại học.
- Tự kinh doanh độc lập như mở nhà hàng, quán cà phê và tự vận hành.
Bên cạnh việc có nhiều cơ hội việc làm thì ngành F&B còn mang đến cho bạn mức lương khá cao. Với vị trí Giám đốc, lương có thể từ 25 – 50 triệu/tháng. Vị trí quản lý có lương từ 15 – 30 triệu/tháng. Các vị trí nhân viên có mức lương từ 8 – 20 triệu/tháng tuỳ vai trò công việc. Ngoài lương, bạn còn có thể nhận được khoản thưởng lợi nhuận rất hấp dẫn.
Trên đây là một số thông tin về ngành F&B và xu hướng phát triển của ngành F&B mà Ms Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu đầy đủ F&B là gì và có thể phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet