- 420k
- 1k
- 870
Thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, vui vẻ khi làm việc. Nhưng, nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên và đi kèm với sự mệt mỏi, chán nản, áp lực thì rất có thể bạn đang chán ngán công việc hiện tại.
Hãy cùng Quân sư TalentBold khám phá những dấu hiệu chán ngán công việc và cách khắc phục qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn bạn nhé!
MỤC LỤC:
1- Những dấu hiệu cho thấy bạn đang chán ngán công việc
2- Nguyên nhân gây ra tình trạng chán ngán công việc là gì?
3- Giải pháp nào có thể giúp bạn thoát cảnh chán ngán công việc?
Thỉnh thoảng bạn có chút chán nản khi tới giờ đi làm là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu thường xuyên xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì có lẽ bạn đã rơi vào trạng thái chán ngán công việc rồi đấy nhé.
Mỗi sáng thức dậy bạn liền cảm thấy chán nản khi nghĩ tới việc xách xe chạy tới công ty và những công việc còn đang dang dở. Bạn cũng không tìm thấy bất cứ sự hứng khởi nào để bắt đầu một ngày mới. Việc này xảy ra kể cả khi bạn đã ngủ đủ giấc và có một giấc ngủ ngon.
Chán ngán công việc khiến bạn không tìm thấy niềm hứng khởi khi làm việc. Bạn làm mọi việc chỉ cho xong mà không quan tâm tới kết quả tốt hay xấu.
Chính sự thờ ơ, chán nản đã lấy đi động lực cống hiến của bạn. Những gì bạn làm là đáp ứng yêu cầu của công việc ở mức tối thiểu và không có ý định làm những cái mới, cái tốt hơn cho công ty.
Bạn thường xuyên phân tâm, xao nhãng khi đang làm việc. Bạn có thể vừa làm vừa lướt mạng xã hội hoặc buôn chuyện liên tục với đồng nghiệp ngồi gần mình.
Không một ai có thể khẳng định họ có thể tập trung 100% cho công việc. Nhưng, khi sự xao nhãng quá nhiều và thường xuyên lại là dấu hiệu cho thấy bạn không còn mặn mà với công việc hiện tại nữa.
Chán ngán công việc gây ra nhiều cảm xúc tiêu cực cho bạn. Dù rằng đang trong khoảng thời gian nghỉ ngơi bạn cũng không thể thoát khỏi chúng.
Biểu hiện thường thấy nhất là bạn sẽ cảm thấy lo lắng, bất an về công việc ngay cả vào những ngày nghỉ cuối tuần. Bạn e ngại những công việc đang đợi mình khi tới công ty vào sáng thứ hai tới nỗi ngày cuối tuần chỉ còn lại mệt mỏi và lo âu.
Lo lắng, áp lực công việc thường xuyên khiến bạn rơi vào trạng thái tinh thần tiêu cực. Đồng thời, nó cũng gây ra sự suy giảm sức khỏe thể chất. Đôi khi bạn cảm thấy kiệt sức và ngủ quên ngay trên chính bàn làm việc của mình dù rằng đã được nghỉ ngơi đầy đủ.
Một số bạn lại có thể xuất hiện tình trạng đau bao tử, đau đầu, chóng mặt, đau nhức người, khó ngủ và chán ăn khi thường xuyên phải lo âu.
Sự xuất hiện của chứng chán ngán công việc khiến bạn cảm thấy cách vận hành, phát triển của công không còn phù hợp với mình nữa. Bạn cũng không muốn gần gũi cùng đồng nghiệp như trước và luôn cố gắng tách biệt bản thân ra khỏi guồng làm việc của công ty.
Một khi không hài lòng với công việc bạn sẽ dành nhiều thời gian để nói về sự tồi tệ của nó cho bạn bè, người thân của mình. Sở dĩ bạn làm như vậy là muốn tìm thấy sự an ủi của họ.
Cách làm này chỉ có tác dụng nhất thời. Sự chán ngán công việc sẽ không bị xóa nhòa bởi những an ủi đó và bạn sẽ ngày càng buồn chán hơn khi mọi thứ không còn phù hợp với mình.
Vì chỉ làm mọi việc cho xong, hoàn thành công việc ở mức thấp nhất nên hiệu suất làm việc của bạn suy giảm rõ rệt. Bạn sẽ nhận thấy điều này rõ nhất khi so sánh với hiệu suất tại thời điểm bạn vừa vào công ty.
Những ý kiến bạn đưa ra không được chấp nhận cũng không được phản hồi. Các đồng nghiệp khác thể hiện thái độ không tôn trọng và cô lập bạn. Họ không muốn trợ giúp bạn cũng không muốn bạn giúp họ.
Vì cảm thấy không phù hợp với môi trường làm việc mà bạn luôn phải giả vờ hài lòng hoặc là cố gắng thể hiện sự vui vẻ, cười nói cùng người khác. Dù đang cười nhưng thực tế bạn rất không thoải mái và chỉ muốn rời đi.
Xem thêm tại>>>Biểu hiện cho thấy bạn đang trì trệ trong công việc
Có 5 nguyên nhân phổ biến khiến bạn gặp phải sự chán ngán trong công việc. Cụ thể:
Làm công việc không yêu thích chỉ mang lại cho bạn cảm giác chán nản. Bạn cũng không tìm thấy ý nghĩa và niềm hứng khởi khi làm việc. Mục đích làm việc của bạn chỉ đơn giản để có được tiền.
Bạn phải làm những việc lặp đi lặp lại mỗi ngày, không có sự thăng tiến hay phát triển nào trong sự nghiệp và cả bản thân. Điều này gây ra sự chán nản rất lớn. Nó thúc đẩy bạn rời đi để tìm kiếm công việc phù hợp hơn.
Một số công việc có tính chất khá đơn giản hoặc không quá bận rộn. Chúng khiến người làm việc nảy sinh sự chán nản.
Sự tẻ nhạt, đơn điệu của công việc làm bạn cảm giác bản thân thật vô dụng, không đóng góp được gì cho công ty. Với những người trẻ, dồi dào năng lượng, sự nhiệt huyết thì nhàn rỗi quá mức chính là yếu tố ngăn trở sự nghiệp của họ.
Những người gắn bó lâu năm với công việc có điểm chung là họ luôn ý thức rõ ràng mục tiêu công việc của mình là gì. Điều này giúp họ liên tục nỗ lực vươn lên trong sự nghiệp.
Trong khi đó, người không có mục tiêu sẽ không tìm thấy động lực, cảm hứng để làm việc. Thứ họ nhận thấy chỉ là cảm giác chán nản, mệt mỏi.
Ai ai cũng mong muốn được thể hiện bản thân trong công việc và được công nhận, tôn trọng. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy thất vọng khi mãi chỉ được giao những công việc đơn giản, quen thuộc.
Hơn nữa, điều này cũng cho thấy công ty không tín nhiệm bạn, năng lực của bạn không được tiếp nhận. Theo thời gian, bạn chỉ cảm thấy sự chán nản, ngột ngạt vì công việc.
Có thể bạn quan tâm>>>Dấu hiệu cho thấy bạn đang rối loạn lo âu
Nếu nhận thấy bản thân xuất hiện cảm giác chán ngán công việc thì bạn hãy thử những cách sau để khắc phục nhé.
Khi bản thân xuất hiện một trong những dấu hiệu chán ngán công việc bạn cần bình tĩnh suy nghĩ xem nguyên nhân là do đâu.
Trước tiên hãy gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực để không làm ảnh hưởng đến kết quả công việc cá nhân cũng như toàn bộ tổ chức. Đồng thời, hãy tự trả lời những câu hỏi sau để hiểu rõ hơn tình trạng của bản thân:
- Bạn có hài lòng với công việc đang làm không?
- Bạn cảm thấy mức lương của mình có xứng đáng không?
- Chức danh và trách nhiệm hiện tại của bạn có tương đồng với nhau không?
- Bạn có tìm thấy ý nghĩa, giá trị nào trong công việc hay không?
- Sếp có giao cho bạn công việc phù hợp năng lực hay không?
- Bạn có yêu thích công việc đang làm?
- Bạn muốn làm gì đó mới mẻ không?
Sau một thời gian làm việc bạn có thể nhận thấy bản thân không còn động lực làm việc, cũng không còn hài lòng với những gì đang làm.
Lúc này, điều bạn nên làm là suy nghĩ lại lý do bạn chọn công việc này. Hãy tự hỏi xem bạn kỳ vọng điều gì từ nó? Bạn có học hỏi hay cải thiện được gì sau quá trình làm việc hay không?
Khi nhận thấy bản thân đang chán ngán với công việc hiện tại bạn nên trò chuyện thẳng thắn cùng sếp của mình. Điều này có thể giúp bạn nhận được những lời khuyên quý giá, được đánh giá cao hoặc là được giao cho những công việc mới thú vị, hấp dẫn hơn.
Nếu nguyên nhân bạn chán ngán công việc là vì chưa thể vận dụng toàn bộ kỹ năng của bản thân thì hãy đề nghị cấp trên giao cho mình thêm việc mới. Khi không có quá nhiều thời gian rảnh rỗi biết đâu bạn lại tìm lại được cảm hứng, nhiệt huyết lúc ban đầu đặt chân vào công ty và làm việc tốt hơn.
Khi những kiến thức, kỹ năng của bạn trở nên bão hòa với công việc thì hãy chủ động làm mới nó. Điều này sẽ giúp bạn đánh tan nổi chán ngán đang nảy sinh mỗi ngày làm việc. Hơn nữa, bằng cách học hỏi bạn cũng mở ra cho mình con đường thăng tiến sự nghiệp rộng mở hơn trong tương lai.
Có mục tiêu cá nhân cụ thể tỏ ra rất hữu hiệu trong việc vực dậy tinh thần làm việc. Hãy thiết lập cho mình những mục tiêu từ nhỏ đến lớn để cảm giác chán ngán không còn gây ảnh hưởng xấu tới bạn. Đồng thời, điều này cũng giúp bạn đạt tới những thành công lớn hơn.
Không ai có thể làm liên tục ngày này sang tháng khác như một cái máy. Dù bận rộn đến đâu cũng hãy dành thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự thưởng cho mình một chuyến du lịch, dã ngoại hay pinic để tìm thấy cảm giác thoải mái sau những mệt mỏi từ công việc. Nếu không thích di chuyển nhiều thì bạn cũng có thể làm những việc mình thích như nấu ăn, nghe nhạc, làm vườn,… để giải tỏa căng thẳng.
Những công việc nhàm chán có thể trở nên thú vị, hiệu quả hơn khi bạn biết cách ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình làm việc. Khi những thao tác lặp đi lặp lại được xử lý tự động bạn có thể làm việc nhanh hơn, cũng không cảm thấy chán nản, tẻ nhạt nữa.
Đôi khi sự chán ngán công việc đến từ các yếu tố tiêu cực trong môi trường làm việc hoặc tính chất công việc đã không còn phù hợp với bạn. Nếu là như vậy thì đã đến lúc bạn phải tìm kiếm cho mình một công việc mới rồi đấy.
Sự thay đổi sẽ mang lại cho bạn những cảm xúc tích cực. Bạn sẽ tìm lại được động lực, sự nhiệt huyết trước đây mình từng có trong công việc.
Để tìm được công việc phù hợp, bạn có thể tìm tới trang tuyển dụng việc làm cấp cao uy tín HRchannels. Tại đây, rất nhiều tin tuyển dụng thuộc đa dạng lĩnh vực được cập nhật nhanh chóng. Ngoài ra, trang web còn cung cấp nhiều tính năng hiện đại nhằm hỗ trợ cho ứng viên tìm việc làm nhanh, chất lượng.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của Quân sư TalentBold sẽ hữu ích với những bạn đang chán ngán công việc. Nếu nhận thấy bản thân có bất cứ dấu hiện chán ngán công việc hiện tại nào thì hãy khắc phục ngay lập tức bạn nhé. Chúc bạn luôn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet