- 420k
- 1k
- 870
Tại công ty, bạn thường làm việc theo một nhóm và luôn có những đồng nghiệp rất thân cận. Tuy nhiên, một ngày kia họ đột nhiên nghỉ việc. Điều này gây ra áp lực không nhỏ cho bạn và cả nhóm vì khối lượng công việc đột ngột tăng lên.
Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu đồng nghiệp sắp nghỉ việc và cách ứng phó hiệu quả qua bài viết sau đây của Quân sư TalentBold để cảm thấy dễ dàng hơn trong tình huống này bạn nhé.
MỤC LỤC:
1- Những dấu hiệu phổ biến cho thấy đồng nghiệp thân thiết của bạn sắp nghỉ việc
2- Nên làm gì khi nhận thấy đồng nghiệp sắp nghỉ việc?
2.1- Lắng nghe và chia sẻ với đồng nghiệp
2.2- Hỗ trợ đồng nghiệp hoàn thành những việc còn dang dở
2.3- Tiếp tục giữ liên lạc với họ
2.4- Rút ra bài học cho riêng mình
2.5- Chú ý đến việc quản lý thời gian và công việc cho phù hợp hơn
2.6- Tổ chức tiệc chia tay cùng đồng nghiệp
Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu dưới đây ở người đồng nghiệp thân thiết thì nhiều khả năng họ đang chuẩn bị để nghỉ việc:
Gần đây bạn phát hiện đồng nghiệp của mình thường xuyên xin nghỉ hơn trước. Điều này có thể có hai nguyên nhân. Hoặc là họ thực sự có vấn đề cá nhân cần giải quyết. Hoặc là họ xin nghỉ để đi phỏng vấn tại công ty khác.
Nếu đó là người đồng nghiệp thân thiết với mình, bạn có thể tìm hiểu xem họ có gặp khó khăn gì không hoặc là có cần bạn trợ giúp điều gì không. Cho dù đồng nghiệp đó sắp nghỉ việc thì hành động này cũng rất hữu ích trong việc phát triển mối quan hệ của bạn với họ.
Người có mong muốn làm việc lâu dài tại doanh nghiệp thường rất nhiệt tình, năng nổ trong công việc. Đặc biệt, họ luôn chú ý tới các chi tiết nhỏ nhặt và nỗ lực hoàn thành công việc tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu họ đột nhiên trở nên hời hợt, không còn phấn đấu làm việc thì rất có thể họ đã không còn muốn gắn bó với công ty nữa rồi.
Đồng nghiệp của bạn bỗng nhiên chuyển giao dần các quyền hạn của mình cho người khác là dấu hiệu cho thấy họ đang dần rời khỏi các hoạt động của công ty. Khi nhận thấy dấu hiệu này, bạn có thể chắc chắn người đồng nghiệp đó đang chuẩn bị chuyển việc.
Thường thì đồng nghiệp của bạn sẽ có những thay đổi đột ngột trong lịch trình làm việc khi họ muốn nghỉ việc. Họ cũng thường ăn mặc chỉnh tề hơn và không còn nhiệt tình tham gia các hoạt động của công ty như trước nữa.
Sở dĩ họ biểu hiện như vậy là vì họ cần sắp thời gian để đi phỏng vấn. Khi nhận thấy dấu hiệu này ở đồng nghiệp thân thiết, bạn có thể tìm hiểu và chia sẻ cùng họ. Trong trường hợp người đó ở trong cùng một nhóm với bạn thì điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh lịch làm việc hợp lý hơn.
Đồng nghiệp của bạn thường xuyên xao nhãng trong giờ làm việc hoặc là không còn tập trung làm việc như trước nữa đều là dấu hiệu cảnh báo rằng họ sắp nghỉ việc.
Lúc này, công việc với họ không còn quan trọng nữa. Họ cũng không còn muốn đóng góp ý kiến hay tham gia thảo luận cùng mọi người trong các buổi họp.
Thường thì đồng nghiệp của bạn sẽ cố gắng tìm một công việc mới trước khi xin nghỉ để đảm bảo vấn đề tài chính của bản thân. Bởi vậy, không có gì lạ khi trong khoảng thời gian này họ thường nhận được điện thoại từ đơn vị tuyển dụng.
Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ thấy họ sử dụng mạng xã hội thường xuyên hơn trong giờ làm việc. Đây là vì họ đang tìm việc hoặc là họ quá chán nản với công việc hiện tại nên tìm cách giải trí.
Nếu đồng nghiệp của bạn đột nhiên không còn quan tâm tới các cơ hội phát triển bản thân hoặc là hời hợt với các cơ hội thăng tiến thì rất có thể họ đã quyết tâm rời bỏ công việc hiện tại rồi đấy. Điều họ quan tâm lúc này là tìm việc làm mới và có những dự định khác trong công việc.
Trước đây, đồng nghiệp có thể sẽ đến sớm và tan làm trễ hơn vài tiếng để hoàn thành một công việc hay dự án quan trọng nào đó. Nhưng, gần đây họ đến công ty và rời đi rất đúng giờ. Họ gần như sẽ ngay lập tức rời khỏi văn phòng khi vừa hết giờ làm việc.
Dấu hiệu này cho thấy họ đã không còn muốn công hiến sức lực cho công ty như trước nữa. Họ đang tự vạch ra ranh giới giữa công việc và đời sống cá nhân.
Đồng nghiệp của bạn luôn rất chăm chỉ và nghiêm túc thực hiện công việc lại thường xuyên xao nhãng, thiếu tập trung. Nếu bạn đến gần khu làm việc của họ, họ sẽ lập tức chuyển tab màn hình để giấu diếm việc gì đó. Khi nhận thấy điều này ở đồng nghiệp, có khả năng họ sắp nghỉ việc rồi đấy.
Dù đã hết giờ làm nhưng một nhân viên bình thường chắc chắn vẫn để ý tin nhắn hay các cuộc gọi từ đồng nghiệp để kịp thời xử lý công việc. Tuy nhiên, nhân viên sắp nghỉ việc sẽ không như vậy. Sau khi hết giờ làm, họ hoàn toàn cắt đứt liên lạc với người khác.
Đây là dấu hiệu cho thấy đồng nghiệp của bạn đang cố gắng phân biệt rạch ròi giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Đồng thời, nó cũng cho thấy họ không còn muốn dành nhiều thời gian cho công việc hiện tại nữa.
Nếu đồng nghiệp của bạn không gặp bất cứ vấn đề cá nhân nào nhưng năng suất làm việc lại giảm sút nghiêm trọng thì có thể họ đang có ý định tìm việc làm mới rồi đấy.
Thường thì dấu hiệu này cho thấy đồng nghiệp đó đã rất chán ngán với công việc hiện tại. Họ không còn tìm thấy động lực để làm việc và cống hiến nữa. Do đó, việc họ rời khỏi công ty chỉ là việc sớm hay muộn mà thôi.
Một nhân viên muốn nghỉ việc sẽ không muốn nỗ lực làm việc nữa. Đồng thời, họ cũng không quá coi trọng yêu cầu của cấp trên. Đôi khi họ còn tỏ ra bất cần và làm trái với yêu cầu của sếp.
Những biểu hiện trên đây đều cho thấy rõ ý định muốn nghỉ việc của đồng nghiệp. Bởi vậy, bạn cũng đừng quá hoang mang hay bất ngờ khi bắt gặp dấu hiệu này ở họ.
Thông thường, nhân viên muốn nghỉ việc sẽ không hào hứng tham gia vào các dự án dài hạn, trọng yếu của công ty. Họ đang cố gắng giảm thiểu trách nhiệm của mình trong công việc cũng như tránh việc phải bàn giao công việc quá lâu khi nghỉ việc.
Bạn sẽ thấy đồng nghiệp ít phát biểu ý hay đóng góp ý tưởng trong các buổi họp hơn trước. Lý do của việc này là vì họ không muốn bị kéo sâu vào hoạt động đó khi giải pháp của mình được chấp thuận.
So với việc phải ở văn phòng thường xuyên thì đồng nghiệp của bạn sẽ thích việc được tham gia các hoạt động đào tạo, sự kiện bên ngoài hơn. Điều này không chỉ giúp họ học được nhiều thứ hữu ích cho công việc mới mà còn mang đến cho họ sự tự do, thoải mái.
Trước đó, bạn sẽ thấy góc làm việc của đồng nghiệp có một vài vật dụng cá nhân thì nay không còn nữa. Khi không còn muốn gắn kết với công việc họ tự khắc sẽ dần tách biệt bản thân ra khỏi môi trường làm việc. Và mang dần đồ đạc cá nhân về nhà chính là việc họ sẽ làm.
Khi phát đồng nghiệp sắp nghỉ việc, bạn nên làm một số việc sau để công việc không quá tải đột ngột cũng như duy trì mối liên hệ với họ:
Nếu nhận thấy những dấu hiệu sắp nghỉ việc của đồng nghiệp bạn nên trò chuyện cùng họ. Hãy cố gắng lắng nghe tâm sự của họ và chia sẻ cùng họ trong khả năng của mình. Đây là cách rất hay giúp bạn hiểu hơn lý do họ nghỉ việc cũng như bày tỏ sự quan tâm, tôn trọng của mình với quyết định của họ.
Bạn hãy tìm hiểu xem có thể hỗ trợ đồng nghiệp việc gì trong quá trình bàn giao công việc hay không. Điều này rất hữu ích trong việc đảm bảo công việc chung của nhóm không gián đoạn sau khi họ rời đi.
Bạn đừng quên duy trì mối liên hệ với đồng nghiệp sau khi họ nghỉ việc. Biết đâu chính mối quan hệ tốt đẹp này lại mang tới cho bạn cơ hội phát triển sự nghiệp tốt hơn trong tương lai.
Việc tìm hiểu lý do đồng nghiệp nghỉ việc không phải là hành đồng thỏa mãn sự tò mò. Thực tế, bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ điều này để có thể cải thiện tình trạng hiện tại nếu cảm thấy cần thiết.
Sự rời đi của đồng nghiệp có thể làm gia tăng khối lượng công việc phải xử lý trong nhóm của bạn. Điều này gây ra áp lực không nhỏ lên cả nhóm. Do đó, bạn nên suy xét cẩn thận để tìm ra phương án làm việc thay thế trong khoảng thời gian chưa có nhân sự mới đến nhận việc.
Nếu điều kiện cho phép, bạn và các thành viên khác trong nhóm có thể tổ chức một buổi tiệc nhỏ để chia tay đồng nghiệp. Hãy xem điều này như một cơ hội tốt để bạn cùng đồng nghiệp ôn lại những kỷ niệm đẹp đã qua và gửi lời chúc tốt đẹp tới họ trên hành trình mới.
Sự rời đi của đồng nghiệp thân thiết chắc chắn sẽ khiến bạn buồn đau và áp lực không ít. Nhưng, bạn vẫn phải mạnh mẽ đối mặt với thực tế và xử lý tình huống theo cách phù hợp nhất.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Quân sư TalentBold về dấu hiệu đồng nghiệp sắp nghỉ việc và cách ứng phó sẽ hữu ích với bạn. Chúc luôn bạn thành công!