- 420k
- 1k
- 870
Trong lĩnh vực y khoa, Dược sĩ giữ vị trí rất quan trọng vì họ có mối quan hệ chặt chẽ tới mọi hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ở thời đại công nghệ số hiện nay, xã hội vẫn cần thuốc men để phòng và trị bệnh hoặc, vai trò của Dược sĩ sẽ không mất đi nhưng mức độ cạnh tranh tìm việc liệu có khó khăn không? Nếu bạn cũng muốn hiểu rõ Cơ hội nghề nghiệp của Dược sĩ trong thời đại mới thì bài viết sau đây của Ms. Uptalent chắc chắn là dành cho bạn.
MỤC LỤC:
1. Dược sĩ là ai? Vai trò nổi bật của Dược sĩ trong ngành Y
2. Các cấp bậc Dược sĩ trong ngành Y hiện nay
3. Nhiệm vụ công việc mà một Dược sĩ sẽ đàm nhận
4. Cơ hội nghề nghiệp dành cho Dược sĩ có nhiều không?
Dược sĩ (Pharmacist) là những người làm việc trong ngành dược – một khía cạnh lớn thuộc về lĩnh vực y tế. Họ có thể là người tư vấn, bốc thuốc theo đơn, tham mưu phối hợp thuốc hoặc là những người nghiên cứu, bào chế thuốc điều trị bệnh.
Đây là một ngành nghề đặc thù, có ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người nên người làm Dược sĩ phải có năng lực chuyên môn cao. Chính vì vậy, để có được chức danh Dược sĩ thì tất cả đều phải trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu về dược chất, dược lý để nắm rõ từ tính chất đến cách sử dụng từng loại thuốc, hoặc kết hợp nhiều loại thuốc.
Trong ngành y, vai trò của Dược sĩ rất quan trọng vì sau bao nhiêu chẩn đoán, kê toa của bác sĩ thì cái mà người bệnh sẽ sử dụng chính là thuốc. Thuốc có đạt chất lượng hay không, việc kê toa của bác sĩ có hợp lý, an toàn hay không, nguồn cung thuốc có đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng hay không… đều có sự đóng góp rất lớn từ đội ngũ Dược sĩ.
Nội dung liên quan >>>MC là gì? Những điều cần biết về nghề dẫn chương trình
Cấp bậc Dược sĩ sẽ dựa trên khối lượng kiến thức được đào tạo và kinh nghiệm làm nghề của người Dược sĩ.
Cấp bậc dược sĩ |
Điều kiện tham gia khóa đào tạo |
Thời gian đào tạo (năm) |
Trung cấp |
Tốt nghiệp THPT |
2 |
Cao đẳng |
Tốt nghiệp THPT |
3 |
Đại học |
Tốt nghiệp THPT |
5 |
Chuyên khoa cấp I (CKI) (tương đương thạc sĩ Dược) |
Tốt nghiệp đại học Dược |
2 |
Chuyên khoa cấp II (CKII) (tương đương tiến sĩ Dược) |
Tốt nghiệp Chuyên khoa cấp I (CKI) |
3 - 5 |
Mỗi trình độ Dược sĩ sẽ tương thích với khối lượng nhiệm vụ công việc chuyên môn khác nhau. Dưới đây là những nhóm nhiệm vụ công việc phổ biến mà các Dược sĩ sẽ đảm nhận:
Dựa trên đơn thuốc do bác sĩ kê toa, Dược sĩ sẽ có trách nhiệm:
Kiểm tra lại để đảm bảo mức độ tương thích và an toàn của việc dùng thuốc theo từng nhóm bệnh.
Trực tiếp tư vấn, trả lời những thắc mắc của người bệnh về cách sử dụng thuốc, những tác dụng phụ có thể xảy ra…
Tham gia hội chẩn cùng các y bác sĩ để lên phác đồ điều trị và chủng loại thuốc cần thiết cho từng giai đoạn điều trị cho bệnh nhân
Kiểm kê số lượng thuốc trong kho và trên quầy thuốc mỗi ngày
Lập kế hoạch bổ sung thuốc mới hoặc tiêu hủy thuốc quá hạn
Giám sát quá trình nhập thuốc và thu thập đầy đủ chứng từ nguồn gốc xuất xứ thuốc.
