- 420k
- 1k
- 870
Nhắc đến phạm trù đạo đức trong hoạt động kinh doanh sản xuất, chúng ta thường được đề cập đến hai khái niệm đạo đức kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp. Mặc dù cả hai cùng hướng đến những điều chuẩn mực, mang đến điều tốt đẹp cho xã hội, nhưng vẫn hiện hữu những điểm khác biệt mang giá trị đặc thù. Để hiểu rõ sự khác nhau giữa đạo đức kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp ra sao, mời bạn cùng Ms. Uptalent theo dõi bài viết hôm nay.
MỤC LỤC:
1. Tìm hiểu khái niệm
2. Ví dụ cụ thể về đạo đức kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp
3. Nét tương đồng giữa đạo đức kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp
4. Sự khác nhau giữa đạo đức kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp
>>> Xem thêm: Việc làm lương cao
Trước khi tìm hiểu sâu về những điểm giống và khác nhau giữa đạo đức kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp, quân sư sẽ cùng các bạn điểm sơ qua khái niệm của từng phạm trù này:
Đạo đức kinh doanh là những phạm trù đạo đức vận dụng trong hoạt động kinh doanh, bao gồm các nguyên tắc, chuẩn mực dùng làm cơ sở điều chỉnh, hướng dẫn, đánh giá và kiểm soát hành vi của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh.
Mỗi ngành nghề sản xuất kinh doanh sẽ có những tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh khác nhau. Mỗi chủ thể kinh doanh (doanh nghiệp, tổ chức) cũng có những nội dung đạo đức kinh doanh có thứ tự ưu tiên khác nhau. Một khi chủ thể kinh doanh ý thức cao về đạo đức kinh doanh và áp dụng một cách nghiêm túc thì lợi ích kinh doanh sẽ được phát triển.
Đạo đức nghề nghiệp là phạm trù đạo đức vận dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm các nguyên tắc, chuẩn mực dùng để điều chỉnh, hướng dẫn, đánh giá và kiểm soát hành vi của một cá nhân hoặc một tổ chức tham gia vào quá trình hoạt động đó.
Mỗi lĩnh vực ngành nghề, mỗi vị trí công việc sẽ có những đặc thù khác nhau nhưng sự khác biệt tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp không quá lớn, thường chỉ là khác thứ tự ưu tiên. Việc nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp không chỉ nằm ở ý thức riêng của cá nhân, mà còn cần có sự đốc thúc, nhắc nhở, hướng dẫn của chủ thể kinh doanh là các doanh nghiệp, tổ chức nơi cá nhân đó làm việc.
Những ví dụ sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nội dung của mỗi phạm trù đạo đức mà bài viết đề cập:
Đạo đức kinh doanh chú trọng đến những nguyên tắc, chuẩn mực mang tầm vĩ mô:
>>> Bạn có thể xem thêm: Cách để phát triển đạo đức nghề nghiệp trong doanh nghiệp
Khách hàng tin tưởng vào cam kết cung cấp sản phẩm nguyên liệu sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng nên mới gắn bó với sản phẩm của doanh nghiệp. Chỉ cần một lần phát hiện doanh nghiệp vi phạm cam kết đạo đức kinh doanh này, lượng lớn khách hàng sẽ quay lưng.
Khách hàng là tài sản của doanh nghiệp, phải mất rất nhiều công sức mỗi doanh nghiệp mới có được những thông tin về nhân thân, sở thích, công việc, tài chính… của họ. Bản thân khách hàng cũng vì tin tưởng doanh nghiệp nên mới cung cấp những thông tin cá nhân. Vì vậy, dù là vì lợi ích doanh nghiệp hay vì chữ Tín với khách hàng, doanh nghiệp và mỗi thành viên trong tổ chức đều phải bảo mật thông tin của khách hàng, không được để lộ cho đối thủ cạnh tranh, cũng không được bán cho bên thứ ba để kiếm lợi cho mình nhưng lại ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng.
Doanh nghiệp nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Những nhược điểm có thể là những tiêu cực cần được xóa bỏ, ví dụ như lạm dụng chức vụ, liên kết bè phái… làm tổn hại đến quyền lợi, uy tín của tổ chức. Muốn xóa bỏ những tiêu cực này cần có sự phản ánh từ những người trong cuộc. Vì vậy đạo đức kinh doanh liên quan đến việc bảo vệ thông tin người tố cáo cần được thiết lập và nghiêm túc thực hiện. Nếu doanh nghiệp chỉ cam kết suông thì tiêu cực sẽ không bao giờ bị loại bỏ, mà chỉ ngày càng biến tướng tinh vi hơn mà thôi.
Đạo đức nghề nghiệp phản ánh những nguyên tắc, chuẩn mực dành cho cá nhân hoặc tập thể ở cả tầm vi mô và vĩ mô:
Sự trung thực của một cá nhân / tổ chức tạo nên lòng tin, sự tin tưởng và sự an tâm ủy thác từ cả quản lý doanh nghiệp, khách hàng và đối tác liên kết với doanh nghiệp thông qua cá nhân / tổ chức đó.
Trong xu thế cạnh tranh gay gắt, sự trung thành luôn được doanh nghiệp đề cao và xem đó là cơ sở để tạo nên một tập thể đồng lòng, vững mạnh, luôn hướng đến lợi ích cao nhất của doanh nghiệp.
Kỹ năng làm việc nhóm là yêu cầu bắt buộc tại mọi vị trí. Muốn làm việc nhóm hiệu quả thì trước hết mỗi nhân sự cần có thái độ tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng giảm bớt cái tôi của bản thân để hướng đến “cái tôi” chung của tập thể.
>>> Bạn có thể tham khảo: Đạo đức nghề nghiệp là gì? Tiêu chuẩn thực hiện đạo đức nghề nghiệp
Khi so sánh bất cứ nội dung gì, không nên chỉ tập trung vào điểm khác biệt mà cần tìm hiểu cả nét tương đồng để có cái nhìn toàn diện nhất.
Những đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực vừa có thể áp dụng vào quá trình phục vụ hoạt động kinh doanh của cá nhân, vừa có thể áp dụng trọn vẹn vào chuẩn mực kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, đạo đức nghề nghiệp có thể xem là một tập con của đạo đức kinh doanh.
Cả đạo đức kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp đều cần trải qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế, từ đó đúc kết các giá trị, suy ngẫm mức độ ưu tiên trước khi hình thành những bản đạo đức mang lại giá trị cao nhất.
Hai phạm trù đạo đức này đều được xem là tiêu chuẩn để điều chỉnh, hướng dẫn, đánh giá và kiểm soát hành vi của đối tượng mà phạm trù hướng đến. Một bên là cá nhân hoặc tổ chức, một bên là thiên về tổ chức.
Điểm tương đồng là vậy nhưng xét chi tiết mỗi phạm trù, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức kinh doanh đều có những sự khác biệt mang tính đặc thù:
Đạo đức kinh doanh áp dụng trong môi trường làm việc, nơi mà các hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra.
Đạo đức nghề nghiệp áp dụng cả trong môi trường làm việc và trong cuộc sống thường nhật của mỗi cá nhân.
Đạo đức kinh doanh hướng đến đối tượng điều chỉnh là các chủ thể kinh doanh (như cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức) cho thấy quy mô đối tượng lớn.
Đạo đức nghề nghiệp hướng đến đối tượng điều chỉnh là một cá nhân hoặc nhiều cá nhân trong tập thể, quy mô đối tượng nhỏ, mang tính nội bộ.
>>> Bạn có thể quan tâm: Đạo đức kinh doanh là gì? Nguyên tắc thực hiện đạo đức kinh doanh
Mỗi ngành nghề, mỗi vị trí công việc có những yêu cầu về đạo đức kinh doanh khác nhau cả về mức độ ưu tiên và nội dung đạo đức hướng tới
Đạo đức nghề nghiệp thì dù bạn làm ở vị trí công việc nào, nội dung đạo đức nghề nghiệp cũng sẽ có nét tương đồng. Chủ yếu là khác nhau về mức độ ưu tiên, còn nội dung chi tiết sẽ luôn có những tiêu chuẩn giống nhau cho mọi ngành nghề, lĩnh vực
Đạo đức kinh doanh đều được soạn thành văn bản, mang giá trị chính thức trong mọi hoạt động của tổ chức. Thậm chí có thể công bố như một cam kết với xã hội, khách hàng, đối tác.
Đạo đức nghề nghiệp linh hoạt hơn, mỗi cá nhân tự ý thức và tự giữ cho riêng mình, không cần tạo văn bản, không cần công bố chính thức.
Đạo đức kinh doanh liên quan trực tiếp đến các tiêu chuẩn hoạt động của chủ thể kinh doanh, giống như một nét riêng để tạo thương hiệu kinh doanh. Do đó chỉ được phổ biến trong nội bộ, và chỉ các thành viên của chủ thể kinh doanh mới phải tuân thủ.
Đạo đức nghề nghiệp mang giá trị cá nhân nên có thể chia sẻ với mọi người xung quanh, mang đến những đóng góp có giá trị tương thích cao với nhu cầu phát triển của những nhóm đối tượng khác nhau. Việc làm theo hay không sẽ tùy thuộc vào lựa chọn của cá nhân nhận được sự chia sẻ.
Tiêu chuẩn đạo đức trong đạo đức nghề nghiệp và đạo đức kinh doanh đôi khi có sự tương đồng trong thứ tự ưu tiên. Mặc dù vậy, tình huống áp dụng sẽ ở cấp độ quy mô khác nhau. Ví dụ tiêu chuẩn “giữ bí mật khách hàng” trong nghề luật sư
Đạo đức kinh doanh giữ bí mật khách hàng trước quan tòa, thẩm phán nhưng họ có thể chia sẻ với các cộng sự trong nhóm biện hộ của công ty luật, cùng nhau tìm giải pháp.
Đạo đức nghề nghiệp giữ bí mật khách hàng trước cả các đồng nghiệp, thậm chí là với Sếp vì họ không muốn một ai đó làm lộ thông tin. Trong trường hợp này, cá nhân có thể sẽ phải tự mình tìm kiếm bằng chứng khác để biện hộ cho thân chủ.
Qua đánh giá sự khác nhau của đạo đức kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp, chúng ta nhận thấy mặc dù quy mô của đạo đức kinh doanh luôn lớn hơn đạo đức nghề nghiệp nhưng quân sư TalentBold khẳng định, hai phạm trù này không thể tách rời vì chúng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Đạo đức kinh doanh giúp cá nhân / tập thể định hướng đạo đức nghề nghiệp phù hợp, còn đạo đức nghề nghiệp giúp cho quá trình hiện thực hóa đạo đức kinh doanh đạt tiêu chuẩn, mang lại lợi ích vĩ mô cho chủ thể kinh doanh.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet