- 420k
- 1k
- 870
Factory Manager là vị trí chịu trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động trong nhà máy sản xuất của doanh nghiệp. Đây cũng là một bước tiến quan trọng với những ai muốn phát triển sự nghiệp lên các vị trí quản lý cao hơn.
Nếu bạn cũng quan tâm đến công việc này hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu Factory Manager là gì và lộ trình thăng tiến từ Factory Manager đến Giám đốc điều hành qua bài viết sau.
MỤC LỤC
1- Factory Manager là gì?
2- Lộ trình thăng tiến từ Factory Manager đến Giám đốc điều hành
2.1- Trang bị kiến thức
2.2- Xây dựng lộ trình sự nghiệp theo từng giai đoạn
2.3- Chú trọng việc rèn luyện kỹ năng
3- Sự khác nhau giữa Factory Manager và Giám đốc điều hành
4- Doanh nghiệp FDI tìm kiếm gì ở Factory Manager
4.1- Kỹ năng chuyên môn
4.2- Ngoại ngữ
4.3- Kinh nghiệm
4.4- Kỹ năng mềm
Factory Manager hay Quản lý nhà máy là vị trí chịu trách nhiệm giám sát một phần hoặc toàn bộ các hoạt động trong nhà máy. Phạm vi quản lý của vị trí này phụ thuộc vào quy mô nhà máy lớn hay nhỏ.
Nhiệm vụ chính của Factory Manager là giám sát đội ngũ công nhân sản xuất, giám sát kiểm soát chất lượng sản phẩm, tìm kiếm biện pháp tăng năng suất, giảm chi phí và đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra trơn tru, ổn định.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, vị trí này giữ vai trò rất quan trọng. Bởi vì sự hiện diện của họ đảm bảo quy trình sản xuất luôn vận hành ổn định, chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu. Đồng thời, còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành và quản lý cũng như tối ưu năng suất làm việc.
Có thể thấy, vai trò của Factory Manager có ảnh hưởng đến phần lớn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, khi tuyển dụng vị trí này, doanh nghiệp luôn có yêu cầu khá cao về chuyên môn cũng như năng lực điều hành và quản lý của ứng viên.
Factory Manager là một vị trí cấp quản lý trong doanh nghiệp. Khi đã thăng tiến đến vị trí này bạn sẽ có cơ hội chinh phục các vị trí cấp cao hơn.
Lộ trình thăng tiến từ vị trí Factory Manager thường như sau: Factory Manager => Factory Director => Giám đốc điều hành.
Trên đây là lộ trình cơ bản một Factory Manager có thể trải qua để trở thành Giám đốc điều hành. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không trải qua vị trí Factory Director mà thăng tiến thẳng lên CEO (Giám đốc điều hành). Lộ trình cụ thể ra sao sẽ phụ thuộc vào từng doanh nghiệp và năng lực của mỗi người.
Cho dù trải qua lộ trình thăng tiến như thế nào thì bạn cũng phải trải qua một khoảng thời gian khá dài để có thể đạt tới vị trí Giám đốc điều hành. Trong suốt quá trình đó bạn sẽ phải nỗ lực rèn luyện bản thân.
Sau đây là những bước đi hầu như Quản lý nhà máy nào cũng phải trải qua để đi đến vị trí Giám đốc điều hành:
Đây là bước đầu tiên bạn cần thực hiện để có thể từng bước thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình. Mặc dù bạn đã có một lượng kiến thức khá lớn mới có thể ngồi vào vị trí Factory Director, nhưng như vậy vẫn chưa đủ.
Như bạn đã biết, Giám đốc điều hành là vị trí đứng đầu doanh nghiệp và có vai trò quyết định đối sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy để trở thành Giám đốc điều hành bạn sẽ phải tích luỹ cho mình nhiều kiến thức hơn nữa.
Nếu như ở vị trí Factory Director bạn chủ yếu cần các kiến thức về quy trình sản xuất và quản lý sản xuất thì với vị trí Giám đốc điều hành bạn cần trang bị cho mình thêm các kiến thức về kinh tế, marketing, kế toán, quản trị, điều hành,…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần học hỏi những kiến thức về đầu tư, tài chính. Có như vậy bạn mới có thể nắm bắt được những cơ hội kinh doanh trên thị trường và mang về lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.
Quá trình thăng tiến từ Factory Director lên Giám đốc điều hành cần từ 8 – 10 năm. Trong quãng thời gian đó rất nhiều yếu tố hoặc các vấn đề có khả năng tác động lên con đường sự nghiệp của bạn. Vì vậy bạn cần có một lộ trình phát triển rõ ràng cho từng giai đoạn cụ thể. Có như vậy bạn mới không lầm đường, gây lãng phí thời gian.
Trong mỗi giai đoạn của sự nghiệp bạn cần xác định rõ những việc cần làm, những mục tiêu cần đạt được. Sau đó từng bước hoàn thành những điều đã dự định.
Ngoài ra, bạn cũng cần nỗ lực học hỏi, rèn luyện những kiến thức, kỹ năng còn thiếu để không ngừng sáng tạo trong công việc và đạt được những bước tiến nhảy vọt trong sự nghiệp.
Kỹ năng là yếu tố rất quan trọng đối với khả năng thăng tiến của Factory Director. Nếu mục tiêu của bạn là trở thành Giám đốc điều hành thì rèn luyện những kỹ năng sau đây là rất cần thiết:
+ Thứ nhất, giao tiếp
Đối với vị trí lãnh đạo đứng đầu doanh nghiệp như Giám đốc điều hành thì kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng. Kỹ năng này không chỉ giúp bạn điều hành doanh nghiệp hiệu quả mà còn giúp bạn kéo thêm nhiều khách hàng, đối tác cho doanh nghiệp.
+ Thứ hai, xây dựng chiến lược kinh doanh
Một doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài cần có chiến lược kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn. Là người đứng đầu doanh nghiệp Giám đốc điều hành cần có khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp để khai thác tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp.
+ Thứ ba, kỹ năng quản lý tài chính
Tài chính luôn là yếu tố chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không có đủ tài chính doanh nghiệp có khả năng sẽ phá sản chứ không chỉ là phát triển chậm hay không thể phát triển.
+ Thứ tư, kỹ năng bán hàng
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần bán được hàng. Vì vậy, một Factory Manager muốn thăng tiến lên vị trí Giám đốc điều hành cần đảm bảo có khả năng bán hàng. Cụ thể, họ cần biết cách tạo dựng thương hiệu, làm marketing để thu hút và tạo niềm tin với khách hàng.
>>>> Xem thêm: Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Factory Manager
Factory Manager và Giám đốc điều hành khác nhau ở những điểm sau:
+ Thứ nhất, cấp quản lý
Giám đốc điều hành là cấp quản lý cao nhất trong một doanh nghiệp. Vị trí này chỉ dưới quyền của HĐQT. Còn Factory Manager thuộc cấp quản lý thấp hơn và chịu sự quản lý của Giám đốc điều hành.
+ Thứ hai, phạm vi công việc
Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động của toàn doanh nghiệp. Trong khi đó, Factory Manager chỉ phụ trách những công việc thuộc một phần hoặc toàn bộ trong nhà máy của doanh nghiệp.
+ Thứ ba, vai trò
Giám đốc điều hành giữ vai trò lập kế hoạch, chiến lược, định hướng phát triển cho doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình.
Trong khi đó, Factory Manager có vai trò thực hiện công việc theo như các định hướng, kế hoạch Giám đốc điều hành đưa ra.
Bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng chuyên môn sau đây để có thể trở thành một Factory Manager giỏi:
+ Kiến thức cơ bản về kinh tế
Công việc tại vị trí Quản lý nhà máy không yêu cầu bạn phải có kiến thức chuyên sâu về kinh tế. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo mình có các kiến thức cơ bản để có thể phân biệt được các khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, ngân sách, dòng tiền và biết cách đọc báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Kiến thức cơ bản về quản lý sản xuất
Một Factory Manager cần tuân thủ nghiêm các quy định trong sản xuất. Do đó họ cần am hiểu về quản lý sản xuất để có thể tìm ra các giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thành các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Thành thạo việc nghiên cứu và phân tích
Factory Manager cần có đầy đủ thông tin để đưa ra các quyết định liên quan đến quá trình sản xuất. Để sử dụng thông tin hiệu quả họ cần có khả năng nghiên cứu và phân tích thông tin một cách khoa học, chứ không thể dựa trên trực giác.
+ Am hiểu các nguyên tắc phát triển
Để trở thành Factory Manager bạn cần sở hữu các kiến thức về quản lý sản xuất. Nhưng bạn chỉ trở thành một Quản lý nhà máy chuyên nghiệp khi biết cách cải thiện các kiến thức, kỹ năng của bản thân ngày một toàn diện hơn.
Kỹ năng ngoại ngữ là yêu cầu tuyển dụng bắt buộc của các Doanh nghiệp FDI. Bởi vì sếp và đồng nghiệp của bạn tại các công ty này chắc chắn có người nước ngoài.
Nếu không giỏi ngoại ngữ, bạn sẽ không thể giao tiếp với họ, khó hoàn thành nhiệm vụ của mình và không có cơ hội thể hiện năng lực bản thân. Do đó, bạn cần rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ của mình nếu có ý định làm việc tại công ty FDI.
>>>> Xem thêm: Kỹ năng cần có cho một vị trí Factory Manager
Factory Manager là một vị trí thuộc cấp quản lý nên bạn không thể ngồi vào vị trí này nếu không có kinh nghiệm làm việc thực tế.
Cụ thể bạn cần có kinh nghiệm làm việc tại vị trí Quản lý nhà máy, kinh nghiệm làm việc tại công ty FDI và kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài kiến thức, khả năng ngoại ngữ và kinh nghiệm thì kỹ năng mềm cũng là yếu tố các công ty FDI thường tìm kiếm ở ứng viên.
Theo yêu cầu tuyển dụng của đa số công ty FDI thì Factory Manager cần có các kỹ năng mềm sau:
- Kỹ năng tin học văn phòng
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo
- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức sản xuất
Cũng như bất cứ vị trí quản lý nào khác trong doanh nghiệp, Factory Manager không phải là vị trí bạn dễ dàng có được. Nhưng với sự nỗ lực rèn luyện, tích luỹ kiến thức cùng kinh nghiệm bạn sẽ không chỉ trở thành một Factory Manager giỏi mà còn có thể thăng tiến lên vị trí Giám đốc điều hành.
Hy vọng với những thông tin về Factory Manager là gì và lộ trình thăng tiến từ Factory Manager đến Giám đốc điều hành mà Ms Uptalent chia sẻ, bạn sẽ có những bước đi vững chắc để chinh phục mục tiêu cao nhất trong sự nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet