maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
QUẢN TRỊ

Đạo đức kinh doanh là gì? Nguyên tắc thực hiện đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là gì? Nguyên tắc thực hiện đạo đức kinh doanh

Hoạt động kinh doanh là nền tảng phát triển của xã hội nhưng thực tế hiện nay, kinh tế có phát triển đó nhưng không bền vững vì đạo đức kinh doanh đang dần bị bỏ quên trong một thế giới mà con người đang ngày càng chạy theo giá trị vật chất. Đạo đức kinh doanh là gì? Nguyên tắc thực hiện đạo đức kinh doanh ra sao? Mời bạn cùng chiêm nghiệm bài viết Ms. Uptalent chia sẻ hôm nay.

MỤC LỤC:
1- Đạo đức kinh doanh là gì?
2- Đạo đức kinh doanh áp dụng với ai?
3- Vì sao nên có đạo đức kinh doanh
4- Nguyên tắc trong đạo đức kinh doanh
5- Ví dụ thực tế về đạo đức kinh doanh (câu chuyện của Tony buổi sáng)

Tuyển dụng nhân sự cấp cao>>> Xem thêm: Việc làm lương cao

1- Đạo đức kinh doanh là gì? 

Đạo đức kinh doanh (tiếng Anh gọi là Business Ethics) là thuật ngữ đề cập đến những khía cạnh thuộc về đạo đức, mang tính nhân văn, thể hiện nét chân – thiện – mỹ cần áp dụng trong hoạt động kinh doanh.

Đây là một tập hợp bao gồm các nguyên tắc, chuẩn mực trong cả suy nghĩ và hành động, định hướng cho những người làm kinh doanh ý thức được

  • Các quy tắc ứng xử đúng đắn trong kinh doanh với cả khách hàng, đối tác, nhân viên, xã hội…

  • Tuân thủ giá trị của sự trung thực, công bằng khi cung cấp các sản phẩm / dịch vụ kinh doanh

  • Không khuất phục trước những cám dỗ mang tính nhất thời nhưng gây ra những hệ lụy nguy hại lâu dài cho khách hàng, xã hội và cho cả tương lai kinh doanh của chính tổ chức.

Đạo đức kinh doanh chính là nền tảng xây dựng lòng tin nơi khách hàng, mang đến năng lực phát triển ổn định, bền vững cho cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp của họ.

2- Đạo đức kinh doanh áp dụng với ai? 

Đạo đức kinh doanh áp dụng cho tất cả những cá nhân, tổ chức có tham gia vào hoạt động cung cấp sản phẩm / dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh, bao gồm:

  • Những việc làm hấp dẫn

    QA Manager (Chinese, Electronics)

    Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

    Branch Manager (Logistics)

    Đà nẵng Quản lý điều hành , Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic

    Warehouse Manager (Garment)

    Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Kho vận, Sản Xuất

    QA Manager (Garment)

    Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

    Marketing Manager (Education)

    Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

    Thể chế kinh doanh của một quốc gia

  • Chính phủ điều hành hoạt động kinh doanh quốc gia

  • Công đoàn nơi người lao động sản xuất hàng hóa / dịch vụ làm việc

  • Nhà cung ứng nguyên vật liệu, phụ kiện, bán thành phẩm cho hoạt động sản xuất kinh doanh

  • Khách hàng mua đi bán lại hàng hóa / dịch vụ

  • Cổ đông, chủ doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh…

Đạo đức kinh doanh không chỉ là những quy tắc có sự chế tài của pháp luật, mà còn là những quy tắc bất thành văn thuộc về nhân tính, nhân đạo, mang đến nền tảng đạo đức để các cá nhân, tổ chức dung hòa giữa hành vi kinh doanh có đạo đức và hành vi duy trì lợi thế cạnh tranh kinh doanh trên thương trường.

Đạo đức kinh doanh

>>> Bạn có thể xem thêm: Những điều đặc biệt trong văn hóa kinh doanh người Đức

3- Vì sao nên có đạo đức kinh doanh 

Để biết vì sao nên có đạo đức kinh doanh, chúng ta hãy cùng phân tích những lợi ích mà phạm trù này sẽ mang lại cho người làm kinh doanh to lớn ra sao nhé

3.1. Phân định đúng sai trong hành động

Một doanh nghiệp cần có những chuẩn mực kinh doanh để tạo chỗ đứng trong lòng khách hàng. Chuẩn mực này không chỉ lãnh đạo phải thực hiện, mà toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên đều phải nghiêm túc thực hiện. Việc xây dựng quy chuẩn đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp sẽ là cơ sở để mọi người biết mình nên làm gì, không nên làm gì, thưởng phạt ra sao, từ đó nâng cao ý thức tuân thủ chuẩn mực kinh doanh.

3.2. Giữ chân nhân viên gắn bó lâu dài

Đạo đức kinh doanh bao gồm những quy tắc về sự công bằng, minh bạch, linh hoạt hỗ trợ nhân viên …Đây cũng là những yếu tố giúp nhân viên nhận được những quyền lợi hợp pháp, thiết thực, được bảo vệ và đối xử công bằng. Một khi nhân viên an tâm về đạo đức kinh doanh của tổ chức, họ luôn sẵn sàng gắn bó kể cả những lúc doanh nghiệp khó khăn.

3.3. Xây dựng niềm tin nơi khách hàng

Khách hàng lựa chọn sản phẩm của một doanh nghiệp vì họ tìm thấy lợi ích phù hợp ở sản phẩm đó, họ an tâm sử dụng và có ý định gắn kết lâu dài với đạo đức kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện. Chỉ cần doanh nghiệp vẫn thực hiện đúng đạo đức kinh doanh cam kết một cách kiên định, thì mối quan hệ tương hỗ sẽ xuất hiện:

  • Khi nhắc đến thương hiệu doanh nghiệp, khách hàng sẽ nhớ ngay đến đạo đức kinh doanh mà doanh nghiệp áp dụng.

  • Khi muốn sở hữu đạo đức kinh doanh tương tự, khách hàng cũng sẽ tin tưởng lựa chọn thương hiệu doanh nghiệp

3.4. Quyết định hành động nhanh và hiệu quả

Rất nhiều tình huống phát sinh buộc nhân sự doanh nghiệp phải hành động nhanh. Chẳng hạn phát sinh tình huống mà giữa hàng hóa và nhân viên vận chuyển chỉ có thể chọn một. Nếu đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp đã nêu rõ ưu tiên con người thì hàng hóa sẽ được từ bỏ, bảo vệ tính mạng người. Không phải do dự mất thời gian, có khi còn thiệt hại cả hàng và người.

3.5. Góp phần xây dựng và phát triển xã hội

Đạo đức kinh doanh hướng cá nhân và tổ chức kinh doanh đến những điều thiện lành dành cho xã hội như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng… Vừa tạo lòng tin với xã hội, vừa lan tỏa ý thức sống tích cực vì người khác đến thế hệ tương lai.

Đạo đức kinh doanh là gì

>>> Bạn có thể quan tâm: Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh

4- Nguyên tắc trong đạo đức kinh doanh 

Mỗi cá nhân, tổ chức kinh doanh sẽ định hướng xây dựng tổ hợp quy tắc đạo đức kinh doanh khác nhau nhưng đều dựa trên những nguyên tắc giống nhau. Đó là:

4.1. Sự tin tưởng

Muốn tạo dựng được sự tin cậy, đạo đức kinh doanh phải nêu cao quy tắc về sự minh bạch, trung thực trong các hành vi kinh doanh, bao gồm cả quá trình sản xuất và giao tiếp. Niềm tin mang đến sự gắn kết lâu dài một cách tự nguyện:

  • Khách hàng tin cậy doanh nghiệp sẽ luôn lựa chọn sản phẩm

  • Nhân viên tin cậy doanh nghiệp sẽ luôn nỗ lực làm việc

  • Nhà nước tin cậy doanh nghiệp sẽ luôn tạo điều kiện mở rộng kinh doanh

4.2. Sự tôn trọng

Sự tôn trọng trong đạo đức kinh doanh thể hiện qua hành động giữ lời hứa, không thoái thác trách nhiệm, nhận sai và kiên quyết sửa sai như cam kết. Chúng ta đều là những con người bình thường, cũng sẽ có lúc mắc sai lầm, huống hồ khi phải vận hành cả một quy mô kinh doanh lớn. Khách hàng không khắt khe nhưng họ cần doanh nghiệp tương tác, thể hiện sự tôn trọng để biết rằng trong lòng doanh nghiệp, vị thế của khách hàng vẫn là ưu tiên.

4.3. Sự công bằng

Từ nhân viên đến khách hàng đều cần được đảm bảo sự công bằng trong các hành động của doanh nghiệp. Đừng bao giờ cho rằng khách hàng mua ít thì không cần tương tác, nhân viên ở bộ phận mang tính thủ tục thì không cần khen thưởng. Mỗi người trong số họ chính là một mắt xích tạo nên thành công cho hoạt động kinh doanh mà bạn đang nỗ lực phát triển.

4.4. Sự quan tâm

Đạo đức kinh doanh hướng đến những điều chân – thiện – mỹ trong kinh doanh, vì vậy, kiếm tiền và có đóng góp cho xã hội chỉ mớ là “chân” và “thiện”. Muốn trọn vẹn chữ “mỹ” thì cần có sự quan tâm đến những mặt cảm xúc, hỉ nộ ái ố của khách hàng, nhân viên, đối tác. Chính sợi dây tình cảm này sẽ là chất keo gắn kết bền chặt mọi người xung quanh với hoạt động kinh doanh của tổ chức.

Ví dụ về Đạo đức kinh doanh

5- Ví dụ thực tế về đạo đức kinh doanh (câu chuyện của Tony buổi sáng) 

Để hiểu rõ giá trị sâu sắc mà đạo đức kinh doanh mang lại, chúng ta hãy cùng chiêm nghiệm những câu chuyện thực tế đã và đang diễn ra trong hoạt động kinh doanh thường nhật sau đây:

5.1. “Bền như đồ Đức”

Nhà ai đã từng sở hữu một sản phẩm đến từ nước Đức như chảo, nồi, đồ điện tử… thì tin chắc trong vòng vài chục năm từ lúc sử dụng, bạn không phải thay cái khác, trừ khi bạn thích đổi mẫu mã. 

Chất lượng hàng hóa do Đức sản xuất luôn có độ bền cực cao, một phần do tính cách người Đức được xây dựng theo chủ nghĩa hoàn hảo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Kỷ luật của họ vô cùng nghiêm khắc, nền giáo dục hướng đến việc người học sẽ “tạo ra việc làm” thay vì chỉ cố học tốt để “xin việc làm”. Với họ chất lượng chính là đạo đức kinh doanh phải hướng đến, con đường làm giàu của người Đức không nhanh nhưng cực kỳ vững chắc.

Có câu chuyện kể, một phóng viên nước ngoài hỏi một quản lý người Đức “Người Đức chế tạo nồi dùng được hơn trăm năm. Bền như thế, khách đâu tới mua nữa. Sao các anh không làm chu kỳ sử dụng ngắn hơn, không phải vậy sẽ có thêm nhiều lợi nhuận hơn sao?".

Người quản lý trả lời: "Khách hàng tìm tới mua nồi của chúng tôi đều không phải mua lần thứ hai. Đó chính là tiếng lành đồn xa, nên rất nhiều người tới mua nồi của chúng tôi, và hiện tại chúng tôi vẫn đang tất bật hoàn thành đơn hàng!".

5.2. Chấp nhận sai và sửa sai như Toyota

Với những thương hiệu nổi tiếng thế giới, việc sai sót trong những thiết kế mới có thể khiến người tiêu dùng e ngại lựa chọn trong tương lai. Nhưng Toyota chấp nhận điều này, với họ, đạo đức kinh doanh hướng đến sự an toàn của khách hàng mới là ưu tiên hàng đầu.

Vì vậy, năm 2020, Toyota đã ra quyết định thu hồi hơn 3,4 triệu ô tô gồm các mẫu Corolla (2011-2019), Matrix (2011-2013), Avalon (2012-2018) và Avalon Hybrid (2013-2018) trên khắp thế giới để khắc phục lỗi túi khí không bung sau khi có những báo cáo về việc 02 khách hàng gặp sự cố.

Việc thu hồi thể hiện tinh thần trách nhiệm của Toyota trong đạo đức kinh doanh, không bưng bít, không đổ thừa, không thoái thác trách nhiệm. Hành động nhanh chóng này góp phần ngăn chặn tối đa nguy hiểm cho khách hàng, cũng là ngăn chặn những hệ lụy kinh doanh tiêu cực cho Toyota trong tương lai.

“Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” câu thơ của Đại văn hào Nguyễn Du vẫn trường tồn giá trị cho đến ngày nay. Với những quy tắc, nguyên tắc thực hiện đạo đức kinh doanh mà Ms. Uptalent vừa đề cập, tin chắc mỗi cá nhân và tổ chức kinh doanh đều ý thức sâu sắc tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh trong xây dựng niềm tin và lòng trung thành nơi khách hàng, nhân viên, đối tác.

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.