- 420k
- 1k
- 870
Đạo đức nghề nghiệp là tiêu chuẩn mà mọi khách hàng, đối tác đều mong muốn có được từ doanh nghiệp mà họ lựa chọn. Giá trị đạo đức nghề nghiệp chỉ có được khi mỗi thành viên trong doanh nghiệp đều hướng đến tiêu chuẩn này. Và bài viết hôm nay của Ms. Uptalent chính là cẩm nang cách để phát triển đạo đức nghề nghiệp trong doanh nghiệp sao mà bạn đọc đang tìm kiếm.
MỤC LỤC:
1. Đôi nét về đạo đức nghề nghiệp
2. Vai trò của đạo đức nghề nghiệp
3. Cách để phát triển đạo đức nghề nghiệp trong doanh nghiệp
>>> Xem thêm: Việc làm Supply Chain
Đạo đức nghề nghiệp (Work Ethics) là những nguyên tắc và giá trị đạo đức mà mỗi nghề nghiệp quy định, yêu cầu người lao động làm việc trong ngành nghề đó phải tuân thủ. Những hành vi làm trái đạo đức nghề nghiệp nhẹ thì bị khiển trách, kỷ luật trong nội bộ doanh nghiệp, nặng thì có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Như vậy, ngành nghề khác nhau, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sẽ khác nhau tùy thuộc vào tính chất công việc. Nhưng tất cả đều hướng người lao động đến những giá trị nhân văn, hành vi chuẩn mực, trau dồi những phẩm chất đạo đức tốt không chỉ mang lại giá trị khi làm việc, khi phục vụ khách hàng mà còn hữu ích cho cả cuộc sống riêng của người lao động.
Những đạo đức nghề nghiệp không thể thiếu ở người lao động gồm sự trung thực, tinh thần trách nhiệm, thái độ tôn trọng mọi người xung quanh, sự công bằng, sự quan tâm… Nhờ những đạo đức nghề nghiệp này mà một môi trường làm việc lành mạnh, ổn định, đáng tin cậy mới được hình thành.
Phát triển đạo đức nghề nghiệp là mục tiêu luôn hiện hữu tại mọi loại hình doanh nghiệp, bởi lẽ, vai trò đạo đức nghề nghiệp mang lại cho tổ chức luôn là giá trị bền vững, lâu dài:
Những tuân thủ trong đạo đức nghề nghiệp luôn gắn liền với những cam kết về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng / đối tác. Vì vậy, một khi tập thể thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp, đồng nghĩa những giá trí khách hàng / đối tác nhận được luôn đúng với cam kết. Sự tin tưởng ngày càng lan rộng và được duy trì bền chặt.
Doanh nghiệp áp dụng nghiêm túc đạo đức nghề nghiệp ở mọi cấp bậc công việc, mọi bộ phận chuyên môn thì tự khắc mỗi nhân viên sẽ có được cảm giác an toàn, tin tưởng khi làm việc. Từ đó, họ an tâm thực hiện nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, góp phần tạo nên môi trường làm việc tích cực, thu hút đông đảo nhân tài.
>>> Bạn có thể xem thêm: Đạo đức nghề nghiệp là gì? Tiêu chuẩn thực hiện đạo đức nghề nghiệp
Tuân thủ và thực hiện đạo đức nghề nghiệp chính là sự khẳng định phẩm chất đạo đức tích cực nơi cá nhân người lao động. Khách hàng / đối tác luôn an tâm làm việc cùng nhân viên đó, đồng nghĩa họ đã xây dựng thành công thương hiệu cá nhân. Nhiều thương hiệu cá nhân phát triển sẽ càng nâng cao hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp.
Mỗi ngành nghề có rất nhiều doanh nghiệp cùng tham gia, tiêu chuẩn lựa chọn của khách hàng sẽ càng khắt khe hơn. Trong đó, chữ Tín luôn được đề cao, những gì doanh nghiệp cam kết càng thực hiện đúng, càng duy trì liên tục thì càng thu hút thị phần mạnh mẽ.
Nỗ lực hết lòng phục vụ khách hàng, linh hoạt ứng phó vì lợi ích của khách hàng chỉ có ở những nhân sự có ý thức trách nhiệm cao. Vậy ý thức trách nhiệm cao này từ đâu mà có? Chính từ sự tin tưởng của nhân viên dành cho tổ chức dựa trên những đạo đức nghề nghiệp mà tổ chức đã đặt ra và đang nghiêm túc thực hiện.
Những mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ hoặc trong quá trình làm việc với khách hàng, ít nhiều vẫn sẽ phát sinh. Một khi đã có tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nhất quán, doanh nghiệp sẽ phân định đúng sai dễ dàng và có hướng xử lý nhanh, hiệu quả, hợp tình, hợp lý nhất.
Một doanh nghiệp mà mỗi nhân viên đều tôn trọng và cam kết phát huy đạo đức nghề nghiệp thì không chỉ nhân tài và các đối tác đều muốn gắn kết, hợp tác lâu dài. Dưới đây là những cách để phát triển đạo đức nghề nghiệp khả thi áp dụng cho nhiều doanh nghiệp, mang lại hiệu quả cao với nguồn lực tiết kiệm nhất:
Trước khi kiến tạo ra những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho doanh nghiệp, người lãnh đạo cần nắm rõ 04 nguyên tắc xây dựng đạo đức nghề nghiệp sau:
Nguyên tắc lợi ích: Hướng đến lợi ích của khách hàng / đối tác và xã hội
Nguyên tắc tự chủ: Tôn trọng sự tự do, quyết định trên tinh thần tự nguyện trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp (nhân viên doanh nghiệp) và khách hàng/đối tác.
Nguyên tắc bảo đảm an toàn: Nhân viên doanh nghiệp có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo đảm các giao dịch không gây thiệt hại cho khách hàng / đối tác.
Là doanh nghiệp ra đời sau, việc tham khảo đạo đức nghề nghiệp của các doanh nghiệp đi trước trong cùng ngành sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tổng hợp, sàng lọc, đúc kết những tiêu chuẩn mang lại giá trị cao. Đồng thời hiểu rõ những ưu nhược điểm từ các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đó để cải tiến cho nội dung của doanh nghiệp mình.
>>> Bạn có thể quan tâm: Sự khác nhau giữa đạo đức kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp
Mọi tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong một ngành nghề đều tốt nhưng nếu lấy tất cả để làm nội dung đạo đức nghề nghiệp cho tổ chức thì rất khó thực hiện trọn vẹn, chứ chưa nói là thực hiện tốt. Kết quả tiêu chuẩn đạo đức nào cũng hời hợt, cũng tàm tạm, không tạo được ấn tượng sâu sắc nào cho khách hàng.
Do đó, hãy chọn cho doanh nghiệp một số tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ưu tiên, khuyến khích nhân viên phát triển mạnh và trở thành dấu ấn thương hiệu cho tổ chức. Số lượng và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cần khả thi thực hiện, phù hợp thời gian và khối lượng công việc mỗi vị trí đang đảm nhận.
Thường trách nhiệm này sẽ giao cho phòng nhân sự vì đây là cầu nối giữa lãnh đạo và nhân viên trong mọi tổ chức. Thông qua quá trình tuyên truyền, mỗi nhân sự hiểu rõ đạo đức nghề nghiệp ưu tiên mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Từ đó có những bước đầu áp dụng dưới sự kiểm soát, nhắc nhở từ phía bộ phận quản lý.
“Có thực mới vực được đạo”, nếu chỉ hô hào kêu gọi thì quá trình phát triển đạo đức nghề nghiệp của tổ chức sẽ như một phong trào, rộ lên nhanh, rồi cũng chìm lắng nhanh. Để điều này không xảy ra, doanh nghiệp cần có những chính sách khen thưởng theo quy định và khen thưởng đột xuất để mọi nhân viên đều thấy rằng sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của họ không chỉ tốt cho tập thể mà còn tốt cho cả lợi ích cá nhân.
Việc đánh giá tấm gương đạo đức nghề nghiệp cần công bằng, minh bạch, có dữ liệu chứng minh cụ thể. Đối tượng ưu tiên khen thưởng nên là nhân viên / chuyên viên vì đây là nhóm nhân sự có số lượng đông nhất, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, nắm giữ vai trò cao trong việc triển khai nhiệm vụ chi tiết. Còn những cấp quản lý thì việc khen thưởng, nêu gương nên theo quý hoặc theo năm.
Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp là điều tích cực, nhưng không phải là hành trình dễ dàng. Ví dụ như nhân viên muốn chăm chút cho chất lượng phục vụ khách hàng thì quỹ thời gian cho mỗi đầu việc phải tăng lên. Có thể sẽ vô tình chậm trễ, hoặc phát sinh sai sót nhỏ, đừng để nhân viên phải tự gánh chịu tổn thất, vì nếu làm vậy, họ sẽ thấy quá trình áp dụng đạo đức nghề nghiệp gây thiệt hại cho họ hơn là lợi ích.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp, cụ thể là các quản lý trực tiếp hãy luôn đồng hành, quan tâm những khó khăn của nhân viên, hỗ trợ nhân viên giải quyết vấn đề phát sinh, nhắc nhở hướng dẫn họ cách thức làm việc tốt nhất trong giai đoạn đầu hình thành văn hóa đạo đức nghề nghiệp.
Mỗi giai đoạn phát triển, thực tế kinh doanh sẽ có những chuyển biến khác nhau. Ví dụ trước đây khách hàng thích mua hàng giá rẻ, nhưng giờ đây, sản phẩm an toàn cho sức khỏe, tăng sức đề kháng luôn được ưu tiên hơn.
Chính vì vậy, nội dung đạo đức nghề nghiệp cần được cập nhật, theo dõi và điều chỉnh (thêm hoặc bớt) theo tình hình thực tế. Nhưng lưu ý:
Không nên thay đổi liên tục vì như vậy tập thể sẽ không mặn mà phấn đấu, bởi lẽ họ nghĩ rằng “nhanh thôi sẽ có nội dung mới, không cần phải để tâm cho nội dung hiện tại làm gì”
Nêu rõ lý do điều chỉnh để nhân viên thấy rõ tính cấp thiết của việc cần thay đổi, từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân và nỗ lực nâng cao đạo đức nghề nghiệp theo tiêu chuẩn mới.
Những cách để phát triển đạo đức nghề nghiệp trong doanh nghiệp được Ms. Uptalent chia sẻ trên đây đều đã được kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả tại nhiều loại hình tổ chức. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp luôn đòi hỏi sự nỗ lực và ý thức trách nhiệm cao, vì vậy, quá trình phát triển rất cần có sự chỉ đạo, hỗ trợ và tấm gương đạo đức nghề nghiệp từ chính các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet