- 420k
- 1k
- 870
Ngày nay, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với các chương trình CSR. Đồng thời, CSR cũng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp thúc đẩy sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Vậy, bạn đã hiểu CSR là gì? CSR bao gồm những trách nhiệm gì? Hay những lợi ích CSR có thể mang lại cho doanh nghiệp?
Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Ms Uptalent để giải đáp tất cả những điều trên bạn nhé!
MỤC LỤC:
1- CSR là gì?
2- CSR có phải bắt buộc?
3- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cụ thể gồm trách nhiệm gì?
4- Lợi ích đến từ việc thực hiện CSR là gì?
5- Ví dụ điển hình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
6- Lời kết
>>> Xem thêm: Việc làm Kế toán/ Kiểm toán
CSR là viết tắt của “Corporate social responsibility”, khi dịch sang tiếng Việt được hiểu là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Bạn có thể hiểu đơn giản, CSR là những cam kết của một doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh và những đóng góp của họ đối với việc phát triển kinh tế bền vững cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân viên, cộng đồng và xã hội.
Doanh nghiệp thực hiện CSR bằng cách điều chỉnh định hướng phát triển, tầm nhìn và các hoạt động liên quan nhằm mang đến những tác động tích cực cho đời sống xã hội.
Có nhiều cách khác nhau để doanh nghiệp áp dụng CSR vào quá trình hoạt động của mình. Trong đó có những biện pháp khá phổ biến như sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, thúc đẩy sự bình đẳng, đa dạng tại nơi làm việc, tôn trọng nhân viên, cống hiến cho cộng đồng,…
Khi tìm hiểu CSR là gì, bạn sẽ thấy vấn đề này liên quan đến những cam kết của doanh nghiệp về trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Vậy, câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp có bắt buộc phải thực hiện CSR hay không?
Thực tế, không có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện CSR. Và điều này đúng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tuy vậy, trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, những doanh nghiệp không quan tâm thực hiện CSR thường dễ đánh mất khách hàng. Do đó, CSR hiện được lồng ghép vào chiến lược kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp và trở thành yếu tố chủ chốt để doanh nghiệp tồn tại cũng như phát triển bền vững.
Bằng cách áp dụng CSR trong kinh doanh, các doanh nghiệp không những hoàn thành trách nhiệm với xã hội mà còn mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan cũng như toàn xã hội.
>>> Bạn có thể xem thêm: Vì sao doanh nghiệp cần thực hiện trách nhiệm xã hội?
Trách nhiệm xã hội chỉ là cách gọi chung. Thực tế khi phân tách ra nó bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau.
Xét trên khía cạnh kinh tế, doanh nghiệp cần có trách nhiệm với những đối tác và các bên liên quan với mình trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cụ thể, doanh nghiệp cần có trách nhiệm xã hội với:
Doanh nghiệp cần cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ luôn tốt nhất.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo tính an toàn về sức khỏe đối với các sản phẩm do mình sản xuất và cung ứng sản phẩm với mức giá phù hợp.
Doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc và phải quan tâm đến việc cải thiện chất lượng đời sống cho họ.
Những việc doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho người lao động có thể kể đến như đóng bảo hiểm đầy đủ cho người lao động, chi trả các khoản trợ cấp, phụ cấp theo đúng quy định, đảm bảo các điều kiện an toàn lao động,…
Với các đối tác, doanh nghiệp phải đảm bảo sự công bằng về mặt lợi ích cho họ. Điều này sẽ được thực hiện thông qua quá trình cung cấp hàng hoá, sản phẩm, phân bổ lợi nhuận đầu tư,…
Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ các quy định liên quan đến pháp luật như:
- Cạnh tranh.
- Bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ người tiêu dùng.
- Phát hiện, ngăn chặn các hành vi sai trái.
…
Thực hiện tốt những nghĩa vụ kể trên sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những nguy cơ về pháp lý. Đồng thời còn tạo nên cơ sở vững chắc để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ.
Doanh nghiệp phải đảm bảo các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh và phải trả lương công bằng, thỏa đáng cho người lao động.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần quan tâm tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi để nhân viên không ngừng phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp và kiến tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, minh bạch.
Doanh nghiệp cần có trách nhiệm nâng cao năng lực của nhân viên và phát triển nhân cách, đạo đức cho họ. Điều này sẽ góp phần phát huy các giá trị văn hoá doanh nghiệp và tạo nên một xã hội văn minh, công bằng.
Đồng thời, doanh nghiệp còn có trách nhiệm tạo ra công việc làm nhiều hơn cho người lao động. Từ đó có thể góp phần đưa nền kinh tế, xã hội ngày càng phát triển.
>>> Bạn có thể quan tâm: Sự chuyên nghiệp trong kinh doanh có vai trò gì?
Vấn đề trách nhiệm xã hội ngày càng được đề cao bởi những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp và cộng đồng.
Thực hiện CSR mang lại cho doanh nghiệp nhiều giá trị to lớn như:
Những doanh nghiệp đặt mục tiêu kinh doanh hướng đến cộng đồng và dành nhiều sự quan tâm cho các trách nhiệm xã hội luôn nhận được sự tin tưởng từ khách hàng và đối tác.
Thông qua các chiến lược CSR, độ uy tín của doanh nghiệp được nâng cao, đồng thời giá trị thương hiệu và vị thế trên thị trường cũng dần được khẳng định.
CSR khiến doanh nghiệp trở nên “văn minh” hơn và có danh tiếng nhất định trong mắt các nhà đầu tư. Vì vậy, những doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện trách nhiệm xã hội thường có khả năng thu hút đầu tư tốt hơn, họ cũng dễ dàng mở rộng, tiếp cận các nguồn vốn mới.
Bên cạnh đó, các hoạt động CSR còn là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp củng cố mối quan hệ với đối tác kinh doanh và nhà cung cấp.
Một trong những hoạt động thường thấy trong CSR là chuyển đổi các nguồn năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo, phổ biến nhất là năng lượng mặt trời.
Việc áp dụng những giải pháp tiết kiệm năng lượng này không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo các yêu cầu về chỉ số môi trường mà còn làm giảm chi phí, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
CSR có liên quan mật thiết với nhiều quy định pháp luật trong kinh doanh và các quy chuẩn xã hội. Vì vậy, một khi doanh nghiệp của bạn thực hiện nghiêm túc các cam kết trách nhiệm xã hội thì những phiền toái về pháp lý sẽ không còn đáng lo ngại nữa.
Một trong những lợi ích quan trọng khác mà CSR có thể mang đến cho doanh nghiệp là khả năng thu hút và giữ chân những nhân viên tài giỏi.
Nếu có đội ngũ nhân tài trong tay, doanh nghiệp của bạn có thể gia tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh cao hơn trước. Đồng thời, doanh nghiệp có thể sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội tạo ra những điều kiện thuận lợi để nhà quản trị quản lý hiệu quả các hoạt động trong công ty. Từ đó có thể đảm sự phát triển ổn định và bền vững cho doanh nghiệp trong dài hạn.
Các doanh nghiệp tích cực thực hiện CSR thường được chính phủ dành cho nhiều ưu đãi trong quá trình kinh doanh. Ví dụ như các ưu đãi về thuế, ưu đãi về quyền thuê đất, sử dụng đất,…
Bên cạnh những lợi ích đối với doanh nghiệp, CSR cũng mang tới cho cộng đồng nhiều lợi ích như:
Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ít nhiều gì đều tạo ra rác thải, khói bụi, nước thải,… Trong khi đó, bảo vệ môi trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp khi thực hiện CSR.
Vì vậy, việc doanh nghiệp quan tâm thực hiện CSR có thể khiến lượng chất thải trong sản xuất được cắt giảm và mang tới ý nghĩa lớn lao cho cộng đồng.
Trách nhiệm xã hội đề cao đạo đức kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn đến việc đáp ứng các nhu cầu xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm và từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
Trách nhiệm xã hội khiến doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn các vấn đề về đạo đức trong sử dụng lao động. Bằng chứng là họ sẽ luôn nỗ lực đảm bảo sự công bằng, bình đẳng tại nơi làm việc, đảm bảo các chế độ lương thưởng, bảo hiểm và thời gian làm việc phù hợp cho người lao động.
Doanh nghiệp thường chọn cách thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua việc quyên góp cho các chương trình hoặc tổ chức tình nguyện tại địa phương. Đây là cách cho thấy sự nghiêm túc của doanh nghiệp đối với CSR, đồng thời cũng đẩy mạnh sự phát triển của các hoạt động tình nguyện.
Khi đã nhận thức rõ tầm quan trọng của CSR là gì, các doanh nghiệp trên thế giới và cả ở Việt Nam đều chú trọng đầu tư cho các hoạt động trách nhiệm xã hội.
Dưới đây là một số ví dụ điển hình về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam:
Go Green là chương trình CSR về môi trường do Toyota Việt Nam tổ chức. Mục tiêu của chương trình là cung cấp cho cộng đồng những kiến thức về môi trường nhằm nâng cao ý thức của mọi người.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình Go Green tại đây.
Một cái tên phổ biến khác trong hoạt động CSR tại Việt Nam là Honda với chương trình “I love Vietnam”. Mục đích của chương trình này là cung cấp cho mọi người các kiến thức về luật giao thông và nâng cao ý thức về đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường.
Tập đoàn sữa nổi tiếng Vinamilk là một trong những tên tuổi nổi bật về CSR trong những năm qua tại Việt Nam.
Hiểu rõ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Vinamilk đã mang đến cho cộng đồng nhiều chương trình rất ý nghĩa như Vươn cao Việt Nam, Một triệu cây xanh.
Trên đây mới chỉ là 2 trong số rất nhiều các chương trình được Vinamilk tổ chức. Ngoài 2 chương trình này, công ty còn thực hiện rất nhiều các sự kiện, chương trình khác trên phạm vi cả nước.
Ngân hàng HSBC gây ấn tượng với khách hàng bởi rất nhiều chương trình CSR giúp đỡ cộng đồng như Future First, JA More Than Money,…
Từ những thông tin trên đây có thể hiểu rõ CSR là gì cũng như những ích lợi mà nó có thể đem đến cho doanh nghiệp và cộng đồng.
Điều quan trọng hơn là những lợi ích do việc thực hiện trách nhiệm xã hội mang lại có thể kéo dài rất lâu. Do đó, để đạt được thành công và phát triển trong môi trường đầy cạnh tranh, doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện CSR.
Nếu chỉ quan tâm đến lợi ích nhất thời mà bỏ qua trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ khó giành được chỗ đứng trên thị trường, tệ hơn còn có khả năng đối mặt với việc bị đào thải.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Ms Uptalent đã giúp bạn hiểu CSR là gì cũng như lợi ích của CSR mang lại cho doanh nghiệp. Từ đó, bạn cần không ngừng nâng cao kiến thức, sự hiểu biết của bản thân và những người xung quanh về CSR để đạt được kết quả tốt hơn trong quản lý kinh doanh. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: interne