maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Tư Vấn Nghề Nghiệp

Ngành F&B liệu có phù hợp với bạn?

Ngành F&B liệu có phù hợp với bạn?

Khi nhắc đến lĩnh vực nhà hàng, khách sạn hay kinh doanh thực phẩm bạn có thể bắt gặp các thuật ngữ như F&B, ngành F&B, kinh doanh F&B,… Vậy F&B là gì? Liệu bạn có phù hợp với ngành F&B? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Ms Uptalent.

MỤC LỤC
1- FnB là gì?
2- Mô tả công việc ngành FnB
3- Những tố chất và kỹ năng cần có khi làm trong ngành FnB
   
3.1- Kỹ năng giao tiếp
    3.2- Khả năng lãnh đạo
    3.3- Kỹ năng xử lý tình huống
    3.4- Khả năng làm việc nhóm
    3.5- Tỉ mỉ và cẩn thận trong từng chi tiết

4- KPI cho ngành nghề nghiệp cho ngành F&B

ngành F&B

1- FnB là gì? 

FnB là viết tắt của “Food and Beverage Service”, được hiểu là dịch vụ ẩm thực và ăn uống. Đây là loại hình dịch vụ kinh doanh ẩm thực rất phổ biến trong các khách sạn. Bên cạnh đó cũng có những đơn vị kinh doanh F&B độc lập như nhà hàng, bar, café, lounge, pub,…

Tuy nhiên với đặc tính bao gồm food (đồ ăn) và beverage (đồ uống), thì F&B thường được sử dụng trong các khách sạn nhiều hơn.

Tại các khách sạn, FnB chính là bộ phận chịu trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu ăn uống cho khách hàng lưu trú ở đó. Đồng thời, bộ phận này cũng cung cấp các dịch vụ khác như tổ chức các buổi tiệc, liên hoan, buffet cho các hội thảo hoặc tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách hàng.

Trong các khách sạn có quy mô lớn, thường từ 3 – 4 sao trở lên, bộ phận F&B còn chịu trách nhiệm về việc ăn uống cho nhân viên của khách sạn.

Dịch vụ F&B tại khách sạn và các đơn vị kinh doanh độc lập có nhiều điểm khác biệt. Tại khách sạn, FnB có thể là một nhà hàng sang trọng trong khuôn viên khách sạn, một quán café mở xuyên đêm hoặc có thể là một quán bar nhỏ cạnh hồ bơi,…

Trên thực tế, ngành FnB chỉ mới thực sự phát triển từ đầu thế kỷ 19 và đây là một ngành cung cấp dịch vụ phục vụ. Nói như vậy không có nghĩa F&B chính là ngành dịch vụ. Bởi vì ngành dịch vụ là một khái niệm tổng quát và F&B chỉ là một mảnh ghép trong tổng thể lớn đó. Cụ thể, FnB là dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống.

2- Mô tả công việc ngành FnB 

F&B là một khái niệm vô cùng rộng lớn. Bởi vậy, mỗi cá nhân tham gia vào ngành này sẽ đảm nhận những vai trò và nhiệm vụ riêng tuỳ thuộc vào bộ phận, vị trí công việc của họ.

Những việc làm hấp dẫn

Food and Beverage Manager

Hà nội, Hải Dương, Hưng Yên Dịch vụ khách hàng , Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống

Trưởng Bộ Phận F&B (Khách sạn)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Nhà hàng / Nghỉ dưỡng

QA Manager (F&B)

Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Sản Xuất , QA/QC

F&B Director (Hospitality)

Hà nội, Hồ Chí Minh, Đà nẵng Dịch vụ khách hàng , Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Quản lý điều hành

F&B Manager (Restaurant)

Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Dịch vụ khách hàng , Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Nhà hàng / Nghỉ dưỡng

Tuy nhiên, về cơ bản các công việc trong ngành FnB đều xoay quanh việc phục vụ và đáp ứng các nhu cầu ăn uống, ẩm thực của khách hàng. Một số công việc điển hình trong ngành F&B có thể kể đến như:

- Chuẩn bị, setup các bàn ăn, thực phẩm, thức uống để phục vụ khách hàng.

- Đón tiếp khách hàng, ghi nhận các thông tin đặt bàn hay món ăn, thức uống mà khách yêu cầu.

- Quản lý cơ sở vật chất, dụng cụ và các thiết bị phục vụ cho công việc FnB.

- Chế biến, vận chuyển đồ ăn, thức uống và phục vụ dịch vụ ăn uống tại khách sạn.

- Cung cấp các dịch vụ bổ sung như buffet, tiệc theo yêu cầu của khách hàng.

