- 420k
- 1k
- 870
Thế giới số với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trực tuyến đã và đang hướng các tổ chức kinh doanh sang hình thức mua bán mới dựa trên nền tảng thương mại điện tử. Nếu trước đây, đó chỉ là sự lựa chọn thì bây giờ đã là yếu tố bắt buộc. Nguyên nhân nào dẫn đến sự “bắt buộc” này? Ms Upatalent cùng nội dung Ecommerce và Mua sắm online: Lợi ích, thách thức và cơ hội sẽ mang đến cho chúng ta câu trả lời.
Mục Lục:
1. Khám phá khái niệm
1.1. Ecommerce là gì?
1.2. Mua sắm online là gì?
2. Lợi ích đến từ Ecommerce và Mua sắm online
3. Những thách thức gắn liền với Ecommerce và Mua sắm online
4. Đâu là cơ hội cho thị trường Ecommerce và Mua sắm online Việt Nam
Ecommerce - tạm dịch là Thương mại điện tử - là hình thức trao đổi, mua bán hàng hóa / dịch vụ thông qua các nền tảng trực tuyến như Website, App (ứng dụng), Mạng xã hội... thay vì người bán phải thuê mặt bằng bán hàng, còn người mua phải đến tận nơi để mua như cách truyền thống.
Thông qua Ecommerce, Người mua và Người bán không chỉ trao đổi hàng hóa/ dịch vụ cho nhau mà còn thực hiện những giao dịch liên quan như Thanh toán, Giao nhận, Quảng cáo tiếp thị, Giải quyết khiếu nại, Khuyến mãi, Chăm sóc khách hàng... chỉ với thiết bị ngoại vi nhỏ gọn (smartphone, máy tính bảng, laptop...) có kết nối Internet.
Mua sắm là hành động tìm , chọn và mua hàng hóa/ dịch vụ mà mình cần sở hữu. Mua sắm online là hình thức mua sắm mới khi mà toàn bộ ba hành động trên đều được thực hiện trên thiết bị kết nối Internet.
Người bán đăng thông tin sản phẩm trên các trang thương mại điện tử, trang web hoặc trang mạng xã hội của chính mình với đầy đủ hình ảnh, đặc tính sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, phản hồi từ khách hàng...
Người mua sẽ vào các trang đăng tin đó để tìm kiếm và duyệt sản phẩm, ra quyết định đặt hàng, thanh toán, nhận hàng, phản hồi... ở bất cứ không gian nào thuận tiện nhất, không cần phải di chuyển đến nơi bán.
Tốc độ phát triển quá khủng chứng tỏ lợi ích Ecommerce và Mua sắm online mang lại không hề nhỏ:
Bạn ở HCM vẫn có thể mua sắm online nhiều sản phẩm được sản xuất ở Hà Nội, thậm chí là ở nước ngoài. Việc khảo sát hàng hóa, khảo sát giá, đặt mua... thực hiện ở nơi nào cũng được miễn là nơi đó có mạng Internet và bạn có thiết bị kết nối. Vấn đề khoảng cách địa lý được giải quyết hoàn hảo.
Mua sắm truyền thống, bạn có thể phải vội vã chạy đến nơi bán hàng cho kịp trước giờ họ đóng cửa nhưng với Ecommerce và Mua sắm online, bạn tha hồ mua sắm bất cứ khi nào rảnh, đêm tối, sáng sớm, hay khi đang ở nơi làm việc đều được. Vấn đề eo hẹp thời gian không còn khiến bạn bận tâm nữa.
Xem thêm >>> Ecommerce là gì? Tất tần tật về ngành Thương mại điện tử
Chỉ với một từ khóa tìm kiếm sản phẩm mà mình cần mua, bạn sẽ có một loạt danh sách nơi bán với đầy đủ giá thành, hình ảnh, đánh giá từ người dùng... cho phép người mua so sánh giá, so sánh mẫu mã và đưa ra quyết định có lợi nhất. Các mặt hàng hiếm cũng thuận lợi được tìm thấy thông qua hình thức mua sắm trực tuyến này.
Khách mua không đến tận nơi nên Người bán không nhất thiết phải thuê mặt bằng đắt tiền, tiết kiệm nhiều chi phí kinh doanh nên mức giá sản phẩm cũng được điều chỉnh tốt hơn. Tối ưu tài chính cho người mua.
Hệ thống thanh toán trực tuyến được đầu tư đa dạng, bảo mật, mang lại sự thuận lợi cho người dùng, điền hình như việc không cần phải mang nhiều tiền theo bên người, tùy chọn thanh toán bằng thẻ tín dụng, ví Momo, chuyển khoản, COD khi nhận hàng…
Thông tin tìm kiếm sản phẩm của khách hàng sẽ được hệ thống trực tuyến ghi nhận, theo đó, những dòng sản phẩm tương tự sẽ tự động gợi ý giúp người mua sắm trực tuyến dễ dàng điều hướng đến những nơi cung cấp hàng hóa đúng nhu cầu mà không phải tìm kiếm nhiều từ khóa trong nhiều lần.
Lợi ích đến từ Mua sắm online rất lớn nên số lượng Người mua và Người bán lựa chọn phương thức này tăng chóng mặt, kéo theo đó là nhiều thách thức:
Tham gia thị trường Ecommerce không khó khi mà các nền tảng trực tuyến đã dọn sẵn đường đi cho Người bán rồi. Số lượng tăng cao, số nơi kinh doanh cùng một mặt hàng không đếm xuể nên độ khó trong việc thu hút khách hàng đến với gian hàng Mua sắm trực tuyến của mình sẽ được nâng dần.
Người mua không biết mặt người bán, không được cầm nắm sản phẩm để lựa chọn, những phản hồi chất lượng rất có thể cũng do đội ngũ bán hàng của Người bán tạo nên. Do đó, xây dựng lòng tin nơi khách hàng Mua sắm online quả không dễ.
Dù là đặt giao hỏa tốc với mức phí cao hơn thì nhiều mặt hàng vẫn phải chờ đợi khá lâu, nhất là khi bạn đặt mua hàng ở ngoài địa phương mình sinh sống. Qúa trình vận chuyển đa phần Người bán sẽ ủy thác cho bên thứ ba thực hiện, chi phí vận chuyển sẽ do bên thứ ba quyết định (Ecommerce công khai phí vận chuyển) và cộng gộp vào tiền mà Người mua thanh toán.
Hàng quảng cáo rất đẹp, rất tốt nhưng khi nhận hàng thì đúng loại sản phẩm đó nhưng chất lượng thì lại “một trời một vực”. Dù có đổi trả được hàng thì Người mua cũng phải tốn thêm một lượng thời gian, công sức chờ đợi, nếu là sản phẩm cần dùng gấp thì coi như “lỡ chuyến đò”.
Việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki thì quá trình chăm sóc, tư vấn, treo tiền thanh toán và hỗ trợ đổi trả hàng đã được nghiên cứu khá chỉnh chu. Tuy nhiên, nếu bạn mua trực tuyến trên các trang mạng xã hội hay trang web của Người bán online, do chính họ quản lý tài khoản thanh toán thì hành trình đòi hay đổi sẽ có phần trúc trắc.
Chỉ tính riêng ở Việt Nam thì đã có vài chục triệu người Mua sắm online, con số này sẽ còn lớn hơn nếu buôn bán xuyên biên giới. Để các hệ thống vận hành suôn sẻ thì các công ty cung cấp hạ tầng công nghệ Ecommerce phải liên tục cải tiến chất lượng.
Về phía doanh nghiệp kinh doanh Mua sắm online cũng phải nâng cấp hạ tầng, tăng chi phí thành viên hoặc chi phí duy trì trạng thái hoạt động mua bán cho website, ứng dụng kinh doanh trực tuyến.
Có thể bạn quan tâm >>> 5 Yếu Tố Cốt Lõi Để Thành Công Trong Lĩnh Vực Ecommerce
Lợi ích lớn đó nhưng thách thức cũng không hề ít, vậy nên cơ hội để Người bán và Người mua online tại Việt Nam tối đa quyền lợi và năng lực cạnh tranh chắc chắn phải tính đến:
Những nền tảng thương mại điện tử hùng mạnh đều có chi nhánh hoạt động tại nhiều quốc gia, thị phần rộng khắp nên chỉ cần Người bán đăng tin trên nền tảng đó thì bạn đã cho phép Người mua nước ngoài tìm thấy mình.
Từ những quảng bá trên trang thương mại điện tử, Người bán có thể cung cấp thông tin để Người mua điều hướng về trang web, trang mạng xã hội của mình để trao đổi thuận tiện hơn và cập nhật nhanh hơn những sản phẩm mới.
Không cần phải thuê những đội ngũ phân tích thị trường hùng hậu, mắc tiền đâu vì các phần mềm thu thập, phân tích dữ liệu miễn phí hoặc phí thấp đều đã có sẵn trên thị trường. Tùy theo quy mô kinh doanh trực tuyến và phạm vi thị phần, Người bán sẽ có nhiều sự lựa chọn phần mềm hỗ trợ phù hợp. Luôn ghi nhớ, bán cái khách hàng cần chứ không phải cái mình có.
Thời gian khách hàng mua sắm kéo dài suốt 24h mỗi ngày, 365 ngày mỗi năm, bạn không thể thức trắng đêm để tiếp nhận và trả lời từng người được. Thay vào đó, chúng ta nên thiết lập hệ thống chatbot trả lời những câu hỏi quen thuộc, hoặc cài đặt lịch hẹn trả lời vào ngày hôm sau. Thực hiện tốt khâu này, trải nghiệm của khách hàng sẽ không ngừng nâng cao, lượng khách hàng trung thành cũng tăng đáng kể.
Người già thì quen với hình thức mua sắm truyền thống
Người trẻ thì thích Mua sắm online hơn
Người trung niên thì tùy loại sản phẩm, họ sẽ chọn hình thức kinh doanh thích hợp
Vì vậy, để tối ưu hóa quá trình Mua sắm online cho khách hàng, doanh nghiệp Ecommerce vẫn nên duy trì một phần thị phần để kinh doanh truyền thống, âm thầm từng bước hoàn thiện hệ thống kinh doanh trực tuyến.
Hàng giá rẻ, chất lượng cũng tương xứng với mức giá thì chắc hẳn không ai qua được những nhà kinh doanh lão luyện của Trung Quốc. Cho nên đừng cố xen vào cạnh tranh làm gì, ta nên hướng đến những sản phẩm xanh, sạch, chất lượng. Bởi lẽ xu hướng lựa chọn ngày nay là sự an toàn cho sức khỏe, bền vững để tạo sự ổn định, chất lượng tốt để không phải đổi trả mất thời gian nhưng giá thành đừng quá chênh lệch với những hàng hóa từ Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam.
Việc khó tạo dựng lòng tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm đang thôi thúc thế giới Ecommerce nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn những tính năng cho phép con người có thể thử quần áo, lật giở sản phẩm, ngồi thử trên ghế sofa… Đó chính là công nghệ Thực tế ảo đang được hoàn thiện bởi hãng Meta. Đây có lẽ sẽ là bước tiến lớn tiếp theo, mặc dù chưa cần đầu tư và áp dụng ngay nhưng ý thức chủ động chuẩn bị đón đầu công nghệ Ecommerce mới luôn là điều nên làm.
Nền kinh tế thế giới vận hành cùng sự phát triển vũ bão của ứng dụng trực tuyến đã trở thành xu hướng tất yếu. Trong đó, Ecommerce và Mua sắm online là nhân tố quan trọng cho sự phát triển này. Bài viết của Ms Upatalent cho chúng ta thấy lợi ích, thách thức và cơ hội luôn đồng hành hiện hữu, đòi hỏi sự năng động và ứng biến linh hoạt từ các tổ chức kinh doanh thuộc mọi ngành nghề.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet