- 420k
- 1k
- 870
Bên cạnh Logistics (chuỗi vận chuyển) thì Supply Chain cũng là ngành nghề được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Nếu tìm hiểu một chút bạn sẽ thấy thuật ngữ này đã xuất hiện tại Việt Nam cả chục năm. Vậy ngành Supply Chain là làm gì? Cơ hội việc làm trong ngành này ra sao? Bạn đọc hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu ngành nghề đang là xu hướng này để có định hướng nghề nghiệp ngành Supply Chain tốt nhất nhé.
Nội dung bao gồm:
1- Ngành Supply Chain là làm gì?
2- Supply Chain Management là gì?
3- Sự khác nhau giữa Supply Chain và Logistics
4- Kỹ năng cần thiết để làm việc trong ngành Supply Chain
5- Điểm tên một vài vị trí trong ngành Supply Chain
Xem thêm >>>> Việc làm Supply Chain
Khi được hỏi ngành Supply Chain là làm gì nhiều người sẽ trả lời ngay làm hậu cần. Tuy nhiên, trên thực tế công việc của ngành Supply Chain rất phức tạp, với nhiều công việc sâu, rộng hơn rất nhiều.
Về cơ bản ngành Supply Chain sẽ thực hiện các nhiệm vụ lập kế hoạch, điều phối dòng chảy của các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, thông tin và tài chính qua nhiều đơn vị khác nhau để đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả.
Bạn cũng có thể hiểu đơn giản ngành Supply Chain sẽ thực hiện tất cả các công việc liên quan đến Logistics, quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp với các đối tác, khách hàng,…
Supply Chain Management (SCM) được hiểu là quản lý chuỗi cung ứng. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về SCM. Dưới đây là hai định nghĩa thường gặp:
“Quản lý chuỗi cung ứng là tổng hợp những hoạt động của nhiều tổ chức trong chuỗi cung ứng và phản hồi trở lại những thông tin cần thiết, kịp thời bằng cách sử dụng mạng lưới công nghệ thông tin và truyền thông kỹ thuật số.”
Hoặc
“Quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý dòng hàng hóa và dịch vụ và bao gồm tất cả các quy trình từ biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng.”
Nhìn chung SCM sẽ bao hàm các hoạt động phía nguồn cung của doanh nghiệp để tối đa hóa giá trị khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, SCM cũng mang lại cho các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp những giải pháp hữu hiệu để họ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng.
Có thể bạn quan tâm >>> Supply Chain là gì? Từ A-Z về ngành Supply Chain ở Việt Nam
Nếu như Supply Chain được hiểu là chuỗi cung ứng thì Logistics là chuỗi vận chuyển. Nói đơn giản hơn, Logistics chính là một bộ phận của Supply Chain. Bạn có thể thấy rõ sự khác nhau của Logistics và Supply Chain qua các điểm sau:
Hoạt động Logistics được giới hạn trong một tổ chức, còn Supply Chain là một mạng lưới liên kết bao gồm nhiều công ty khác nhau.
Logistics có ảnh hưởng trong ngắn và trung hạn, còn Supply Chain có ảnh hưởng trong dài hạn.
Logistics tập trung vào các hoạt động thu mua, phân phối và quản lý hàng tồn kho. Trong khi đó, Supply Chain còn bao gồm marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính và dịch vụ khách hàng.
Logistics hướng đến việc giảm chi phí vận chuyển, tăng chất lượng dịch vụ. Còn Supply Chain lại hướng đến mục tiêu giảm chi phí trên toàn chiến dịch phân phối, từ đó gia tăng hiệu quả của toàn bộ hoạt động Logistics.
Công việc trong ngành Supply Chain tương đối phức tạp và áp lực công việc cũng rất lớn. Do đó để làm việc trong lĩnh vực này bạn cần có các kỹ năng quan trọng sau:
Ngành Supply Chain có yêu cầu cao về chuyên môn. Tuy nhiên có nhiều tài liệu, kiến thức được viết bằng tiếng Anh. Vì vậy bạn cần giỏi ngoại ngữ để có thể trang bị cho mình thật nhiều các kiến thức cần thiết.
Các chuỗi cung ứng không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu sự trợ giúp của công nghệ, mà cụ thể là công cụ quản lý kho và các hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp như ERP.
Có thể nói môi trường làm việc ngành Supply Chain là nơi làm việc của những người sử dụng công nghệ. Do đó để thành công trong lĩnh vực này bạn cần am hiểu công nghệ thông tin và các hệ thống tự động.
Bên cạnh việc hiểu biết về chi phí cũng như am hiểu và nắm bắt tốt xu hướng thị trường, nền kinh tế bạn còn phải liên tục cập nhật các kiến thức và tin tức mới. Thường xuyên cập nhật và hiểu rõ các sự kiện đang xảy ra sẽ giúp bạn bắt kịp xu hướng và có nhiều ý tưởng đổi mới hơn.
Chuỗi cung ứng bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau, như là sản xuất, vận chuyển, kho bãi, bến cảng,… Do đó để làm việc hiệu quả trong ngành Supply Chain bạn cần phát triển các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thực tế trong một mảng nhất định. Tuy nhiên để tăng tính cạnh tranh cho profile của mình bạn nên tìm cơ hội trải nghiệm nhiều khía cạnh khác nhau để có kinh nghiệm trong toàn chuỗi cung ứng.
Mạng lưới quan hệ rất quan trọng với người làm việc trong ngành Supply Chain. Bạn làm việc hiệu quả ra sao, con đường thăng tiến tới đâu phụ thuộc rất lớn vào khả năng xây dựng mối quan hệ với người trong ngành của bạn. Vì vậy, hãy chủ động tham gia vào các hội nhóm, cộng đồng nghề nghiệp để kết nối với các nhân sự trong ngành.
Một ưu điểm khác khi bạn có mạng lưới quan hệ chất lượng là bạn sẽ có cơ hội học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích và tìm được những việc làm hấp dẫn.
Kỹ năng giải quyết vấn đề là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong ngành Supply Chain. Bởi vì các chuỗi cung ứng thường rất phức tạp và nhiều vấn đề phát sinh, nên bạn sẽ phải xem xét nhiều khía cạnh khác nhau khi xử lý công việc.
Hơn nữa, Supply Chain còn bao gồm rất nhiều yếu tố về công nghệ, dữ liệu, hàng hóa và con người. Do đó không thể giải quyết vấn đề tốt bạn sẽ không thể trụ vững trong ngành này.
Đừng bỏ lỡ >>> Ưu nhược điểm 05 mô hình vận hành chuỗi cung ứng
Điểm chung của những chuyên gia trong ngành Supply Chain là họ đều có khả năng tổ chức và định hướng công việc siêu tốt. Mỗi ngày làm việc của họ đều được lên kế hoạch cụ thể để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.
Ngoài ra, ngành Supply Chain bao gồm rất nhiều các khía cạnh, vấn đề khác nhau. Do đó, bạn cần phải dự tính trước mọi việc. Từ đó đảm bảo hoàn thành các mục tiêu về thời gian và chi phí trong quản lý chuỗi cung ứng.
Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng hiện nay rất được các doanh nghiệp quan tâm phát triển. Hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới và Việt Nam đều có bộ phận Supply Chain.
Các thống kê cho thấy, có tới hơn 300.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Supply Chain. Vì vậy có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho những bạn đang học ngành quản lý chuỗi cung ứng. Sau tốt nghiệp bạn có thể làm việc tại các vị trí như:
+ Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Manager)
+ Chuyên viên phân tích kinh doanh
+ Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng
+ Chuyên viên hoạch định và vận hành
+ Chuyên viên dự báo nguồn hàng
+ Chuyên viên vận hành làm việc tại các kho bãi
+ Chuyên viên mua hàng
+ Điều phối sản xuất
+ Quản lý kho vận
+ Điều phối nguồn nguyên vật liệu
+ Lập kế hoạch sản xuất
+ Quản lý chiến lược
+ Quản lý hàng hóa, kho bãi
+ Quản lý hàng tồn kho
+ Quản lý nguyên vật liệu
+ Quản lý dự án
….
Mặc dù khi nhắc đến hoạt động kinh doanh người ta thường nói nhiều về marketing hay bán hàng mà ít nhắc đến Supply Chain. Nhưng để phát triển bền vững và dành được vị thế cạnh tranh trong xu thế kinh doanh hiện đại thì quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả chính là yếu tố then chốt của các doanh nghiệp.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Supply Chain và có định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Nếu bạn đang tìm việc làm Supply Chain thì hãy nhanh tay truy cập vào HRchannels.com để nắm bắt những cơ hội việc làm hấp dẫn nhất nhé!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet