- 420k
- 1k
- 870
Sự phát triển của kinh tế toàn cầu đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa các quốc gia. Do đó vị trí phiên dịch viên càng có nhu cầu tuyển dụng cao. Nếu bạn yêu thích và quan tâm đến công việc này, hãy cùng Ms Uptalent tham khảo định hướng nghề nghiệp nghề phiên dịch viên qua bài viết sau đây.
MỤC LỤC:
1- Phiên dịch viên là ai?
2- Học gì để làm phiên dịch viên?
3- Nghề phiên dịch viên lương bao nhiêu?
4- Những yêu cầu bắt buộc đối với phiên dịch viên
4.1- Thành thạo ngôn ngữ
4.2- Am hiểu văn hóa
4.3- Luôn bình tĩnh
4.4- Đạo đức nghề nghiệp
5- Vì sao nên chọn nghề phiên dịch viên?
>>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách Định hướng nghề nghiệp cho tương lai
Phiên dịch viên là người thực hiện việc chuyển ngữ các thông tin từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Họ giữ vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động giao tiếp giữa những người nói các thứ tiếng khác nhau.
Nghề phiên dịch viên đòi hỏi bạn phải thành thạo ít nhất hai ngôn ngữ, có thể chuyển ngữ trong thời gian ngắn và phải đảm bảo chuyển ngữ chính xác nội dung. Với yêu cầu khắt khe như thế phiên dịch viên không chỉ phải giỏi ngôn ngữ mà còn phải hiểu biết các kiến thức về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Mặc dù nhiệm vụ chính của phiên dịch viên là truyền đạt thông tin từ người nói đến người nghe nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy. Bởi vì bạn sẽ phải chuyển ngữ trong thời gian rất ngắn và phải chuyển ngữ chính xác. Nếu dịch sai hoặc không đúng nghĩa thì ý nghĩa của nội dung truyền đạt sẽ hoàn toàn thay đổi.
Để theo nghề phiên dịch viên bạn không những phải học ngôn ngữ, mà còn phải tìm hiểu về văn hóa, xã hội của quốc gia sử dụng loại ngôn ngữ đó. Do đó, nếu muốn làm phiên dịch viên bạn cần theo học ngành ngôn ngữ học hoặc biên phiên dịch tại các trường đại học. Khi theo học các ngành này bạn sẽ trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Bạn có thể tham khảo ngành ngôn ngữ, biên phiên dịch tại các trường sau nếu muốn làm phiên dịch viên:
+ Đại học Hà Nội (HANU), với các ngành như: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật,…
+ Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội với các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Hàn, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Nga,…
+ Đại học Sư phạm Hà Nội ngành Ngôn ngữ Anh.
+ Đại học Sư phạm TP.HCM với 6 ngành: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Hàn Quốc.
+ Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội (USSH), bạn có thể theo học các ngành Hàn Quốc học, Nhật Bản học, Đông Phương học.
+ Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. HCM (VNUHCM-USSH), bạn có thể theo học ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Hàn Quốc học, Nhật Bản học,…
Ngoài con đường lấy bằng cử nhân bạn còn có thể chọn cách theo học các khóa ngoại ngữ ngắn hạn có cấp chứng chỉ để theo nghề phiên dịch viên. Chẳng hạn bạn cần có chứng chỉ Topik 3 trở lên để làm phiên dịch viên tiếng Hàn, HSK cấp 5 hoặc 6 nếu muốn làm phiên dịch viên tiếng Trung,…
Tuy nhiên khi theo học các khóa ngoại ngữ ngắn hạn bạn sẽ không được học các kiến thức về văn hóa, lịch sử, con người,… Vì vậy bạn sẽ phải tự tìm hiểu và tích lũy các kiến thức này.
Nghề phiên dịch viên là một trong những nghề nghiệp có yêu cầu cao về chuyên môn nên mức lương của nghề này cũng khá hấp dẫn, dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Ngoài công việc fulltime họ có thể nhận thêm các hợp đồng phiên dịch bên ngoài như phiên dịch tại các hội thảo, hội nghị. Khi đó mức lương họ nhận được khoảng từ 200 – 400 USD/ngày. Tuy nhiên họ sẽ phải dành rất nhiều thời gian, từ 1 – 2 tuần để chuẩn bị. Với các hội thảo có tính chuyên ngành cao hay về lĩnh vực khoa học, họ còn tốn nhiều thời gian chuẩn bị hơn nữa.
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần thông thạo ngoại ngữ là có thể làm phiên dịch viên mà không thực sự hiểu hết những đòi hỏi của nghề này. Thực tế để theo nghề này bạn cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về ngôn ngữ học, kỹ thuật dịch, kiến thức tổng quát, nền tảng văn hóa, sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp. Sau đây là những yêu cầu bắt buộc đối với phiên dịch viên:
Để làm nghề phiên dịch bạn cần thành thạo ít nhất 2 ngôn ngữ. Dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải thể hiện câu từ một cách rõ ràng, rành mạch. Để được như vậy bạn cần có ý thức sử dụng ngôn ngữ nghiêm túc, câu từ mạch lạc trong mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày. Lâu dần điều này sẽ trở thành thói quen của bạn và nó sẽ giúp bạn phiên dịch mượt mà, trôi chảy hơn.
Bên cạnh vốn từ phong phú, phiên dịch viên còn phải hiểu biết sâu các vấn đề ngôn ngữ học của hai ngôn ngữ, cũng như những tương đồng và khác biệt về ngữ pháp và ý nghĩa của hai ngôn ngữ. Những kiến thức này gắn liền với văn hóa, con người, phong tục, tập quán của hai quốc gia. Bởi vậy một yêu cầu quan trọng khác phiên dịch viên phải đáp ứng được là am hiểu văn hóa. Hãy nhớ phiên dịch không chỉ là việc chuyển ngữ mà còn là câu chuyện giao lưu văn hóa giữa những người bất đồng ngôn ngữ.
Khi phiên dịch bạn phải đặt bản thân vào vị trí của người truyền đạt. Các tình cảm cá nhân cần được gạt qua một bên và tuyệt đối không được nóng nảy. Bạn phải luôn giữ bình tĩnh để có thể xử lý và truyền tải nội dung một cách tốt nhất.
Trong trường hợp người nói nóng tính, có những câu nói nặng nề bạn cần dịch sau cho thể hiện được sự tức giận của họ. Đặc biệt phải nói sao để người nghe nhận thấy sự tức giận đó nhưng không thể phản ứng lại.
Đây là yếu tố rất quan trọng đối với người làm phiên dịch viên. Chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất chính là sự trung thành. Phiên dịch viên cần trung thành với nội dung gốc và phải giữ thái độ công bằng, không thiên vị khi phiên dịch. Đặc biệt tránh việc thêm thắt, bình luận hay thể hiện cảm xúc cá nhân người dịch vào lời dịch. Đồng thời còn phải luôn ghi nhớ vai trò, trách nhiệm của một phiên dịch viên, đừng đứng ra tranh luận như một người tham dự buổi họp.
Ngoài những yêu cầu kể trên, người phiên dịch viên còn phải có trí nhớ và sức khỏe tốt, luôn kiên trì, chăm chỉ, ham học hỏi, biết tổ chức công việc, nhanh nhẹn, tự tin, chu đáo, cẩn trọng trong công việc và phải có kiến thức rộng về văn hóa, xã hội, con người.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu tất tần tật về nghề phiên dịch viên
Theo Uptalent, có 6 lý do bạn nên chọn nghề phiên dịch viên:
Ngôn ngữ được xem là tinh hoa của mỗi nền văn hóa. Khi bạn thành thạo thêm một ngôn ngữ đồng nghĩa với việc bạn đã khám phá thêm một nền văn hóa mới. Biết thêm một ngôn ngữ mới bạn sẽ kéo gần khoảng cách với thế giới và biết thêm một cuộc đời mới.
Nếu nhìn từ bên ngoài dường như phiên dịch viên luôn lặng lẽ đứng phía sau nhưng thực tế vai trò của họ rất quan trọng. Họ chính là cầu nối giữa những người bất đồng ngôn ngữ. Với sự trợ giúp của họ các buổi hội nghị, hợp tác sẽ thành công và mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho các bên tham gia.
Nếu tham gia phiên dịch tại các sự kiện quốc tế bạn sẽ có cơ hội được đến nhiều nơi trên thế giới. Bạn có thể tháp tùng nguyên thủ quốc gia trong chuyến công tác và được gặp gỡ nhiều nhân vật cấp cao, nổi tiếng khác. Hoặc có khi bạn sẽ được gặp gỡ người bạn hằng ngưỡng mộ và là người phiên dịch cho họ.
Xu thế hội nhập đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa tất cả các nước trên thế giới. Do đó các công ty, tập đoàn quốc tế luôn cần tuyển dụng phiên dịch viên. Điều này đã mở ra cơ hội việc làm lớn cho những bạn yêu thích ngoại ngữ.
Làm phiên dịch viên bạn sẽ được đi nhiều nơi, được gặp gỡ nhiều người tài giỏi. Nhờ vậy bạn được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau và học hỏi được nhiều điều quý giá. Tất cả những kinh nghiệm, kiến thức bạn tích lũy được sẽ là bậc thang vững chắc đưa bạn thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong sự nghiệp. Chẳng hạn từ một phiên dịch viên bạn có thể trở thành một nhà ngoại giao, một chính khách hoặc một nhà quản lý cấp cao,…
Với phần lớn nghề nghiệp bạn sẽ phải nghỉ làm khi về hưu. Cũng có một số nghề có tuổi thọ rất ngắn, như là tiếp viên hàng không, vũ công,… Thế nhưng với phiên dịch viên lại không như vậy.
Ngay cả khi đã lớn tuổi những dịch giả giỏi vẫn có thể làm việc như bình thường. Thậm chí họ còn được tôn trọng và tin tưởng hơn. Với những người dịch nói, khi không còn nghe rõ và không thể đi lại nhiều, họ có thể chọn dịch sách báo, tài liệu, phim ảnh,…
Với những thông tin trong bài viết này chắc chắn bạn sẽ có định hướng nghề nghiệp đúng đắn với nghề phiên dịch viên. Khi đã định hướng đúng bạn sẽ tìm ra cách thức phù hợp để rèn luyện, nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và các kỹ năng khác. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình. Uptalent sẽ luôn đồng hành cùng bạn.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet