maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Doanh nghiệp FDI là gì? Hình thức và Thủ tục thành lập

Doanh nghiệp FDI là gì? Hình thức và Thủ tục thành lập

Doanh nghiệp FDI hiện là loại hình kinh doanh phổ biến trên thế giới và cả Việt Nam. Tuy vậy, đây thực chất không phải là một loại hình doanh nghiệp.

Vậy doanh nghiệp FDI là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Ms Uptalent để hiểu đầy đủ hơn về những doanh nghiệp này nhé!

MỤC LỤC:
1- Doanh nghiệp FDI là gì?
2- Hình thức doanh nghiệp FDI

   2.1- Doanh nghiệp 100% vốn FDI
   2.2- Doanh nghiệp FDI theo hợp đồng liên doanh
   2.3- Đầu tư theo hình thức BOT
   2.4- Lập chi nhánh công ty nước ngoài

3- Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI 
   3.1- Đầu tư trực tiếp
   3.2- Đầu tư gián tiếp thông qua hoạt động góp vốn, mua cổ phần của công ty Việt Nam

4- Top 10 doanh nghiệp FDI lớn nhất Việt Nam

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

1- Doanh nghiệp FDI là gì? 

FDI là viết tắt của cụm từ “Foreign Direct Investment”, được hiểu là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Bạn có thể bắt gặp thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.

Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về loại hình doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, nếu theo Luật Đầu tư 2020 thì có thể hiểu cơ bản doanh nghiệp FDI là tổ chức kinh tế có vốn trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài, bất kể tỷ lệ góp vốn từ nước ngoài là bao nhiêu.

Sự xuất hiện của doanh nghiệp FDI đã mang đến nhiều lợi ích to lớn. Trước tiên là đẩy mạnh khả năng kinh doanh, cải tiến công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa. Kế tiếp là tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu cho đất nước.

2- Các hình thức doanh nghiệp FDI 

Hiện nay, nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam rất đa dạng. Các doanh nghiệp FDI có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể:

2.1- Doanh nghiệp 100% vốn FDI 

Những doanh nghiệp theo hình thức này thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, được thành lập tại đất nước sở tại. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, hình thức doanh nghiệp này không được phổ biến. Hình thức phổ biến nhất chính là đầu tư theo kiểu liên doanh hợp tác với một tổ chức Việt Nam.

Những việc làm hấp dẫn

QA Manager (Chinese, Electronics)

Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

Branch Manager (Logistics)

Đà nẵng Quản lý điều hành , Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic

Warehouse Manager (Garment)

Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Kho vận, Sản Xuất

QA Manager (Garment)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

Marketing Manager (Education)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Với hình thức doanh nghiệp này, nhà đầu tư sẽ là người quản lý điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ vẫn phải tuân thủ các quy định về kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá,… tại quốc gia và khu vực đó.

Doanh nghiệp FDI

>>> Bạn có thể xem thêm: SME là gì? 4 điều bạn cần biết về doanh nghiệp SMEs

2.2- Doanh nghiệp FDI theo hợp đồng liên doanh 

Đây là hình thức doanh nghiệp FDI phổ biến tại Việt Nam. Doanh nghiệp liên doanh sẽ do hai hoặc nhiều bên cùng hợp tác thành lập tại quốc gia sở tại. Toàn bộ các điều khoản, cam kết hợp tác sẽ được thể hiện rõ ràng trên hợp đồng liên doanh.

Trong một số trường hợp, hình thức hợp đồng liên doanh có thể dựa trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa các quốc gia để thực hiện việc đầu tư và kinh doanh.

2.3- Đầu tư theo hình thức BOT 

BOT có nghĩa là xây dựng, vận hành, chuyển giao. Đây là viết tắt của Build – Operate – Transfer.

Hình thức đầu tư FDI này khá phổ biến trong lĩnh vực xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Trong hình thức này, nhà nước sẽ kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn xây dựng công trình, kế đó họ sẽ được quyền vận hành, khai thác một thời gian và sau cùng là chuyển giao lại cho nhà nước.

Ngoài BOT còn có hình thức BT và BTO. Nhà nước sẽ căn cứ vào từng công trình và mục đích mà lựa chọn loại hình đầu tư thích hợp.

2.4- Lập chi nhánh công ty nước ngoài 

Hình thức này cũng gần giống với doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài bởi vì toàn bộ nguồn vốn của chi nhánh đều đến từ nước ngoài.

Theo hình thức này, doanh nghiệp nước ngoài sẽ thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Chi nhánh này sẽ do người Việt Nam hoặc người nước ngoài làm việc tại đó quản lý. 

3- Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI 

Nhằm giúp các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng thực hiện việc đầu tư, chính phủ Việt Nam đã cho đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI hơn rất nhiều.

Để thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, nhà đầu tư có thể thực hiện thủ tục theo hai cách sau:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

>>> Bạn có thể quan tâm: So sánh công ty đa quốc gia và công ty nội địa

3.1- Đầu tư trực tiếp 

Nhà đầu tư sẽ thực hiện theo quy trình thủ tục gồm các bước sau:

Bước 1: Kê khai thông tin về dự án đầu tư trên hệ thống trực tuyến

Trước tiên nhà đầu tư sẽ phải kê khai thông tin dự án trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Sau khi nộp hồ sơ bản cứng, bạn sẽ nhận được tài khoản truy cập hệ thống để theo dõi hồ sơ.

Nhiệm vụ của cơ quan đăng ký đầu tư là thực hiện việc tiếp nhận, xử lý, trả kết quả, cập nhật và cấp mã số cho dự án đầu tư qua hệ thống.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Sau khi nộp hồ sơ kê khai trực tuyến, trong vòng 15 ngày, nhà đầu tư phải nộp hồ sơ (bản cứng) xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được cấp trong vòng 15 ngày kể từ ngày Cơ quan đăng ký đầu tư nhận đủ hồ sơ. Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận, cơ quan này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho nhà đầu tư.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm có:

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án.

- Văn bản xác minh số dư tài khoản.

- Đề xuất thực hiện dự án đầu tư.

- Hợp đồng thuê văn phòng hoặc nhà để làm dự án.

- Bản sao công chứng CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu của người Việt Nam góp vốn (nếu có).

- Bản sao công chứng hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài.

- Báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất được kiểm toán của tổ chức nước ngoài.

Lưu ý, tuỳ thuộc vào chủ thể đầu tư là cá nhân hay tổ chức mà hồ sơ chi tiết sẽ có những thay đổi nhất định.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Khi đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bạn sẽ phải tiếp tục làm hồ sơ gửi Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Kế tiếp, bạn sẽ tiến hành khắc con dấu, đăng tải con dấu và công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh tại Sở Công thương

Bạn chỉ thực hiện bước này nếu doanh nghiệp cần được cấp quyền bán lẻ hàng hóa.

Bước 5: Mở tài khoản chuyển vốn đầu tư 

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải góp vốn trong vòng 90 ngày.

Bước 6: Hoàn thành các thủ tục sau khi công ty được thành lập

Bạn sẽ phải thực hiện các thủ tục như mua chữ ký số, nộp thuế môn bài, phát hành hoá đơn, đăng ký tài khoản,…

FDI

3.2- Đầu tư gián tiếp thông qua hoạt động góp vốn, mua cổ phần của công ty Việt Nam 

Với hình thức đầu tư này, thủ tục sẽ như sau:

Bước 1: Đăng ký mua phần vốn góp, cổ phần của công ty Việt Nam

Nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

Thời gian xử lý hồ sơ là 15 ngày. Nếu hồ sơ không được chấp nhận, nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo nêu rõ lý do từ cơ quan xử lý.

Bước 2: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhận được chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư sẽ tiến hành các thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật tại Phòng đăng ký kinh doanh.

4- Top 10 doanh nghiệp FDI lớn nhất Việt Nam 

Hiện có rất nhiều doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Trong đó có những doanh nghiệp với lượng vốn đầu tư rất lớn.

Dưới đây là top 10 doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam:

STT

Tên công ty

Lĩnh vực hoạt động

Tổng vốn đầu tư (USD)

Nước đầu tư

1

Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh

Luyện kim, sản xuất, mua bán XNK gang thép; kinh doanh cảng; sản xuất sản phẩm từ xỉ lò; xi măng, sản phẩm ép.

7.879.060.000

Đài Loan

2

Công ty TNHH New City Việt Nam

Kinh doanh bất động sản, dịch vụ du lịch, resort, khách sạn, nhà hàng, văn phòng, nhà ở, biệt thự cho thuê

4.345.870.000

Brunei

3

Công ty TNHH dự án Hồ Tràm

Xây dựng, kinh doanh khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, khách sạn, khu vui chơi có thưởng.

4.230.000.000

Canada 

4

Công ty TNHH tập đoàn Bãi biển Rồng (KDL sinh thái Bãi biển Rồng)

Xây dựng, kinh doanh khu du lịch sinh thái, giải trí phức hợp, khách sạn, nhà hàng, trò chơi điện tử CT.

4.150.000.000

Hoa Kỳ

5

Công ty TNHH Winvest Investment (Việt Nam)

Xây dựng khu nghỉ mát, khách sạn 5 sao, vui chơi giải trí.

4.100.000.000

Hoa Kỳ

6

Công ty TNHH MTV đô thị đại học quốc tế Berjaya Việt Nam

Phát triển đô thị đại học quốc tế (khu giáo dục, khu dân cư, khu thương mại, giải trí – y tế – TT).

3.500.000.000

Malaysia

7

Công ty TNHH Guang Lian Việt Nam

Xây dựng nhà máy cán thép công suất 5 triệu tấn một năm.

3.000.000.000

Cayman Islands

8

Công ty TNHH thành phố mới Berjaya Nhơn Trạch

Xây dựng, kinh doanh khu đô thị mới Nhơn Trạch.

2.000.000.000

Cayman Islands

9

Công ty TNHH dầu khí Vũng Rô

SX-VC, chứa dầu khí, sản phẩm dầu khí, 4 triệu tấn/năm.

1.700.000.000

British Virgin Islands

10

Công ty TNHH thiết kế và xây dựng Phú Long Thăng

Kinh doanh bất động sản

1.700.000.000

Samoa

 

Trên đây là một số thông tin về doanh nghiệp FDI mà Ms Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được doanh nghiệp FDI là gì cũng như các hình thức, thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Chúc bạn thành công!

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.