Cho dù mỗi cá nhân trong ngành F&B có thể đảm nhận những vai trò riêng và vì vậy mà công việc họ thực hiện sẽ khác nhau, nhưng điểm chung của họ là đều hướng tới việc mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và thúc đẩy khách hàng tiếp tục tìm đến dịch vụ của mình.

Bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc phổ biến trong ngành FnB sau đây để hiểu rõ hơn mô tả công việc của ngành này.

+ Giám đốc bộ phận FnB

Giám đốc F&B là người có trách nhiệm quản lý và thực thi các chính sách, quy định của khách sạn, nhà hàng sao cho các bộ phận trong doanh nghiệp có thể phối hợp nhuần nhuyễn hiệu quả trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Giám đốc F&B phải chịu áp lực công việc rất lớn. Họ cần tìm mọi cách để đạt được các mục tiêu về chất lượng phục vụ và mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận. 

+ Trợ lý giám đốc

Nhiệm vụ của Trợ lý giám đốc là tổ chức công việc, giám sát và đào tạo nhân viên phục vụ nhằm đảm bảo việc cung cấp đồ ăn, thức uống luôn nhanh chóng, khiến khách hàng hài lòng. Bên cạnh đó, họ cũng thực hiện các nhiệm vụ được giao, hỗ trợ giám đốc bộ phận và thay thế xử lý công việc khi giám đốc vắng mặt.

+ Quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động trong nhà hàng, bao gồm quản lý nhân viên, cơ sở vật chất và chịu trách nhiệm về việc vận hành cũng như cung cấp dịch vụ. Họ cũng là người giải quyết các sự cố, khiếu nại của khách hàng sao cho ổn thoả nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn thuận lợi, hiệu quả.

+ Trưởng nhóm phục vụ

Trưởng nhóm phục vụ có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn cách chăm sóc khách hàng cho nhân viên bộ phận phục vụ. Đồng thời, họ cũng phải giám sát quá trình làm việc của nhân viên nhằm đảm bảo khách hàng được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất và khiến họ cảm thấy hài lòng với các dịch vụ của doanh nghiệp.

+ Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn

Trách nhiệm của Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn là giám sát quá trình tiếp nhận thông tin đặt bàn. Họ cũng phải phối hợp cùng các bộ phận khác để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và nhanh chóng xử lý khi phát sinh các sự cố.

+ Phục vụ, bồi bàn

Đây là vị trí trực tiếp đảm nhận việc phục vụ các khách hàng của doanh nghiệp. Công việc này yêu cầu người phụ trách phải am hiểu nghiệp vụ nghề nghiệp. Đồng thời, họ còn phải phối hợp cùng bộ phận bếp để đảm bảo đồ ăn, thức uống của khách luôn được mang lên liên tục.

+ Nhân viên pha chế

Công việc của Nhân viên pha chế là thực hiện các món đồ uống theo yêu cầu của khách hàng. Họ thường làm việc tại các quầy bar hoặc quầy đồ uống trong các nhà hàng, khách sạn, quán bar, pub. 

Để làm công việc này, bạn cần am hiểu kiến thức về pha chế và phải có cá tính riêng cùng sự nhanh nhẹn, linh hoạt. 

+ Lễ tân

Nhiệm vụ của Lễ tân là trực sảnh và phục vụ đồ uống cho khách hàng như trà, cafe, nước suối,… Đồng  thời, nhân viên Lễ tân cũng chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin của khách hàng để cung cấp cho các bộ phận khác, xử lý hồ sơ thanh toán và là đầu mối giao tiếp với khách hàng.

những tố chất và kỹ năng cần có khi làm trong ngành f&b

3- Những tố chất và kỹ năng cần có khi làm trong ngành FnB 

Ngành F&B chịu sự cạnh tranh rất gay gắt. Do đó, bạn cần có những tố chất và kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc được giao.

Dưới đây là những kỹ năng, tố chất cần có khi làm trong ngành FnB:

3.1- Kỹ năng giao tiếp 

Đối tượng khách hàng mỗi ngày trong ngành FnB vô cùng đa dạng với nhiều khác biệt về nghề nghiệp, thu nhập, vùng miền, lối sống,… Bởi vậy, để làm việc trong ngành này đòi hỏi bạn phải có khả năng giao tiếp tốt. Với sự khéo léo, kiên nhẫn, thân thiện, vui vẻ, chắc chắn bạn sẽ làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.

3.2- Khả năng lãnh đạo 

Đây được xem là kỹ năng rất quan trọng với những nhà quản lý ngành F&B. Kỹ năng này sẽ giúp họ tổ chức công việc hợp lý, hiểu được nhân viên, thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nội bộ một cách hiệu quả.

Không phải ai cũng có khả năng lãnh đạo thiên bẩm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nỗ lực rèn luyện mỗi ngày để làm chủ được kỹ năng này.

3.3- Kỹ năng xử lý tình huống 

Việc phát sinh các tình huống bất ngờ trong ngành FnB là điều không thể tránh khỏi. Nguyên nhân có thể đến từ phía nhà hàng, khách sạn hoặc từ khách hàng. 

Tuy nhiên, bất kể là vì nguyên nhân nào bạn cũng phải xử lý một cách khéo léo để không làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà hàng, khách sạn và có thể khiến khách hàng hài lòng. Nếu sự việc nghiêm trọng, bạn cần nhanh chóng trao đổi với cấp trên và các bộ phận liên quan để tìm ra phương án xử lý tốt nhất.

3.4- Khả năng làm việc nhóm 

Trong ngành FnB, kỹ năng làm việc nhóm đặc biệt quan trọng. Có rất nhiều việc nếu bạn không biết cách phối hợp với những nhân viên, bộ phận khác thì công việc không thể hoàn thành được.

Bởi vậy, bạn cần chú trọng rèn luyện khả năng làm việc nhóm, sẵn sàng chấp nhận những khác biệt và dám đương đầu với những xung đột thay vì tránh né. 

3.5- Tỉ mỉ và cẩn thận trong từng chi tiết 

F&B là lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi sự tinh tế và linh hoạt cao. Bạn cần vượt qua được những tư tưởng cá nhân để có thể phục vụ khách hàng tốt nhất. Quan trọng hơn là bạn phải luôn tỉ mỉ và cẩn thận trong từng chi tiết.

Khi nào bạn có thể phục vụ khách hàng bằng cả trí óc và trái tim thì lúc đó bạn mới thực sự mang đến những dịch vụ chất lượng và đem về lợi ích tài chính tối ưu cho doanh nghiệp. 

4- KPI cho ngành F&B

Có rất nhiều chỉ tiêu KPI khác nhau được sử dụng để đánh giá hiệu suất kinh doanh ngành F&B. Sau đây là những chỉ số KPI quan trọng nhất:

4.1- Doanh thu trên mỗi giờ lấp đầy chỗ ngồi (RevPASH)

Thể hiện doanh thu nhà hàng kiếm được mỗi giờ lấp đầy chỗ ngồi. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định thời gian bán chạy nhất và hiệu quả của việc sắp xếp chỗ ngồi.

4.2- Doanh thu trên mỗi mét vuông kinh doanh (RevPAM)

Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng doanh thu chia cho tổng diện tích khu vực ăn uống của nhà hàng. Chỉ số này càng cao tức là khả năng phục vụ và chất lượng thực phẩm của nhà hàng càng tốt.

4.3- Doanh thu trung bình mỗi bàn

Chỉ số này được dùng để đo lường doanh số trung bình trong tháng của mỗi bàn. Kết quả đo lường càng cao càng cho thấy sự yêu thích lớn đối với vị trí đặt bàn đó.

4.4- Lượng ăn uống

KPI này thể hiện mức chi tiêu của khách hàng. Đồng thời nó cũng cho thấy hiệu quả các giao dịch, giảm giá và các combo nhà hàng đang cung cấp.

4.5- Tỷ lệ hủy đặt chỗ

Chỉ số này càng cao cho thấy khách hàng đang có nhiều lựa chọn khác hoặc kênh truyền thông của nhà hàng đang gặp vấn đề nào đó.

4.6- Tỷ lệ đặt bàn online

Việc thường xuyên nhận được các lịch đặt bàn qua điện thoại hoặc trực tuyến cho thấy tên tuổi của nhà hàng đã vươn xa ra các khu vực khác.

4.7- Số lượng khách mỗi bàn

Chỉ số này thể hiện số lượng khách hàng trên một bàn hoặc số lượng khách đã thanh toán một hoá đơn nhất định. Dựa vào KPI này, nhà hàng có thể theo dõi số lượng khách hàng và quy mô của từng nhóm khách đã từng phục vụ.

4.8- Tỷ lệ sử dụng dịch vụ ăn uống

KPI này đo lường số lần khách hàng ghé qua nhà hàng và đặt một món ăn chính trong menu.
 
tỷ lệ sử dụng dịch vụ ăn uống

4.9- Số lượng khách hàng

Chỉ số này cho thấy tổng số lượng khách hàng đã được phục vụ. Doanh nghiệp có thể so sánh các báo cáo ngày, tuần và tháng để biết được ngày nào đông khách và tìm kiếm phương án tăng lượng khách vào những ngày ít khách.

4.10- Khách hàng hài lòng về tốc độ phục vụ

KPI này được dùng để đánh giá khả năng chế biến và ứng biến của đầu bếp với yêu cầu của khách hàng.

4.11- Phản hồi tích cực từ khách

Chỉ số này giúp đánh giá mức độ hiệu quả của nhà hàng trong việc mang đến cho khách một trải nghiệm dịch vụ ăn uống tuyệt vời. Tỷ lệ này càng cao tức là khách hàng của bạn càng hài lòng với dịch vụ bạn cung cấp.

4.12- Khiếu nại theo đơn đặt hàng của nhà hàng

Những lời phàn nàn của khách hàng là điều khó tránh. Tuy nhiên, nếu tần suất này quá lớn, bạn sẽ phải chú ý và tìm hiểu nguyên nhân.

4.13- Tiền hoa hồng từ mỗi đơn hàng

KPI này được tính bằng cách thể hiện số tiền tip thu được theo tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị của các hóa đơn. Chỉ số này giúp đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ đang được cung cấp.

4.14- Hiệu suất phục vụ bàn của nhân viên

Chỉ số này cho thấy số lượng bàn trung bình được phục vụ bởi một nhân viên trong khoảng thời gian nhất định.

4.15- Tỷ lệ từ chối phục vụ món

KPI này được sử dụng để hạn chế việc từ chối phục vụ khách hàng vì không có sẵn hoặc hết hàng.

4.16- Thời gian mỗi lượt bàn

Chỉ số này thể hiện lượng thời gian mà khách thường ngồi tại quán.

4.17- Các món mới trong menu

Các món ăn mới luôn thu hút khách hàng tìm tới để trải nghiệm. Vì vậy, các nhà hàng cần liên tục đưa ra các món ăn mới để giữ chân khách hàng.

4.18- Tỷ lệ nhân viên phục vụ trực tiếp

KPI này thể hiện tỷ lệ phần trăm nhân sự phục vụ trong tổng số lực lượng lao động tại nhà hàng. Con số này phải phù hợp với nhu cầu của nhà hàng và phải trong một phạm vi nhất định.

4.19- Áp dụng các nguyên tắc về an toàn và vệ sinh nơi làm việc

áp dụng các nguyên tắc về an toàn và vệ sinh nơi làm việc
Việc tuân thủ các nguyên tắc về an toàn vệ sinh nơi làm việc rất quan trọng với ngành F&B. Nếu vệ sinh kém, nhà hàng có thể bị tổn hại nghiệm trọng về hình ảnh và danh tiếng.

4.20- Nhà hàng áp dụng các nguyên tắc lập kế hoạch thực đơn

Vấn đề tuân theo các nguyên tắc lập kế hoạch thực đơn rất được coi trọng trong ngành FnB. Bởi vì, nó cho thấy hiệu suất và mức độ hiếu khách của bạn so với những người khác trong doanh nghiệp.

4.21- Áp dụng các nguyên tắc quản lý quá trình mua hàng

Đây là yếu tố có thể giúp doanh nghiệp xếp trên đối thủ cạnh tranh. Việc tuân theo các phương pháp được tiêu chuẩn hóa có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giảm chi phí, nâng cao hiệu suất.

4.22- Chất lượng sản phẩm đồng nhất

Tính đồng nhất về chất lượng sản phẩm cho thấy sự khác biệt về chất lượng thực phẩm với các đánh giá trung bình. Chẳng hạn, một nhà hàng có nhiều địa điểm kinh doanh thì cách trình bày và hương vị món ăn tại các cơ sở khác nhau đều phải giống nhau.

4.23- Thất thoát

Vấn đề lãng phí thực phẩm luôn là nỗi lo trong ngành FnB. Việc này xảy ra do định lượng nguyên vật liệu chưa chính xác hoặc món ăn đã làm xong nhưng khách bỏ về, không sử dụng cũng không thanh toán.

KPI này cho phép nhà hàng theo dõi và quản lý việc thất thoát một cách chặt chẽ nhằm ngăn chặn những thiệt hại.

4.24- Chi phí nguyên liệu cho mỗi món ăn

Nếu chỉ số này tăng cao, doanh nghiệp cần xem xét lại coi vấn đề ở đâu. Thông thường, nguyên nhân có thể do sự biến động giá trên thị trường hoặc quá trình làm việc nhà cung cấp thiếu hiệu quả.

4.25- Đồ uống thất thoát

Các thất thoát về đồ uống thường bị bỏ qua vì cho rằng thiệt hại không đáng kể. Tuy nhiên, nếu việc này diễn ra thường xuyên có thể gây ra những tổn thất lớn cho doanh nghiệp.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về ngành FnB mà bạn cần biết. Mong rằng qua bài viết của Ms Uptalent bạn đã hiểu được liệu mình có phù hợp với ngành này hay không. Chúc bạn có lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn và thành công trong sự nghiệp!
 

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.