maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Vì sao doanh nghiệp cần thực hiện trách nhiệm xã hội?

Vì sao doanh nghiệp cần thực hiện trách nhiệm xã hội?

Trách nhiệm xã hội (CSR) đã không còn là khái niệm mới lạ đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu được vai trò của CSR là gì? Hay vì sao doanh nghiệp cần thực hiện trách nhiệm xã hội?

Vậy thì hôm nay hãy để Ms Uptalent giúp bạn hiểu hơn về vai trò của CSR và một số câu hỏi liên quan khác về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!

MỤC LỤC:
1- Vai trò của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
2- Các câu hỏi liên quan đến CSR khác

Tuyển dụng nhân sự cấp cao>>> Xem thêm: Việc làm lương cao

1- Vai trò của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 

Doanh nghiệp ngày nay không chỉ quan tâm tìm kiếm cơ hội kinh doanh, gia tăng lợi nhuận mà còn phải đảm bảo trách nhiệm xã hội. Qua đó, doanh nghiệp mới có thể đạt tới thành công và phát triển bền vững.

Thông qua việc thực hiện CSR, doanh nghiệp có thể chứng minh với khách hàng, đối tác và xã hội rằng, họ luôn có trách nhiệm với nhân viên, cộng đồng, xã hội và môi trường sống.

Về cơ bản, vai trò của trách nhiệm xã hội với doanh nghiệp được thể hiện qua các điểm sau:

1.1- CSR giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận

Theo thống kê, những doanh nghiệp thực hiện CSR tốt thường đạt được thành công vượt mong đợi và có mức doanh thu rất tốt.

Nguyên nhân là vì CSR có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điểm dễ thấy nhất là CSR khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp sản xuất an toàn, tiết kiệm nên cắt giảm được rất nhiều chi phí sản xuất.

1.2- CSR giúp doanh nghiệp điều chỉnh hành vi kinh doanh

Trách nhiệm xã hội có tác động mạnh mẽ đến hành vi, cách ứng xử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Những việc làm hấp dẫn

QA Manager (Chinese, Electronics)

Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

Branch Manager (Logistics)

Đà nẵng Quản lý điều hành , Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic

Warehouse Manager (Garment)

Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Kho vận, Sản Xuất

QA Manager (Garment)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

Marketing Manager (Education)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp áp dụng CSR thường quan tâm nhiều hơn đến các mối quan hệ với cơ quan nhà nước, cộng đồng và chất lượng cuộc sống của nhân viên.

Qua đó, doanh nghiệp có thể cải thiện tình hình tài chính, giảm thiểu chi phí hoạt động, quản trị rủi ro tốt hơn và uy tín cũng được nâng cao trên thị trường.

1.3- CSR giúp nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín cho doanh nghiệp

Nghiêm túc thực hiện các trách nhiệm xã hội mang tới cho doanh nghiệp nhiều lợi ích cụ thể trong việc nâng cao giá trị thương hiệu cũng như uy tín của doanh nghiệp và nhà lãnh đạo.

Với uy tín, chất lượng thương hiệu tốt, doanh nghiệp dễ dàng thu hút sự quan tâm của người lao động, khách hàng, đối tác và cả những nhà đầu tư. Từ đó, doanh nghiệp có thể gia tăng doanh thu và tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

CSR giúp doanh nghiệp như thế nào

>>> Bạn có thể xem thêm: CSR là gì? Lợi ích của CSR mang lại cho doanh nghiệp

1.4- CSR giúp doanh nghiệp thu hút những nhân sự tài giỏi

Nhân sự giỏi là nguồn lực quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm của doanh nghiệp.

Chưa kể, nguồn nhân sự giỏi luôn rất khan hiếm mà nhu cầu tuyển dụng lại rất lớn. Do vậy, doanh nghiệp càng phải thực hiện tốt CSR để thành công thu hút và giữ chân nhân tài.

1.5- CSR giúp gia tăng lòng trung thành của khách hàng

Các doanh nghiệp thể hiện được sự nghiêm túc trong vấn đề trách nhiệm xã hội thường nhận được sự chú ý của khách hàng nhiều hơn. Đồng thời, khách hàng cũng sẵn sàng tin tưởng và lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.

1.6- CSR thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên

Một doanh nghiệp quan tâm đến đạo đức và trách nhiệm xã hội sẽ nhận được sự tín nhiệm từ nhân viên. Bên cạnh đó, nhân viên cũng có động lực làm việc tốt hơn và sẵn sàng gắn bó cũng như học theo tinh thần chung của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội.

1.7- CSR giúp doanh nghiệp ngăn chặn các nguy cơ pháp lý

Trách nhiệm xã hội là nền tảng hữu hiệu để doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ với các cơ quan pháp lý. Nhờ vậy mà nhà quản trị sẽ giảm bớt được các gánh nặng, nguy cơ pháp lý trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

2- Các câu hỏi liên quan đến CSR khác 

Tiếp theo chúng ta hãy cùng tìm hiểu những câu hỏi khác về trách nhiệm xã hội để hiểu rõ hơn CSR là gì nhé.

Các câu hỏi liên quan đến CSR

2.1- Công ty SME có thực hiện CSR không?

Câu trả lời là có bạn nhé!

Nếu như các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có nguồn ngân sách dồi dào cho CSR thì công ty SME lại có các phương pháp khác để thực hiện trách nhiệm xã hội.

Sẽ có những công ty sử dụng phương pháp rất thiết thực để thể hiện trách nhiệm với xã hội như đổi mới bao bì, công thức, cách sản xuất sản phẩm,… nhằm bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, cũng có những công ty SME tập trung vào các hoạt động tình nguyện, từ thiện. Dù đây cũng một trong những cách thể hiện trách nhiệm xã hội nhưng nó chỉ có tính chất ngắn hạn, không có sự bền vững.

Bởi vậy, về lâu dài, công ty SME vẫn nên áp dụng CSR vào các chiến lược kinh doanh dài hạn và đảm bảo tính nhất quán trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.  

2.2- Công ty nào tại Việt Nam có CSR tốt?

Tại Việt Nam hiện có những công ty thực hiện CSR rất tốt. Trong đó phải kể đến những cái tên rất nổi bật như:

Vinamilk

Năm 2008, Vinamilk triển khai chiến dịch “Vươn cao Việt Nam” nhằm nâng cao tầm vóc cho trẻ em Việt Nam.

Để truyền tải thông điệp của mình, Vinamilk đã cho xây dựng quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Phương châm của công ty là “Mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày”. Kết quả đạt được từ chiến dịch là hơn 440.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận nguồn sữa chất lượng.

HSBC Việt Nam

HSBC Việt Nam nổi tiếng với các với các dự án bảo vệ môi trường và phát triển cộng động như: Future First, JA More Than Money, xây thư viện lưu động, khuyến khích nhân viên công ty tham gia hoạt động cộng đồng.

Honda Việt Nam

Kể từ năm 2008, Honda Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ý nghĩa như: Tôi yêu Việt Nam, An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ, An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai,…

Intel Products Việt Nam

Intel Products Việt Nam quan tâm đến thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực xã hội. Công ty đã cam kết hỗ trợ 22 triệu USD cho các chương trình giáo dục. Theo ghi nhận, tổng số tiền giải ngân đã đạt khoảng 85%.

FPT

FPT dành khoảng 30 tỷ mỗi năm cho việc thực hiện CSR. Hai khía cạnh trách nhiệm xã hội được công ty này quan tâm là giáo dục và các chương trình cứu trợ thiên tai, trợ giúp hoàn cảnh khó khăn.

Samsung Vina

Samsung Vina quan tâm đến hai vấn đề là y tế và giáo dục khi thực hiện các hoạt động CSR tại Việt Nam. Ngân sách CSR hàng năm của Samsung tại Việt Nam vào khoảng 15 tỷ đồng.

Các dự án CSR tiêu biểu của Samsung tại Việt Nam được biết đến nhiều nhất gồm có: dự án phổ cập tin học trong chương trình Digital Hope, thư viện thông minh 1.0 và dự án S.hub – Không gian chia sẻ.

GreenFeed Việt Nam

GreenFeed Việt Nam nổi tiếng với dự án “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường”. Qua 6 năm thực hiện, dự án đã giúp đỡ 1.900 hộ dân tại 15 tỉnh, thành tại Việt Nam với tổng ngân sách khoảng 50 tỷ đồng.

Cargill Việt Nam

Cargill Việt Nam nổi tiếng với các hoạt động CSR như huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân Việt Nam. Chương trình này được thực hiện từ năm 1997 và đã có khoảng 1,5 triệu người tham gia huấn luyện.

Cocoon

Với định hướng phát triển mỹ phẩm thuần chay, Cocoon đã thực hiện các hoạt động như ra mắt các sản phẩm thuần chay, triển khai chương trình bảo vệ động vật, cam kết không thử nghiệm trên động vật, thực hiện dự án “Chung tay bảo vệ loài gấu”,… và rất nhiều chương trình phát triển cộng đồng ý nghĩa khác.

Doanh nghiệp làm gì thực hiện CSR hiệu quả

2.3- Vì sao CSR vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi? 

Những lợi ích CSR mang lại cho doanh nghiệp thực rất lớn. Tuy nhiên, vấn đề là nhiều doanh nghiệp chỉ lợi dụng CSR như một công cụ để thu hút khách hàng mà không thực sự đóng góp được giá trị gì lớn cho xã hội.

Ví dụ, có những doanh nghiệp đưa ra những thông điệp tích cực về sản phẩm những thực tế họ không có hành động thiết thực nào để cải thiện bản chất sản phẩm của mình. Điều này dẫn tới hệ quả là chiến dịch họ triển khai vấp phải những tranh cãi trái chiều. 

2.4- Doanh nghiệp phải làm gì để thực hiện CSR hiệu quả?

Không phải cứ bỏ ra một khoản chi phí lớn là doanh nghiệp có thể thực hiện CSR hiệu quả. Điều kiện tiên quyết khi thực hiện CSR là doanh nghiệp phải thỏa mãn được 3 tiêu chí: chia sẻ, gắn kết và hỗ trợ.

Hãy nhớ, hoạt động CSR càng có tính thiết thực cao thì hiệu quả đạt được sẽ càng lớn.

2.5- Greenwashing là gì?

Greenwashing hay quảng cáo xanh được hiểu là những hành vi quảng cáo hoặc cung cấp thông tin sai lệch, không đúng thực tế đến người tiêu dùng nhằm tạo tiếng vang cho thương hiệu.

Những doanh nghiệp bị cáo buộc đang thực hiện Greenwashing khi họ chỉ tập trung dùng tiền vào việc quảng cáo, tiếp thị mà không có bất cứ hành động thực tiễn nào để giảm thiểu các tác hại từ hoạt động sản xuất đến môi trường.

Ví dụ, một công ty tuyên bố rằng các sản phẩm của họ được làm từ nguyên liệu thân thiện với môi trường, nhưng thực tế điều đó chỉ đúng một phần nhỏ, còn lại là họ đang cố tình phóng đại để lừa dối người tiêu dùng.

2.6- Đâu là phương pháp truyền thông hiệu quả khi triển khai CSR?

Vấn đề truyền thông chiến dịch CSR luôn rất quan trọng. Để làm việc này một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng nền kinh tế, xã hội.

- Tổ chức việc tuyên truyền, cung cấp các thông tin, kiến thức cho cộng đồng.

- Đảm bảo các chính sách cho nhân viên được truyền đạt chính xác, đầy đủ.

- Hoạt động báo cáo cần được thực hiện thường xuyên và liên tục.

Tóm lại, thực hiện tốt các trách nhiệm xã hội không chỉ là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh mà còn giúp họ giải quyết được các vấn đề tồn tại trong chiến lược kinh doanh dài hạn của mình.

Hy vọng bài viết này của Ms Uptalent đã giúp bạn hiểu được vì sao doanh nghiệp cần thực hiện trách nhiệm xã hội và cũng giải đáp được nhiều thắc mắc xoay quay CSR. Từ đó, bạn có thể áp dụng CSR cho  doanh nghiệp hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.