Tham gia nghiên cứu, bào chế dược phẩm đạt chất lượng
Phối hợp thử nghiệm thuốc trước khi đưa vào sản xuất đại trà
Phối hợp cùng phòng hành chính trong quá trình hoàn thành các giấy chứng nhận chất lượng dược phẩm do công ty bào chế…
Tham gia vào công tác quản lý, điều phối nhân sự hoạt động trong nhà thuốc, hệ thống phân phối thuốc, hoặc phòng phân phối thuốc tại các bệnh viện.
Đánh giá nhu cầu tiêu thụ của từng loại thuốc để có kế hoach bổ sung, bảo quản phù hợp
Nghiên cứu đánh giá thị trường, đào tạo nhân viên, phát triển chính sách chăm sóc khách hàng để thúc đẩy tăng doanh số tiêu thụ
Thường xuyên ôn luyện, cập nhật kiến thức mới về ngành Dược để bổ sung vào giáo án giảng dạy
Trực tiếp đứng lớp đào tạo kiến thức chuyên sâu về ngành Dược cho nhân sự tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc cho sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng.
Xây dựng đề thi, chấm bài thi, tổ chức những buổi thực hành áp dụng kiến thức Dược học…
Tham gia hội thảo, tư vấn giải pháp chăm sóc sức khỏe cho từng nhóm đối tượng trong xã hội (online hoặc offline)
Tổ chức cứu trợ, thiện nguyện, cấp phát thuốc miễn phí cho những hoàn cảnh khó khăn trong các đợt phát động phong trào của nơi làm việc hoặc hội chữ thập đỏ…
Xem thêm tại>>>5 kỹ năng "cứu cánh" cho nhân sự tuổi 30+ trước kỷ nguyên AI
Nhiệm vụ của Dược sĩ đề cập ở trên khà đa dạng nhưng không phải một Dược sĩ sẽ phải đảm nhận tất tần tật mọi nhiệm vụ đó mà sẽ chia ra cho nhiều nhóm Dược sĩ phụ trách. Chính vì vậy, cơ hội nghề nghiệp dành cho Dược sĩ rất đa dạng, nhất là trong thời đại ngày nay khi mà con người chú trọng nhiều hơn về sức khỏe, lại được hỗ trợ mạnh mẽ từ công nghệ trực tuyến nữa.
Và đây là những vị trí công việc và môi trường làm việc mà các Dược sĩ có thể phát huy năng lực tối đa:
Số lượng nhà thuốc tư nhân tại Việt Nam rất lớn, và nơi đây luôn cần có sự hiện diện của Dược sĩ để:
Tư vấn, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, tránh những phản ứng phụ do cơ địa hoặc do phải dùng chung với những thuốc mà người bệnh đang uống mỗi ngày.
Đánh giá mức độ phù hợp của toa thuốc, đưa ra những điều chỉnh phù hợp hơn nếu cần thiết
Quản lý, kiểm soát dược phẩm, kiểm kê mỗi ngày….
Nhu cầu tuyển dụng Dược sĩ ở các công ty dược phẩm khá lớn với nhiệm vụ hướng đến nghiên cứu, phân phối dược phẩm mới là chủ yếu:
Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm trực tiếp thực hiện các hoạt động phối hợp dược liệu, thử nghiệm lâm sàng, đánh giá mức độ phản ứng của thuốc với từng cấp độ bệnh khác nhau.
Phòng sản xuất thuốc tiếp nhận công thức hoàn thành từ phòng nghiên cứu và phát triển, sau đó phối hợp cùng phòng kho nguyên vật liệu dược phẩm để tiến hành sản xuất thử nghiệm và sản xuất đại trà dòng dược phẩm mới.
Phòng Marketing, nghiên cứu thị trường khá đa dạng vị trí chuyên môn, nếu Dược sĩ mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì có thể ứng tuyển Trình dược viên, hỗ trợ truyền thông sản phẩm mới….; nếu đã có kinh nghiệm dày dạn thì những vị trí trực tiếp tiếp xúc và phản hồi những thắc mắc của đối tác, nhà phân phối và cả người tiêu dùng luôn là lựa chọn tốt.
Phòng pháp lý Dược đảm nhận trọng trách hoàn thành các thủ tục, quy trình kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho dược phẩm lưu hành. Ở vị trí này, ngoài kiến thức về ngành dược, nhân sự còn phải có kiến thức về thủ tục pháp lý ngành dược nữa.
Phòng cấp phát thuốc phụ trách tiếp nhận thuốc, bảo quản, kiểm kê và phân phối thuốc đến tay người bệnh. Do ở bệnh viện, số lượng bệnh nhân khám bệnh và nhận thuốc Bảo hiểm y tế rất đông nên số lượng Dược sĩ làm việc tại bộ phận này khá nhiều.
Phòng lâm sàng hội tụ những Dược sĩ giàu kinh nghiệm, họ sẽ phối hợp cùng các y bác sĩ để hội chẩn, lựa chọn thuốc phù hợp theo phác đồ, theo dõi kết quả điều trị để điều chỉnh thuốc, kiểm soát an toàn cho người bệnh, ngăn ngừa kháng thuốc…
Với kinh nghiệm chuyên môn từ 5 – 10 năm thì những vị trí quản lý Dược với nhiều quyền lợi và quyền lực sẽ luôn rộng mở, bạn có thể tham khảo các vị trí như:
Quản lý sản xuất dược phẩm (Production Manager)
Quản lý chất lượng (Quality Manager)
Quản lý nghiên cứu và phát triển (R&D Manager)
Quản lý nhà máy dược phẩm (Plant Manager)
Quản lý marketing dược phẩm (Marketing Manager)
Quản lý kinh doanh (Sales Manager)
Quản lý dược phẩm (Pharmaceutical Manager)
Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Manager)
Quản lý dự án dược phẩm (Project Manager)
Đây đều là những vị trí cốt lõi của tổ chức nên rất kén nhân tài, bù lại, những giá trị mà Dược sĩ đảm nhận các vị trí này có được luôn là điều rất rất nhiều người mơ ước.
Trở thành giảng viên khoa Dược của các trường đại học, cao đẳng thì bạn phải có trình độ ít nhất là thạc sĩ, kèm theo thời gian công tác liên tục trong ngành dược ít nhất 5 năm. Trường hợp bạn là sinh viên ngành Dược tốt nghiệp loại giỏi hoặc xuất sắc và được giữ lại làm giảng viên thì có thể tham gia công tác giảng dạy ngay, nhưng để gắn bó lâu dài với công việc này, bạn sẽ phải cố gắng sở hữu tấm bằng Thạc sĩ Dược, Tiến sĩ Dược trong thời gian sớm nhất.
Lợi thế của Dược sĩ làm giảng viên là ngoài việc giảng dạy tại nơi công tác chính, bạn còn có thể:
Tham gia các dự án nghiên cứu của các Viện khoa học tầm cỡ quốc gia và quốc tế
Nhận hợp đồng giảng dạy, đào tạo nội bộ cho các công ty dược phẩm
Nhận được tài trợ triển khai đề án nghiên cứu đứng tên bạn, mở đường cho hành trình chinh phục các chức danh Phó giáo sư, Giáo sư…
Bằng kinh nghiệm tích lũy và uy tín trong ngành Dược, các Dược sĩ có thể tham gia hỗ trợ cộng đồng để cung cấp những lời khuyên bổ ích về việc dùng thuốc, hoặc dự đoán bệnh lý dựa trên các triệu chứng.
Phổ biến hiện nay, nhiều Dược sĩ sẽ chọn xây dựng trang tư vấn của riêng mình thông qua mạng xã hội trực tuyến. Khi có được lượng người theo dõi đáng kể rồi thì những nhãn hàng thuốc hoặc những trung tâm chăm sóc sức khỏe sẽ tìm đến để đặt quảng cáo. Nguồn thu nhập chính của nhóm nghề nghiệp này đa phần đến từ quảng cáo hoặc cung cấp sản phẩm
Với kiến thức dược phẩm chuyên sâu được trang bị, cơ hội nghề nghiệp dành cho Dược sĩ được mở rộng từ các cơ sở chăm sóc sức khỏe công lập đến các công ty dược tư nhân, từ môi trường giáo dục đến môi trường kinh doanh, từ vị trí nghiên cứu, bào chế đến công tác tư vấn, tham mưu sử dụng thuốc… Mỗi mức độ kinh nghiệm đều sẽ có vị trí công việc phù hợp, chỉ cần các Dược sĩ cố gắng và kiên trì theo đuổi, Ms. Uptalent tin chắc cơ hội nghề nghiệp sẽ luôn rộng mở. Chúc bạn thành công !
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet