- 420k
- 1k
- 870
Cutting Manager là vị trí quản lý mà nhiều người theo ngành may mặc hướng đến. Đồng thời đây cũng là vị trí công việc có thể mang lại cho bạn cơ hội thăng tiến khá tốt. Để hiểu rõ hơn về công việc rất tiềm năng này, bạn đọc hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu Cutting Manager là gì và lộ trình thăng tiến từ Cutting Manager đến Quản lý sản xuất qua bài viết sau đây.
MỤC LỤC
1- Cutting Manager là gì?
2- Lộ trình thăng tiến từ Cutting Manager đến Quản lý sản xuất
2.1- Am hiểu quy trình sản xuất ngành may mặc
2.2- Nghiên cứu các phương pháp tổ chức sản xuất
2.3- Có các kỹ năng cần thiết của một Quản lý sản xuất
3- Sự khác nhau giữa Cutting Manager và Quản lý sản xuất
4- Các công ty FDI tìm kiếm những kỹ năng nào ở Cutting Manager?
Cutting Manager là người chịu trách nhiệm quản lý bộ phận cắt may trong các doanh nghiệp may mặc. Trách nhiệm của vị trí này là quản lý tất cả các công việc cắt may và giám sát năng suất hoạt động cắt may để báo cáo lại cho người quản lý sản xuất.
Cutting Manager cũng được xem là một trong những vị trí quản lý quan trọng tại các công ty may mặc. Bên cạnh các công việc liên quan đến chuyên môn may mặc thì họ cũng có trách nhiệm quản lý nhân sự trong bộ phận.
Dưới đây là những nhiệm vụ cụ thể mà Cutting Manager thường đảm nhận:
- Quản lý việc cắt các loại vải.
- Lên lịch cắt cụ thể cho từng mã hàng sao cho phù hợp với yêu cầu và kế hoạch sản xuất.
- Kiểm tra sơ đồ, rập và các thông tin liên quan đến mã hàng, dụng cụ để đảm bảo tính chính xác trước khi tiến hành cắt.
- Kiểm tra số lượng, chất lượng bán thành phẩm từng bàn cắt, mã hàng, phụ liệu và các vật tư khác nhằm đảm bảo bàn giao đầy đủ, đúng hạn các bán thành phẩm cần cho nhu cầu sản xuất.
- Bố trí và sắp xếp nhân viên trong xưởng cắt, kiểm tra đôn đốc tiến độ công việc cũng như giám sát chất lượng kỹ thuật.
- Làm việc thường xuyên với bộ phận kỹ thuật, bộ phận kho, bộ phận kế hoạch để đảm bảo định mức nguyên liệu sử dụng.
- Kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm trước khi cắt và trước khi giao qua bộ phận may luôn đảm bảo đạt chất lượng tối ưu.
- Báo cáo sản lượng cho Giám đốc sản xuất, quản đốc sản xuất.
Cutting Manager là một vị trí quản lý tại các công ty may mặc. Đồng thời đây cũng là một nấc thang quan trọng giúp bạn thăng tiến lên các vị trí cao hơn.
Từ vị trí Cutting Manager bạn có thể tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá. Sau một thời gian đảm nhận vị trí này bạn sẽ được cất nhắc lên vị trí Quản lý sản xuất.
Trong ngành may mặc, Quản lý sản xuất là vị trí chịu trách nhiệm giám sát quy trình sản xuất nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ, đúng thời hạn các sản phẩm may mặc với chất lượng tốt nhất, theo như yêu cầu của khách hàng.
Lộ trình thăng tiến từ Cutting Manager đến Quản lý sản xuất thường kéo dài vài năm. Thời gian dài hay ngắn còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực của mỗi người.
Quan trọng nhất là trong lúc đảm nhận vị trí Cutting Manager bạn phải có kế hoạch cụ thể để nâng cao năng lực bản thân. Cụ thể, bạn cần chủ động rèn luyện nhằm đáp ứng được các yêu cầu với vị trí Quản lý sản xuất sau đây:
Để trở thành Quản lý sản xuất ngành may mặc bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về quy trình sản xuất tiêu chuẩn của ngành này. Mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc điểm riêng về quy trình sản xuất. Nhưng việc nắm vững các tiêu chuẩn chung sẽ rất hữu ích với bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu về hàng hoá của công ty đối thủ trong cùng phân khúc để có những đánh giá khách quan nhất khi điều hành việc quản lý sản xuất.
Ngoài việc tìm hiểu về quy trình sản xuất của doanh nghiệp bạn cũng nên nghiên cứu các phương pháp sản xuất mới nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất. Bạn nên dựa vào kinh nghiệm thực tế và những điểm còn hạn chế để có đề xuất cải tiến quy trình sản xuất phù hợp. Chắc chắn bạn sẽ được cấp trên đánh giá cao khi làm như vậy.
Một người quản lý sản xuất thành công không thể thiếu các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng tổ chức sản xuất: kỹ năng này sẽ giúp bạn quản lý quy trình sản xuất trong doanh nghiệp hiệu quả và đạt năng suất cao hơn.
+ Kỹ năng giám sát: khối lượng công việc của quản lý sản xuất khá lớn và rất đa dạng. Vì vậy, bạn cần có khả năng giám sát tổng thể và nắm bắt từng chi tiết tốt. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp bạn hoàn thành công việc đúng hạn với chất lượng tốt nhất.
+ Kỹ năng giao tiếp: Quản lý sản xuất thường xuyên phải làm việc với đội ngũ sản xuất, cấp trên và nhân viên các bộ phận khác. Do đó, bạn cần có khả năng nói chuyện, truyền đạt thông tin tốt và có thể tạo dựng mối quan hệ với những đối tượng khác nhau.
>>>> Xem thêm: Quản lý sản xuất: mô tả công việc, kỹ năng và việc làm
+ Vai trò, trách nhiệm
Cutting Manager có trách nhiệm quản lý công đoạn cắt vải trong quy trình sản xuất tại các công ty may mặc. Đồng thời, vị trí này cũng là người quản lý đội ngũ nhân viên trong bộ phận cắt cũng như chịu trách nhiệm về năng suất và hiệu quả của bộ phận.
Trong khi đó, Quản lý sản xuất chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quy trình sản xuất trong các doanh nghiệp may. Vai trò của họ là đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ với hiệu suất tối ưu nhất.
+ Cấp quản lý
Cutting Manager là người đứng đầu bộ phận cắt, một khâu trong quy trình sản xuất của ngành may. Còn Quản lý sản xuất là người quản lý tổng thể quy trình sản xuất.
Nói đơn giản hơn là, Quản lý sản xuất là cấp trên của Cutting Manager. Trách nhiệm của Cutting Manager là báo cáo công việc hàng ngày cho người quản lý sản xuất.
+ Phạm vi công việc
Nếu như Cutting Manager chỉ phụ trách công đoạn cắt trong quy trình sản xuất thì Quản lý sản xuất phải quản lý tất cả các công đoạn sản xuất. Do đó phạm vi công việc của Quản lý sản xuất lớn hơn Cutting Manager rất nhiều.
Cutting Manager là vị trí quản lý có đòi hỏi cao về chuyên môn cắt may. Để đảm nhận vai trò này bạn cần am hiểu về kỹ thuật cắt cũng như có kinh nghiệm sử dụng các loại máy móc thực hiện việc cắt nguyên liệu.
Thông thường Cutting Manager phải có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong ngành may mặc và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm quản lý tại vị trí tương đương.
Nếu bạn đã từng làm việc tại các công ty FDI thì bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn các ứng viên khác khi ứng tuyển.
Khi làm việc tại các công ty FDI, bạn sẽ phải làm việc với sếp là Expat (người nước ngoài). Do đó, bạn sẽ cần giỏi ngoại ngữ để có thể trao đổi công việc, tiếp nhận nhiệm vụ từ cấp trên.
Nhiệm vụ của Cutting Manager là phải kiểm soát tốt chất lượng thành phẩm cắt. Bởi vậy, bạn cần nắm rõ các yêu cầu về số lượng, chất lượng, lịch trình cũng như các tiêu chuẩn khác về việc cắt nguyên liệu để có thể kiểm soát hiệu quả và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Số lượng công nhân trong bộ phận cắt thường rất lớn. Hơn nữa giữa họ có nhiều khác biệt về trình độ, tính cách, tuổi tác, vùng miền,… Do đó, trong vai trò của người quản lý, Cutting Manager phải nhận thức rõ điều này để có cách quản lý linh hoạt và có thể bình tĩnh ứng phó với những tranh chấp, xung đột có thể xảy ra.
Là người đứng đầu bộ phận cắt nên Cutting Manager có trách nhiệm hướng dẫn và đào tạo nhân viên trong bộ phận các kỹ thuật, quy trình cắt. Để làm được điều này, bạn cần có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc cắt nguyên liệu.
Khối lượng đơn hàng trong các doanh nghiệp may mặc thường rất lớn. Có nhiều đơn hàng phải thực hiện trong thời gian ngắn. Cũng có đơn hàng đòi hỏi kỹ thuật cắt phức tạp.
Trong khi đó nguồn lực con người và máy móc có giới hạn nhất định. Vì thế, Cutting Manager cần có khả năng ra quyết định tốt nhằm đảm bảo các kế hoạch sản xuất luôn hoàn thành đúng tiến độ. Đồng thời còn phải có khả năng xử lý vấn đề hiệu quả để có thể giải quyết nhanh chóng các sự cố bất ngờ.
Với những chia sẻ trên đây về vị trí Cutting Manager, chắc chắn bạn đã hiểu rõ hơn về công việc này. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân và có lộ trình thăng tiến hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet